Công tác chỉ đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa huyện thanh thủy tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 64)

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng THPT

2.4.3. Công tác chỉ đạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn

Mục tiêu bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên đứng lớp là nhằm nâng cao, hồn thiện trình độ chính trị, có đủ phẩm chất, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề trong dạy học và trong cuộc sống xã hội.

Để thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đang giảng dạy trong những năm gần đây của ngành giáo dục Phú Thọ nói chung và trường THPT Trung Nghĩa nói riêng được xác định là rất quan trọng và đã có sự chuyển biến tích cực. Cơng tác bồi dưỡng giáo viên thực hiện thơng qua chương trình bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng thay sách; bồi dưỡng giáo viên theo chuyên đề và được tiến hành theo ba phương thức: Bồi dưỡng tập trung; bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa. Các giáo viên đa số ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức và cập nhập kiến thức mới của nhân loại mà cụ thể đó là sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy…

Trong xu hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, ngoài các nội dung, hình thức bồi dưỡng giáo viên được Sở GD&ĐT tổ chức thì trường cũng chủ động áp dụng nhiều hình thức bồi dưỡng khác nhau (bồi dưỡng tại chỗ) phù hợp với điều kiện nhà trường, từng giáo viên. Thí dụ, tổ chức bồi dưỡng thơng qua hình thức kèm cặp, phân cơng những giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm kèm cặp giáo viên mới ra trường (hiện nay chủ trương này được đưa vào nghị quyết chi bộ và 100% giáo viên mới trong các nhà trường đều được phân công người kèm cặp), kế hoạch thao

giảng, dự giờ khơng phải làm theo những đợt phong trào mà có thời khóa biểu riêng và hoạt động này tổ chức hàng tuần, tháng và năm, có như vậy mới có đủ thành viên tham dự và góp ý. Trong năm qua, trường đã tổ chức được các lớp hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong đó có việc hướng dẫn soạn giảng bằng phần mềm Power point, Violet,… tổ chức các buổi hội thảo khoa học về dạy học tích hợp, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực và hội thảo về đổi mới phương pháp trong giảng dạy ở các bộ môn Ngữ văn và Lịch sử ở cấp tổ, trường và thời gian tới sẽ là các môn khác nhau tùy vào nhu cầu và điều kiện của các nhà trường.

Trường tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí và có cơ chế khuyến khích đối với người tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cũng như dài hạn và theo học những bậc học cao hơn. Trong những năm qua, mặc dù đội ngũ giáo viên cịn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng số giáo viên tham gia học Thạc sĩ ngày càng nhiều hiện có 6 giáo viên học.

Với việc xác định được tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, lãnh đạo nhà trường đã có nhiều hình thức, sáng kiến mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của nhà trường và của cá nhân giáo viên. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường THPT Trung Nghĩa vẫn cịn bị động, cịn mang tính “ hình thức”. Nên khi vận dụng thì lúng túng, hiệu quả chưa đạt theo mong muốn của giáo viên và ngay cả nhà quản lí.

2.4.4. Cơng tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Hiện nay ở trường THPT Trung Nghĩa thực hiện việc đánh giá giáo viên vào cuối mỗi năm học theo các bước như sau:

- Giáo viên viết bản tự nhận xét, kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ được giao từ đầu năm học như: phẩm chất chính trị, hiệu quả cơng việc được giao; đạo đức, tư cách, lối sống; khả năng phát triển về chuyên mơn, nghiệp vụ, năng lực quản lí và hoạt động xã hội của mỗi cá nhân.

mơn cũng như bình bầu danh hiệu thi đua theo tiêu chuẩn, danh hiệu: chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Lao động tiên tiến, giám đốc tặng bằng khen, giấy khen…)

- Sau khi có kết quả xếp loại, danh hiệu thi đua từ tổ chuyên môn đối với từng cá nhân, hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường (Hiệu trưởng làm trưởng ban thi đua, chủ tịch công đồn làm phó ban cùng một số giáo viên có thâm niên và uy tín, tổ chức đoàn thể trong nhà trường làm ủy viên) đánh giá xếp loại và công khai kết quả xếp loại và bình xét thi đua của giáo viên trước phiên họp của Hội đồng nhà trường và báo cáo lên cơ quan quản lí cấp trên bằng văn bản.

- Giáo viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu khơng nhất trí với đánh giá của hội đồng thi đua nhà trường.

Bên cạnh đó, đánh giá giáo viên dựa vào danh hiệu giáo viên giỏi ở các cấp: cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Việc đánh giá công nhận danh hiệu giáo viên giỏi thường được tiến hành qua các hội thi giáo viên giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh.

Như vậy, có thể thấy rằng việc đánh giá giáo viên hàng năm của trường THPT Trung Nghĩa đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc kích thích tinh thần làm việc của giáo viên cũng như giúp họ sớm nhận ra những thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhưng có thể nhận thấy cơng tác kiểm tra, đánh giá vẫn cịn mang tính phong trào, hình thức, và mang tính thi đua là chủ yếu.

