1.2.2 .Tầng cấu trúc hình tượng thẩm mỹ
1.3. Kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương
1.3.2. Kĩ năng đọc hiểu
Kĩ năng đọc hiểu giúp cho người GVcó cách thức hướng dẫn HS đọc hiểu một cách khoa học. Người đầu tiên có đóng góp và đưa ra những kiến giải rất khoa học cho vấn đề kĩ năng đọc hiểu là GS. TS Nguyễn Thanh Hùng. Trong cuốn “Kỹ năng đọc hiểu văn” tác giả đề xuất bốn kỹ năng đọc hiểu TPVC.
1.3.2.1. Kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
Đọc chính xác là hành động đọc quan trọng của lao động trí tuệ. Trong đọc văn, đọc chính xác là kĩ năng đọc hiểu cơ bản đầu tiên, thuộc về nhận thức cái đúng cái sai. Nó khơng phụ thuộc vào thiện cảm riêng của người đọc. Đồng thời kĩ năng này sẽ duy trì và đảm bảo về nội dung và phương pháp, những giá trị chân lý của đời sống và chân lí nghệ thuật của tác phẩm. Rèn luyện lĩ năng đọc chính xác văn bản nghệ thuật ngơn từ sẽ khích lệ niềm tin vào bản thân HS và sự tin tưởng vào giá trị chân thiện mĩ của TPVC. Muốn đạt được đích đó u cầu của các kỹ năng đọc chính xác trong đọc - hiểu tác phẩm văn chương là phải nắm vững những gì cần hiểu về ngơn từ trong mối quan hệ văn cảnh.
Chẳng hạn bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (SGK Ngữ văn 7) của nhà thơ làng Yên Đổ, câu thơ “Đầu trò tiếp khách trầu khơng có” có thể có người đọc là “Đầu trò tiếp khách trầu khơng, có”; cũng có thể đọc là “Đầu trị tiếp khách
trầu, khơng có”. Nhưng cách đọc chính xác phải là “Đầu trò tiếp khách trầu, khơng có”. Ta biết bài thơ là tâm sự của nhà thơ Nguyễn Khuyến, nụ cười hóm
hỉnh của nhà thơ giãi bày với bạn già của mình về cảnh ngộ. Sau tất cả những lễ nghi cứ bị bóc dần, bóc dần nói tới nhiều “cái khơng”: Trẻ khơng có nhà lấy ai mà sai vặt; chợ thì xa; ao có nhưng nước lớn, gà có nhưng rào thưa; cải, cà, bầu,
mướp,… tất cả đều ở dạng tiềm năng để rồi khẳng định một "cái có" là Tình bạn.
Ta nghèo nhưng dễ gì sánh nổi tình bạn cao khiết, chân thành của đơi bạn già. Như vậy, đọc chính xác chính là cách đọc đúng âm, đúng chính tả, khơng đọc nhầm, đọc ngọng.
Ngồi ra, kỹ năng đọc chính xác cịn địi hỏi người đọc phải tinh mắt
không được bỏ sót một từ nào, thậm chí từng dấu câu hay dấu phân cách dòng, đoạn, khổ của văn bản. Qua đó, người đọc nắm được ý nghĩa của từ, của
câu, của đoạn và tìm thấy mạch ý của tác phẩm.
Trong chương trình Ngữ văn THCS ở lớp 9 có bài “Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, khi đọc hai câu thơ sau:
Ung dung / buồng lái / ta ngồi, (2 / 2 / 2) Nhìn đất / nhìn trời / nhìn thẳng (2 / 2 / 2)
Cần đọc đúng nhịp 2/2/2 ở hai dòng thơ. Đây là nhịp cân đối, đều đặn; thanh điệu là các thanh bằng…đã tạo ra sự cân bằng, đều đặn của đoàn xe, mà sâu xa là sự chủ động, bình tĩnh, tự tin của người lái. Như vậy là bất chấp bom giật, bom rung của kẻ thù, ngồi trong ca bin của những chiếc xe khơng kính, những người lính - những chàng trai trẻ mười tám đơi mươi vẫn bình tĩnh, tự tin, hiên ngang trên đường ra trận. Đọc chính xác là chính xác cách ngắt nhịp, thanh điệu của dòng thơ để từ đó tốt lên tư thế bình tĩnh, hiên ngang của những người lính lái xe.
