Đọc hiể uý nghĩa tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh của tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 26)

1.2.2 .Tầng cấu trúc hình tượng thẩm mỹ

1.2.3. Đọc hiể uý nghĩa tầng cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh của tác

phẩm văn chương

Thế giới tư tưởng rất đa dạng về khuynh hướng và giá trị. Tư tưởng thẩm mĩ trong TPVC có một số nét gần gũi với tư tưởng nói chung, nó xác lập cách nhìn thế giới thực tại và con người thành những quan điểm làm chỗ dựa cho sự phát triển, hoàn thiện nhân cách trong tương lai. Tư tưởng ấy chi phối tình cảm thẩm mĩ của con người. Thể hện trong cách đánh giá và thị hiếu của mỗi người, tạo nên khả năng riêng để nhận thức thế giới.

Tư tưởng thẩm mĩ chính là kết quả của những suy tư và sự bừng sáng linh cảm, là sự nghiền ngẫm, trải nghiệm để vươn tới giá trị tinh thần. Tư tưởng thẩm mĩ trong TPVC “ln tìm kiếm và muốn sống trong cuộc đời trần thế sinh

động, đa dạng, mang tính người mà tình thương là thứ tôn giáo uy nghi nhất, được thực hiện trong đời sống thường nhật của con người” [17, tr. 54].

Sức sống của tác phẩm, giá trị lâu bền với người đọc là do độ sâu sắc của cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ. Tuy nhiên cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm không tách rời cấu trúc ngơn ngữ và cấu trúc hình tượng nghệ thuật. Giá trị lớn lao của tác phẩm văn chương chính là đạt tới “tư tưởng thẩm mỹ” và “ý vị nhân sinh”.

Từ đó, GS Nguyễn Thanh Hùng đã khẳng định, “Cấu trúc tư tưởng thẩm

mỹ đã tổ hợp được tính hạn định của cấu trúc ngơn ngữ và cấu trúc hình tượng, đã dung hịa được tính lịch sử và tính mở của tác phẩm. Nó là loại cấu trúc khơng có hình thức xác định cụ thể nhưng bằng cảm xúc trí tuệ và sụ cảm nhiễm thẩm mỹ, người đọc có thể nhận ra dần về số mệnh con người, sứ mệnh lịch sử và thời đại cũng như cõi nhân sinh chứa trong tư tưởng và ý vị của tác phẩm”

[15, tr. 31]. Đồng thời GS cũng chỉ ra, quan trọng hơn cả của hiểu TPVC là phát hiện ra và đánh giá mối quan hệ hữu cơ giữa ba tầng cấu trúc trong tính chỉnh thể và toàn vẹn của tác phẩm. Tri thức cần có để đọc - hiểu mối quan hệ phức tạp đa dạng”.

Từ những vấn đề có tính chất lý luận trên, GS đưa ra những bài học sư phạm bổ ích “Dạy đọc hiểu là dạy người tiếp nhận cách thức đọc ra nội dung

những mối quan hệ ngày càng bao quát văn bản” [13 tr. 88].

1.3. Kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm văn chƣơng

1.3.1. Kĩ thuật đọc - hiểu

Quan tâm đến vấn đề kỹ thuật đọc - hiểu là tìm kiếm những giải pháp tinh tường để hướng dẫn thực hành đọc - hiểu. Kỹ thuật đọc - hiểu nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện các biện pháp đọc - hiểu. “Sự tiếp xúc ban đầu với tác phẩm khi

đọc văn bao giờ cũng là sự truyền đạt và chế ngự để tiến tới kĩ thuật đọc văn bản gồm những kĩ năng đọc gắn liền với việc hiểu biết ý nghĩa của những dấu hiệu - đặc điểm nghệ thuật nhất định trong chức năng nghệ thuật của chúng" [13, tr. 65].

Đọc trở thành nền tảng của hầu hết mọi thứ trong cuộc sống của học sinh. Vì vậy, hiểu rõ chức năng của các phương tiện trình bày nghệ thuật cũng như năng lực nắm vững những hiểu biết chính và tầm quan trọng của cách thức thể hiện tác phẩm với nội dung sẽ là bước khởi đầu tốt cho việc dạy kĩ thuật đọc. Nắm được kỹ thuật đọc hiểu thì sẽ có kỹ năng đọc và biết cách tổ chức việc học tập, bồi dưỡng kiến thức của mình đạt kết quả cao hơn, tiết kiệm được sức lực và thời gian.