Tóm lại, cơng tác kiểm tra, đánh giá chưa giúp được nhiều đội ngũ giáo viên tự đánh giá năng lực nghề nghiệp của bản thân để xây dựng cho mình kế hoạch tự bồi dưỡng, tự phấn đấu để nâng cao trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của xã hội và thực tế chỉ khi giáo viên tự nhận thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình và đánh giá được sự tiến bộ của bản thân thì họ sẽ tự thúc đẩy mình vươn lên với lịng tự trọng và tinh thần tự giác.

2.4.5. Những thành công và thiếu sót về công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Trung Nghĩa tỉnh Phú Thọ. Được thể hiện qua bảng SWOT sau

Điểm ma ̣nh

S

Điểm yếu

W

Cơ hơ ̣i

O

Thách thức

T

Hình 2.1: Mơ hình SWOT

2.4.5.1. Những thành công (Strenghts) trong cơng tác bồi dưỡng có thể nhận thấy đó là

- Đội ngũ giáo viên không ngừng được tăng thêm cả về chất lượng đáp ứng được yêu cầu của công việc, mục tiêu giáo dục đã đề ra. Số lượng giáo viên tham gia các khóa học, bậc học để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cao hơn năm trước. Hiện nay nhà trường đã có 01 tiến sĩ và 09 thạc sĩ. Điều này chứng tỏ rằng đội ngũ giáo viên của các nhà trường trong những năm qua phát triển không ngừng.

- Công tác tuyển dụng của Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ, trong quá trình tuyển dụng coi trọng đến nhu cầu của nhà trường và chất lượng của các ứng viên nên kết quả tuyển dụng về cơ bản đúng đối tượng đảm bảo cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu thực tế của nhà trường.

- Việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên về cơ bản là phù hợp và đúng với trình độ chun mơn giáo viên được đào tạo tại các trường đại học. Vì thế đã phát huy và khai thác được khả năng, sở trường của từng giáo viên.

- Nhà trường đã xác định tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học…cho đội ngũ giáo viên thông qua các biện pháp như bồi dưỡng tại chỗ, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí đi học, tham quan học hỏi từ các đơn vị trường bạn…

- Đội ngũ giáo viên nhà trường có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, u nghề, gắn bó với nghề; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện; Đồn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm tốt góp phần vào sự nghiệp “trồng người”.

- Đội ngũ giáo viên năng động và sáng tạo, có ý thức vươn lên trong cuộc sống, khẳng định được chun mơn; phần lớn thích ứng nhanh với sự đổi mới của ngành giáo dục về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình và sách giáo khoa. Số giáo viên có tuổi nghề cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm là lực lượng có vai trị quan trọng trong giảng dạy và góp phần khơng nhỏ vào việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các nhà trường.

- Thông qua giảng dạy và các hoạt động phong trào, nhà trường đã phát hiện ra được những giáo viên có triển vọng để đào tạo, bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán của trường. Tập thể đội ngũ giáo viên nhà trường là một tập thể đoàn kết được học sinh và phụ huynh tin yêu.

Tóm lại, Cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Trung Nghĩa trong những năm qua tăng lên về chất lượng ngày càng được nâng lên, thể hiện qua số tiết dạy được xếp loại giờ dạy khá, giỏi chiếm tỉ lệ cao, số giáo viên được xếp thi đua đạt tốt, khá chiếm tỉ lệ cao; số học sinh đậu tốt nghiệp và thi vào các trường đại học, cao đẳng năm sau cao hơn năm trước,

và thứ tự của trường trong Sở về chất lượng giáo dục đã vượt qua một số trường mang tên huyện. Tuy nhiên để theo ki ̣p sự tiến bô ̣ của xã hô ̣i đòi mỗi giáo viên phải không ngừng nỗ lực

2.4.5.2. Những thiếu so (Weaknesses) trong thực trạng phát triển giáo viên ́ t

Bên cạnh những tính ưu việt của cơng tác tuyển chọn giáo viên trong những năm qua cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như:

Công tác tuyển chọn giáo viên cịn bị động, bất hợp lý, chưa có tiêu chí cụ thể, chính sách thu hút và điều kiện dàng buộc chưa thiết thực làm ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của nhà trường.

Việc tuyển chọn giáo viên ngồi trình độ chun mơn còn phụ thuộc vào nguồn tuyển, chế độ chính sách, tâm lý an tâm cơng tác nên chưa tuyển chọn được các giáo viên giỏi.

Số giáo viên cần tuyển so với nhu cầu thực tế của nhà trường còn nhiều bất cập về cơ cấu, năng lực đặc biệt là loại hình hợp đồng lao động, chế độ đãi ngộ chưa thu hút được giáo viên an tâm công tác lâu dài.