Trong bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cần hướng dẫn cho HS cách đọc với giọng thong thả, cần chú ý đến sự biến đổi trong cách ngắt nhịp để ngắt giọng cho đúng:
Một mai / một cuốc / một cần câu (2 / 2 / 3) Ta dại / ta tìm nơi vắng vẻ (2 / 5) Người khôn / người đến chốn lao xao (2 / 5)
Đọc đúng để thấy cái ung dung tự tại, cái thâm trầm hóm hỉnh pha chút mỉa mai của một cốt cách thanh cao, tự tại không bị xui khiến vào vòng danh lợi.
kiểu câu ấy với cách ngắt nhịp ấy. Làm rõ được điều này người đọc đã tiến thêm một bước để hiểu phần chìm, phần hàm ngơn của tác phẩm, tức là hiểu được chủ ý của nhà văn.
Mục đích của kỹ năng đọc chính xác trong đọc hiểu là hiểu được nhiều những gì cần hiểu để thu nhận tối đa ý nghĩa của TPVC. Trong đó, phải nâng cao dần tốc độ đọc, phải làm chủ thời gian đọc. Người đọc cũng làm quen với hành động đọc trên dịng, đọc giữa dịng, đọc ngồi dịng (trình bày ở phần sau). Vận dụng đọc lướt qua để nắm nhanh ý tưởng chủ đạo của tác phẩm bằng khả năng tổng giác. Đọc nhanh để thâu tóm nội dung bề mặt hình thức thể loại một cách tập trung để tránh lẫn lộn về phương thức mô tả đời sống.
Nhờ sự tập trung cao độ của thị giác, người đọc thu gọn cả trang sách với tốc độ tối ưu mà không xa rời điểm nhấn.
Hành động đọc nhanh loại bỏ được cách đọc theo thứ tự từng dòng một. Như vậy để nâng cao kỹ năng đọc chính xác trong đọc hiểu TPVC người đọc phải cố gắng tích cực học đọc tồn cảnh, đọc hết, đọc chéo, đọc lướt, đọc nhanh, đọc kỹ. Đồng thời phải tránh hành động đọc vội, đọc qua loa, đọc chiếu lệ, đọc nhảy cóc, đọc phân tán, đọc sai, đọc nhầm, đọc ngọng (địa hạt đọc ngơn ngữ).
1.3.2.2. Kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
Quá trình đọc hiểu phải vượt qua giới hạn đọc ngôn ngữ sang đọc văn. Yêu cầu này đòi hỏi người đọc phải đi sâu vào thế giới nghệ thuật ngôn từ theo phép chuyển nghĩa, ẩn dụ, tượng trưng, biểu tượng nghệ thuật trong TPVC.
Yêu cầu cao hơn của kĩ năng đọc - hiểu TPVC (đọc chính xác), đó chính là kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu. Đây là kỹ năng có vị trí quan trọng và ý nghĩa to lớn quyết định hiệu quả đọc hiểu. Theo GS. TS Trần Đình Sử, thực chất của đọc hiểu tác phẩm nghệ thuật là “phân tích văn bản nghệ thuật ấy”.
Muốn nâng cao kỹ năng đọc phân tích trong đọc hiểu TPVC, người học phải quan tâm đến những nét mới lạ của từng cơ cấu liên tưởng qua hình ảnh cụ thể.