Ngoài cách đọc từng mặt, từng phần, cịn có cách đọc tóm tắt, đọc chéo, đọc lướt, đọc thầm. Đọc rất nhiều lần để tái hiện và làm quen với hiện thực đời sống, cảnh tượng và tâm tình được lựa chọn. Kĩ thuật đọc bao gồm tốc độ đọc và tính đúng đắn của sự đọc. Cụ thể hơn là kỹ thuật phát âm, nhịp điệu, ngữ điệu, giọng điệu giúp HS ghi nhớ văn bản được thuận lợi.

Đọc - hiểu đi kèm với đọc bộc lộ để trình bày kết quả cảm hiểu của mình. Mỗi mức độ hiểu được thể hiện bằng một mức độ đọc nhất định. Trước hết hãy

dạy cho HS cách đọc đúng. Đọc đúng lại tập trung ở hai khía cạnh: đọc đúng âm và đúng thể loại đặc trưng của tác phẩm. Sau đó, cần phải tiến tới đọc hay. Đọc hay là biết đọc xuyên tầng ngôn ngữ để thấy ý tưởng đằng sau, là bước vượt qua tự nhiên ranh giới ngôn ngữ và văn học từ thông tin nội dung bề mặt đến thông tin bề sâu. Đọc hay là phải biết phối hợp đọc đúng với việc tạo giọng điệu của tác phẩm trong thể loại và những phương thức biểu đạt khác nhau. Đọc hiểu, theo GS. TS Nguyễn Thanh Hùng có 3 dạng đọc chính.

1.3.1.1. Đọc kỹ

Đây là cách đọc địi hỏi phải đọc nhiều lần, đọc khơng bỏ sót một đơn vị nào của văn bản. Những hoạt động và thao tác của đọc kỹ là đọc để giới hạn quang cảnh xã hội và những vấn đề của nó. Cần chú ý các thao tác đọc phân loại và hệ thống hoá từ ngữ, hình ảnh để tái hiện không gian và thời gian. Đọc để tìm vấn đề (có tính vấn đề) của con người qua việc xác lập đường dây sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với nhân vật văn học.

1.3.1.2. Đọc sâu

Đọc để biểu hiện, làm bộc lộ mối liên hệ, thống nhất nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật, của trí tuệ và tình cảm ngày càng bao qt trọn vẹn văn bản. Những hoạt động và thao tác đọc sâu tác phẩm là:

- Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ, của hình ảnh, sự kiện của thế giới suy tư và tâm tình nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong giao tiếp với môi trường sống của nhân vật trong tác phẩm;

- Đọc và thống kê những mối quan hệ giữa nhân vật với sự kiện, tình huống chính. Phân loại và hệ thống hố nhân vật theo mối quan hệ đồng hướng và nghịch hướng theo kiểu hoà giải và xung đột để xác định nhân vật (tính cách hoặc trữ tình) trung tâm;

- Đọc âm vang để nhận ra giọng điệu của tác phẩm;

- Đọc và sơ đồ hoá mạng lưới hệ thống giữa các yếu tố hình thức và nội dung, bộ phận và toàn thể, chi tiết và chỉnh thể, giữa các tầng chuyển hoá bố cục và kết cấu, bên ngoài và bên trong tác phẩm để tìm ra kiểu tư duy nghệ thuật và

phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm;

- Đọc và tham khảo thời điểm sáng tác chặng đường nghệ thuật, sự chuyển biến tư tưởng của nhà văn để xác định cảm hứng sáng tác của nhà văn trong tác phẩm;

- Đọc những hồi kí và ghi chép của tác giả về quá trình sáng tạo tác phẩm và đọc những bài nghiên cứu phê bình tác phẩm;

- Đọc nhiều lần để hóa giải những băn khoăn ngộ nhận về một số điểm sáng thẩm mĩ và chi tiết nghệ thuật chưa có lời đáp phù hợp với văn cảnh và văn bản, với bối cảnh thời đại và lẽ sống.

1.3.1.3. Đọc sáng tạo

Đọc để bổ sung những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Đọc biểu hiện sự đánh giá thưởng thức giá trị vĩnh hằng của tác phẩm.

Những hoạt động và thao tác đọc sáng tạo:

- Đọc tái hiện lại chặng đời của hình tượng nhân vật trung tâm, khái quát sự vận động của hình tượng nhân vật trung tâm và khái quát sự vận động của hình tượng từ đầu cho đến hết tác phẩm;

- Đọc nhận ra giá trị và ý nghĩa của tác phẩm đối với đời sống. Phân tích và đánh giá ý nghĩa thời đại lịch sử, ý nghĩa xã hội, đạo đức và ý nghĩa nghệ thuật thẩm mỹ của hình tượng đối với quá khứ, hiện tại và tương lai;

- Đọc phát hiện và kết nối những yếu tố ngoại đề trữ tình với giọng điệu và tun ngơn nghệ thuật về con người cùng với thái độ chính trị, tư cách cơng dân của tác giả. Đọc để khái quát thành sức sống, tiềm năng sáng tạo của hình tượng trung tâm trong tác phẩm. Đọc cắt nghĩa và bình luận thuộc tính nghệ thuật khách quan, ổn định của các tác phẩm theo quan điểm văn hoá truyền thống;

- Đọc tác phẩm và cân nhắc chiều hướng định giá giữa lịch sử tiếp nhận và tiếp nhận cá nhân trên nền tảng văn hoá hiện đại.