Đây là những nhiệm vụ cần phải được nhà trường khắc phục để có được kế hoạch tuyển chọn đội ngũ giáo viên phù hợp trong thời gian tới, thực tế do tình trạng cơ cấu chưa hợp lý giáo viên, đặc biệt là giáo viên các bộ môn khoa học tự nhiên, trường đã vận dụng khá nhiều biện pháp khác nhau. Và tất nhiên là ảnh hưởng đến tính ổn định, tính kế hoạch và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.Mặc dù với trách nhiệm, cách làm việc khoa học, công bằng và sự khắc phục khó khăn nhưng q trình phân công, sử dụng đội ngũ giáo viên vẫn cịn tồn tại một số bất cập:

Cơng tác phân công, sử dụng giáo viên không được công khai, vẫn thiên về ưu tiên giáo viên có thâm niên, giáo viên trẻ ít được thử thách như công tác chủ nhiệm, giảng dạy các lớp chọn, các lớp cuối cấp… từ đó dẫn đến nội bộ tập thể sư phạm chưa thật sự đồn kết, bầu khơng khí sư phạm chưa thật sự “trong lành”, tâm lý an tâm cơng tác và gắn bó lâu dài với trường của một số giáo viên trẻ có năng lực cịn hạn chế.

Công tác phân công, sử dụng giáo viên của lãnh đạo nhà trường mang tính chủ quan, làm cho một số giáo viên bị động trong việc lên kế hoạch giữa công việc nhà trường với công việc cá nhân, điều này cũng đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công tác của đội ngũ giáo viên.

Nhà trường chưa chú trọng công tác tuyên truyền về phương pháp tự bồi dưỡng đối với mỗi giáo viên, một số giáo viên tự giác họ coi đó là nhiệm vụ, cách để nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm, họ tự bồi dưỡng bằng nhiều cách như trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, nghiên cứu tài liệu, sưu tầm các bài, đề bài trên internet… trong khi đó một bộ phận giáo viên lại chỉ trơng chờ vào các đợt bồi dưỡng tập trung.

Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng của nhà trường cũng như cấp trên còn chưa sát thực tiễn những vấn đề giáo viên cần trong hoạt động dạy học hàng ngày; nội dung sơ sài và thường mang tính truyền đạt một chiều chủ yếu là báo cáo viên thuyết trình khơng có sự tranh luận cấp thiết.

Đội ngũ báo cáo viên chưa thật sự nghiên cứu sâu nội dung, tài liệu bồi dưỡng nên chỉ truyền đạt mang tính định hướng; khơng cùng giáo viên làm sáng tỏ vấn đề. Các đợt bồi dưỡng thường được tiến hành theo kiểu báo viên thuyết trình, giáo viên ghi chép, người giảng tranh thủ truyền đạt thông tin càng nhiều càng tốt, người nghe cố gắng ghi chép càng nhiều càng hay.

Mặc dù được quan tâm của Sở GD&ĐT, của Huyện ủy, nhưng ở một số bộ mơn vẫn cịn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về cơ cấu, chất lượng chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới. Việc thiếu giáo viên ở từng môn đã ít nhiều ảnh hưởng đến kế hoạch chung của nhà trường và đến chất lượng, hiệu quả giáo dục học.

Cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ giáo viên còn thiếu người đi trước, thiếu bóng cây cổ thụ nên khoảng trống trong việc chuyển giao “lớp kế cận”. Trong khi đó đội ngũ giáo viên trẻ năng động, sáng tạo có trình độ chun mơn cao nhưng hạn chế về khả năng sư phạm chiếm số lượng lớn,

điều này đã ảnh hưởng nhất định đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Người xưa thường nói về năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là “giáo già, ca trẻ”.

Đa số giáo viên nhận thức đúng về chủ trương, đường lối; chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục, một số có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và ứng dụng cộng nghệ thông tin, tổ chức ngoại khóa, đổi mới cách ra đề thi; đổi mới phương pháp dạy học với xu thế lấy học sinh làm trung tâm…Nhưng bên cạnh đó, khơng ít giáo viên ngại sự đổi mới, vẫn dạy theo phương pháp cũ, phương pháp truyền thống thiên về thầy đọc – trò chép, coi vai trò của người thầy là trung tâm. Điều này dẫn đến chất lượng giáo dục không được nâng lên, học sinh chưa chủ động; tích cực và hứng thú say mê trong học tập.

2.4.6. Những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác phát triển đợi ngũ giáo viên trường THPT Trung Nghĩa tỉnh Phú Thọ

2.4.6.1. Thuận lợi (Opportunities)

- Có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên thông qua việc ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định quan trọng như: Nghị quyết TW 2 khóa VIII, Kết luận của Hội nghị TW 6 khóa IX; Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư… cũng như sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT và các cấp chính quyền. Song nguyên nhân cơ bản nhất là sự đồn kết nhất trí cao, sự quyết tâm phấn đấu của mỗi cá nhân giáo viên đối với nhiệm vụ được giao.

- Đội ngũ cán bộ quản lí trường năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế nhà trường, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá một cách khoa học. Sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần đối với đội ngũ giáo viên của lãnh đạo nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT trung nghĩa huyện thanh thủy tỉnh phú thọ trong đổi mới giáo dục (Trang 64)