Tác giả Nguyễn Xuân Lạ c Bùi Tất Tươ m Đỗ Việt Hùng "Hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 66 - 75)

1.2.2 .Tầng cấu trúc hình tượng thẩm mỹ

2.4. Những nô ̣i dung và cách thức da ̣y trong các sách tham khảo

2.4.3. Tác giả Nguyễn Xuân Lạ c Bùi Tất Tươ m Đỗ Việt Hùng "Hướng

tự học Ngữ văn 9"

I. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN "CẢNH NGÀY XUÂN"

Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng in đậm nét truyền thống Việt Nam. Em cần đọc nhiều lần đoạn thơ (đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc diễn cảm) để cảm nhận được khơng khí ngày xn, đặc biệt là cái hồn dân tộc trong bức tranh xuân này. Cần xem kỹ các chú thích để hiểu rõ hơn nội dung đoạn thơ.

1- Khung cảnh mùa xuân (bốn câu thơ đầu).

(Khung cảnh mùa xuân được gợi lên bằng những hình ảnh nào? Theo em, vì sao nhà thơ chỉ chọn những hình ảnh ấy để gợi tả mùa xuân? Từ những hình ảnh ấy, em cảm nhận được vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân như thế nào? Như vậy, tác giả dã dùng bút pháp nghệ thuật gì để miêu tả mùa xuân?)

Gợi ý: Khung cảnh mùa xuân được gợi lên trong bốn câu thơ đầu. Hai câu

chủ yếu được gợi tả ở hai câu tiếp theo:

Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Hai nét vẽ bằng bút pháp chấm phá thường gặp trong thơ cổ điển phương Đông. Một nét cỏ xanh làm nền và một màu hoa trắng điểm xuyết cho bức tranh xuân. Cỏ xanh gợi lên sức sống bất tận của mùa xuân, ở đây là cỏ non và màu xanh của cỏ non ấy lại trải dài tít tắp đến tận chân trời. Con mắt thơ của Nguyễn Du đã phát hiện ra cái màu xanh - cỏ non rất đặc trưng của mùa xuân việt Nam và miêu tả trong một hình ảnh thơ đẹp. Sau này, trong thơ lãng mạn 1932 - 1941, Hàn Mặc Tử cũng có một nét xuân như thế trong Mùa xn chín:

Sóng cỏ xanh tươi gợn đến trời.

Còn màu hoa lê trắng lại gợi lên vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết của mùa xuân. Bức tranh thơ có sự phối màu hài hòa, thi vị: trên nền xanh của thảm cỏ nôn trải dài đến tận chân trời nổi bật lên một vài bông hoa lê trắng như những nụ cười tươi rói của mùa xuân. Hai từ "xanh", "trắng" đều nằm ở vị trí thứ ba của câu thơ, vừa đối lập lại hài hòa với nhau, tạo ra một gam màu êm dịu, tươi mát cho bức tranh xuân. Một bức tranh xuân thật trong sáng, tươi đẹp chỉ qua hai nét vẽ tài hoa của thi sĩ.

Thực ra khi viết hai câu thơ này, Nguyễn Du có chịu ảnh hưởng của hai câu thơ cổ Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa" (Cỏ thơm liền với trời xanh - trên cành lê có mấy bơng hoa), nhưng phần sáng tạo của nhà thơ là rất lớn (trời xanh thành cỏ xanh, và thêm cho hoa lê cái màu trắng nổi bật) đã khiến bức tranh xuân thêm thi vị mà gần gũi, mang đậm sắc thái Việt Nam.

2- Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh (tám câu tiếp).

(Khung cảnh lễ hội tấp nập, dập dìu như thế nào? Theo em, khơng khí dó có được là nhờ cách tả, cách dùng từ ghép của tác giả ra sao? Qua đoạn thơ, em cảm nhận được gì về nét truyền thống lễ hội trong tiết Thanh minh của dân tộc?)