Đọc mang tính nghệ thuật, hình thức này khơng phải là mục đích của nhà trường mà chỉ nên khuyến khích những học sinh có năng khiếu tự vươn mình

lên bởi một điều đơn giản năng khiếu là tài sản trời cho, khơng phải ai cũng có được và khơng thể bắt người ta xúc động khi khơng có sự nhạy cảm và tinh tế ở trong lòng. Theo GS. TS Nguyễn Thanh Hùng, không nên nhầm lẫn giữa đọc diễn cảm với đọc nghệ thuật bởi vì nghệ thuật được hiểu ở phạm trù quá rộng lớn. Nếu hiểu nghệ thuật là đọc có kèm theo cử chỉ, nét mặt, điệu bộ thì càng xa rời với đọc - hiểu trong nhà trường mà chỉ phù hợp với loại hình sân khấu.

1.3.2. Kĩ năng đọc hiểu

Kĩ năng đọc hiểu giúp cho người GVcó cách thức hướng dẫn HS đọc hiểu một cách khoa học. Người đầu tiên có đóng góp và đưa ra những kiến giải rất khoa học cho vấn đề kĩ năng đọc hiểu là GS. TS Nguyễn Thanh Hùng. Trong cuốn “Kỹ năng đọc hiểu văn” tác giả đề xuất bốn kỹ năng đọc hiểu TPVC.

1.3.2.1. Kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương

Đọc chính xác là hành động đọc quan trọng của lao động trí tuệ. Trong đọc văn, đọc chính xác là kĩ năng đọc hiểu cơ bản đầu tiên, thuộc về nhận thức cái đúng cái sai. Nó khơng phụ thuộc vào thiện cảm riêng của người đọc. Đồng thời kĩ năng này sẽ duy trì và đảm bảo về nội dung và phương pháp, những giá trị chân lý của đời sống và chân lí nghệ thuật của tác phẩm. Rèn luyện lĩ năng đọc chính xác văn bản nghệ thuật ngơn từ sẽ khích lệ niềm tin vào bản thân HS và sự tin tưởng vào giá trị chân thiện mĩ của TPVC. Muốn đạt được đích đó u cầu của các kỹ năng đọc chính xác trong đọc - hiểu tác phẩm văn chương là phải nắm vững những gì cần hiểu về ngơn từ trong mối quan hệ văn cảnh.

Chẳng hạn bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (SGK Ngữ văn 7) của nhà thơ làng Yên Đổ, câu thơ “Đầu trò tiếp khách trầu khơng có” có thể có người đọc là “Đầu trị tiếp khách trầu khơng, có”; cũng có thể đọc là “Đầu trò tiếp khách

trầu, khơng có”. Nhưng cách đọc chính xác phải là “Đầu trị tiếp khách trầu, khơng có”. Ta biết bài thơ là tâm sự của nhà thơ Nguyễn Khuyến, nụ cười hóm

hỉnh của nhà thơ giãi bày với bạn già của mình về cảnh ngộ. Sau tất cả những lễ nghi cứ bị bóc dần, bóc dần nói tới nhiều “cái khơng”: Trẻ khơng có nhà lấy ai mà sai vặt; chợ thì xa; ao có nhưng nước lớn, gà có nhưng rào thưa; cải, cà, bầu,

mướp,… tất cả đều ở dạng tiềm năng để rồi khẳng định một "cái có" là Tình bạn.

Ta nghèo nhưng dễ gì sánh nổi tình bạn cao khiết, chân thành của đơi bạn già. Như vậy, đọc chính xác chính là cách đọc đúng âm, đúng chính tả, khơng đọc nhầm, đọc ngọng.

Ngồi ra, kỹ năng đọc chính xác cịn địi hỏi người đọc phải tinh mắt

không được bỏ sót một từ nào, thậm chí từng dấu câu hay dấu phân cách dòng, đoạn, khổ của văn bản. Qua đó, người đọc nắm được ý nghĩa của từ, của

câu, của đoạn và tìm thấy mạch ý của tác phẩm.