Kỹ năng đọc phân tích tạo ra năng lực đọc tốt nhất và hoàn chỉnh nhất.Tuy nhiên, thực hiện kỹ năng đọc phân tích phải cần nhiều thời gian. Do
đó, kỹ năng đọc phân tích chủ yếu nên luyện tập ở nhà và củng cố trong suốt quá trình đọc hiểu TPVC. Đọc phân tích trước tiên và trên hết phục vụ cho đọc hiểu. Hành động đọc quan trọng đối với việc hình thành kĩ năng đọc phân tích chính là đọc kĩ. Đọc kĩ là đọc nhiều lần trong những thời điểm khác nhau với những mục đích và tâm thế khác nhau. Dù người đọc có đọc tỉ mỉ từng từ, từng câu, từng đoạn mà không ý thức về điều đang đọc thì cũng chưa được coi là đọc kỹ. Đọc kĩ bao hàm đọc đi, đọc lại khi cảm nhận một số yếu tố nội dung, hình thức nào đó chưa rõ để sau đó có cơ sở xác định trọng tâm cần phân tích tìm ra ý nghĩa của tác phẩm. Chẳng hạn như lí do nghệ thuật của các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật, những thông điệp và ngụ ý của nhà văn trong tác phẩm.
Thực hành kỹ năng đọc phân tích “phải có cái nhìn xun suốt từ việc xác
định loại thể - tên tác phẩm - chủ đề - kết cấu - nhân vật trung tâm - các phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật như lớp từ then chốt, biện pháp tu từ: ẩn dụ, tượng trưng và biểu tượng nghệ thuật để phân tích chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm và khái quát ý nghĩa thành tư tưởng chủ đề”. [17, tr. 99]
1.3.2.3. Kĩ năng đọc sáng tạo trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
Nâng cao kỹ năng đọc cho HS cũng cần rèn kỹ năng đọc sáng tạo trong đọc hiểu TPVC. Đọc hiểu nằm trong hệ thống đọc văn bản, đọc văn chương, đọc tác phẩm theo loại thể, những kĩ năng đọc hiểu và những hành động đọc. Theo GS. TS Nguyễn Thanh Hùng, “Sáng tạo trong đọc TPVC khơng có nghĩa là thốt li hồn tồn sự ràng buộc của tác phẩm… Mơ phỏng là sáng tạo, cải biến là sáng tạo và làm mới là sáng tạo ở mức cao hơn nhưng hiếm vô cùng” [17, tr. 101].
Việc dạy đọc thực sự của GV là dẫn dắt HS biết đọc một văn bản nghệ thuật từ nội dung bên trong để nhận ra và nắm vững mạch ý tưởng được thể hiện từ nội dung này đến nội dung khác để hoàn thiện ý nghĩa riêng của tác phẩm.
Từ đó yêu cầu cần thiết đối với kĩ năng đọc sáng tạo là người đọc phải nắm vững sự tổ chức toàn cảnh, hoặc là thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Hiểu được mạng lưới ngôn từ độc đáo và khám phá được cấu trúc chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
1.3.2.4. Kĩ năng đọc tích lũy trong đọc hiểu tác phẩm văn chương
Là cách đọc kế thừa những kinh nghiệm, trải nghiệm đã có trong q trình đọc. Kĩ năng này nhấn mạnh tính chất, mức độ cao hay thấp, phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ về việc vận dụng đọc hiểu có hiệu quả. Kĩ năng đọc tích lũy trong đọc hiểu sẽ làm cho việc thu nhận thông tin, độ sâu rộng về sự hiểu biết và niềm tin hứng thú trong quá trình đọc hiểu TPVC tăng lên rõ rệt. Vì thế là kĩ năng có mức đọ cao trong đọc – hiểu, tác động vào nhân cách toàn diện của HS.