Trong chương trình Ngữ văn THCS ở lớp 9 có bài “Bài thơ về tiểu đội xe

khơng kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, khi đọc hai câu thơ sau:

Ung dung / buồng lái / ta ngồi, (2 / 2 / 2) Nhìn đất / nhìn trời / nhìn thẳng (2 / 2 / 2)

Cần đọc đúng nhịp 2/2/2 ở hai dòng thơ. Đây là nhịp cân đối, đều đặn; thanh điệu là các thanh bằng…đã tạo ra sự cân bằng, đều đặn của đoàn xe, mà sâu xa là sự chủ động, bình tĩnh, tự tin của người lái. Như vậy là bất chấp bom giật, bom rung của kẻ thù, ngồi trong ca bin của những chiếc xe khơng kính, những người lính - những chàng trai trẻ mười tám đơi mươi vẫn bình tĩnh, tự tin, hiên ngang trên đường ra trận. Đọc chính xác là chính xác cách ngắt nhịp, thanh điệu của dịng thơ để từ đó tốt lên tư thế bình tĩnh, hiên ngang của những người lính lái xe.

Trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cần hướng dẫn cho HS cách đọc với giọng thong thả, cần chú ý đến sự biến đổi trong cách ngắt nhịp để ngắt giọng cho đúng:

Một mai / một cuốc / một cần câu (2 / 2 / 3) Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ (2 / 5) Người khôn / người đến chốn lao xao (2 / 5)

Đọc đúng để thấy cái ung dung tự tại, cái thâm trầm hóm hỉnh pha chút mỉa mai của một cốt cách thanh cao, tự tại khơng bị xui khiến vào vịng danh lợi.

kiểu câu ấy với cách ngắt nhịp ấy. Làm rõ được điều này người đọc đã tiến thêm một bước để hiểu phần chìm, phần hàm ngơn của tác phẩm, tức là hiểu được chủ ý của nhà văn.

Mục đích của kỹ năng đọc chính xác trong đọc hiểu là hiểu được nhiều những gì cần hiểu để thu nhận tối đa ý nghĩa của TPVC. Trong đó, phải nâng cao dần tốc độ đọc, phải làm chủ thời gian đọc. Người đọc cũng làm quen với hành động đọc trên dịng, đọc giữa dịng, đọc ngồi dịng (trình bày ở phần sau). Vận dụng đọc lướt qua để nắm nhanh ý tưởng chủ đạo của tác phẩm bằng khả năng tổng giác. Đọc nhanh để thâu tóm nội dung bề mặt hình thức thể loại một cách tập trung để tránh lẫn lộn về phương thức mô tả đời sống.

Nhờ sự tập trung cao độ của thị giác, người đọc thu gọn cả trang sách với tốc độ tối ưu mà không xa rời điểm nhấn.

Hành động đọc nhanh loại bỏ được cách đọc theo thứ tự từng dòng một. Như vậy để nâng cao kỹ năng đọc chính xác trong đọc hiểu TPVC người đọc phải cố gắng tích cực học đọc tồn cảnh, đọc hết, đọc chéo, đọc lướt, đọc nhanh, đọc kỹ. Đồng thời phải tránh hành động đọc vội, đọc qua loa, đọc chiếu lệ, đọc nhảy cóc, đọc phân tán, đọc sai, đọc nhầm, đọc ngọng (địa hạt đọc ngôn ngữ).

1.3.2.2. Kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương

Quá trình đọc hiểu phải vượt qua giới hạn đọc ngôn ngữ sang đọc văn. Yêu cầu này đòi hỏi người đọc phải đi sâu vào thế giới nghệ thuật ngôn từ theo phép chuyển nghĩa, ẩn dụ, tượng trưng, biểu tượng nghệ thuật trong TPVC.

Yêu cầu cao hơn của kĩ năng đọc - hiểu TPVC (đọc chính xác), đó chính là kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu. Đây là kỹ năng có vị trí quan trọng và ý nghĩa to lớn quyết định hiệu quả đọc hiểu. Theo GS. TS Trần Đình Sử, thực chất của đọc hiểu tác phẩm nghệ thuật là “phân tích văn bản nghệ thuật ấy”.

Muốn nâng cao kỹ năng đọc phân tích trong đọc hiểu TPVC, người học phải quan tâm đến những nét mới lạ của từng cơ cấu liên tưởng qua hình ảnh cụ thể.

Kỹ năng đọc phân tích tạo ra năng lực đọc tốt nhất và hoàn chỉnh nhất.Tuy nhiên, thực hiện kỹ năng đọc phân tích phải cần nhiều thời gian. Do

đó, kỹ năng đọc phân tích chủ yếu nên luyện tập ở nhà và củng cố trong suốt quá trình đọc hiểu TPVC. Đọc phân tích trước tiên và trên hết phục vụ cho đọc hiểu. Hành động đọc quan trọng đối với việc hình thành kĩ năng đọc phân tích chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 26)