Phương hướng đọc hiểu cũng cần chú ý đọc văn bản theo ba cấp độ: Đọc trên dòng, đọc giữa dòng, đọc vượt ra khỏi dòng:
- Đọc trên dòng, là cấp độ đọc sử dụng những thơng tin có ngay trong văn bản. Đây là cấp độ đọc thấp nhất. Khi đọc, cần chú ý cho người đọc tìm các loại chi tiết tiêu biểu về ngơn từ, hình ảnh, nhịp điệu, câu văn, đoạn văn trong văn bản để phát hiện bố cục, nhân vật trong văn bản làm cơ sở cho hoạt động phân tích văn bản ở bước tiếp theo.
- Đọc giữa dòng, là cấp độ đọc suy ra câu trả lời từ những đầu mối có trong văn bản. Đây là cấp độ đọc cao hơn, được thực hiện trên cơ sở chất liệu được phát hiện ở bước đọc trên dòng. Ở đây diễn ra hoạt động đọc phân tích các giá trị phản ánh và biểu hiện trong văn bản từ các chi tiết nổi bật được phát hiện ở bước đọc trên dòng. Chẳng hạn, ý nghĩa biểu đạt của các biện pháp tư từ (tu từ ngữ âm, hình ảnh, nhịp điệu, câu, đoạn) trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Đọc vượt ra khỏi dòng, là cấp độ đọc yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà HS đã đọc với thế giới bên ngồi bài học. Có thể thấy đây là mức độ đọc cao nhất, là bước đọc mà người đọc chiếm lĩnh văn bản. Bước đọc này có cơ sở từ đọc trên dòng và giữa dòng. Ở bước đọc này, yêu cầu đọc hiểu là tìm ra ý nghĩa phản ánh và biểu hiện của văn bản (chủ đề văn bản) của tác giả (Tư tưởng của tác giả), thậm chí của bạn đọc (liên tưởng chủ quan). Đó là các biểu hiện, mục đích giao tiếp của văn bản. Khám phá văn bản theo hướng như vậy thì HS khơng những hứng thú, hiểu sâu văn bản mà cịn liên hệ được một cách sinh động, tự nhiên việc học văn với tác giả và những vấn đề của cuộc sống.
Chẳng hạn, với văn bản “Cây bút thần” - Truyện cổ tích Trung Quốc, từ văn bản HS thấy được niềm đam mê học vẽ của Mã Lương đã khiến em có tài năng kỳ lạ. HS có thể liên hệ một cách tự nhiên, phải có niềm đam mê mới trở thành tài, “Trên bước đường thành cơng khơng có dấu chân kẻ lười biếng”. Hay một khía cạnh khác của văn bản HS rút ra một quy luật của cổ tích nhất là cổ tích thần kỳ: Thiện thắng ác. Cái ác sẽ bị trừng trị thích đáng, khơng khoan nhượng. Từ bài học, HS nhận diện, đâu là cái ác trong cuộc sống hàng ngày và những biểu hiện của nó.
Tiểu kết chƣơng 1
Đọc - hiểu là một khái niệm có nội hàm phong phú. Trong quá trình nghiên cứu có tính chất lí luận, nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những luận điểm rất sâu sắc về vấn đề này. Trong dạy học Ngữ văn, đọc - hiểu là một phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, tạo ra động cơ hứng thú học tập. Đọc với tư cách là một phương thức tiếp nhận, tạo khơng khí cho giờ học, giúp cho quá trình tiếp thu tri thức mới. Tuy nhiên, phương pháp này khi vận dụng vào thực tiễn dạy học, hầu hết GV cũng như HS phát huy hiệu quả còn mức độ, chưa hiểu hết về cách thức cũng như kĩ năng đọc hiểu trong từng bài học. Để phương pháp được phát huy thực sự hiệu quả trong thực tiễn dạy học, GV cần vận dụng tốt, sáng tạo, linh hoạt những tri thức đọc - hiểu. Nội dung này sẽ được làm sáng tỏ thông qua việc dạy học đọc - hiểu hai đoạn trích "Cảnh ngày xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"ở chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC - HIỂU HAI ĐOẠN TRÍCH