Gợi ý: Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả đã khắc

đông vui, hoạt động của con người lại tưng bừng, rộn rã đến vậy:

Gần xa nô nức yến anh

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

Chính là vì tác giả đã sử dụng thành cơng khá nhiều từ song tiết để gợi lên khơng khí và hoạt động của lễ hội:

Tính từ: Nơ nức, dập dìu;

Danh từ: Gần xa, yến anh, chị em, tài tử giai nhân, ngựa xe, áo quần; Động từ: Sắm sửa.

Bản thân các từ ghép và từ láy tự nó đã nói lên cái khơng khí tấp nập, dập dìu của lễ hội: mọi nơi (gần xa) đều nô nức kéo về lễ hội như yến anh ríu rít, tưng bừng trong mùa xuân; con người thì dập dìu tài tử giai nhân, phương tiện, trang phục thì ngựa xe như nước, áo quần như nêm,… Bốn câu thơ lục bát mà khung cảnh sống động, rộn ràng hẳn lên chủ yếu nhờ sức mạnh biểu cảm của những từ ngữ đó.

Nhưng khơng chỉ có thế, ở đây cịn có cách sử dụng cấu trúc câu lặp lại để nhấn mạnh ý. Trên đã “Gần xa nô nức yến anh”, dưới lại “dập dìu tài tử giai nhân” - cái ý đơng vui, nhộn nhịp, trai tài gái sắc rõ ràng nổi bật hơn trong khung cảnh lễ hội. Và cả lối so sánh dân gian khiến người đọc hình dung ngay được cái cảnh người đi hội đông đúc, tấp nập: “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”.

Thanh minh là lễ hội truyền thống của dân tộc trong mùa xuân, “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”, chỉ một câu thơ mà tác giả đã thâu tóm được những nét truyền thống đó, và hình ảnh lễ hội xa xưa của dân tộc đã hiện về thật đậm nét trong bức tranh thơ của thi sĩ: hội đạp thanh tấp nập, dập dìu với trai thanh gái lịch và lễ tảo mộ thành kính, nghiêm trang với những nghi lễ tín ngưỡng dân gian:

Ngổn ngang gị đống kéo lên Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.

Bức tranh thơ thấm đẫm cái hồn mùa xuân đất nước bởi nhà thơ đã miêu tả nó bằng chính hồn thơ dân tộc của mình.

Vì sao? Những từ láy được dùng trong đoạn thơ này có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên và bộc lộ tâm trạng con người? Từ đó, nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ).

Gợi ý: Khác với cảnh vật trong sáng, tươi đẹp trong bốn câu thơ đầu, đây là cảnh chiều về bâng khuâng đầy tâm trạng… Chiều về, trong thời khắc của ngày tàn, thiên nhiên cũng thường thoáng đượm nét buồn. Con người từ cuộc du xuân nhộn nhịp trở về sao tránh khỏi nỗi bâng khuâng? Tất cả đã được Nguyễn Du miêu tả trong một bức tranh phong cảnh ngụ tình. Ở đây, cảnh ngụ tình và tình người cũng như hòa vào cảnh vật. Sáu câu thơ mà thi nhân đã dùng đến năm từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. Những từ láy gợi lên nét buồn của cảnh vật lúc xế chiều và nổi lòng bâng khuân của con người cuối ngày vui xuân. Bóng ngả tà tà, phong cảnh thanh thanh, dòng nước nao nao, nhịp cầu nho nhỏ,… thì đâu phải là sắc thái của cảnh vật mà chính là biểu hiện của lịng người, và có phải từ thơ thẩn trong câu thơ “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”.

Những thành công trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn thơ:

(Em dựa vào những gợi ý trong SGK đồng thời tổng hợp những điều đã phân tích trong 3 câu trên để trả lời câu hỏi này).

Gợi ý: - Kết cấu hợp lí: ba phần rõ ràng có quan hê lơ-gic với nhau và theo thứ tự thời gian: cảnh mùa xuân nói chung (vào tháng Ba) cảnh lễ hội thanh minh, canh du xuân trở về.

Cách sử dụng ngơn ngữ Việt tài tình của tác giả: từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình, đã góp phần quan trọng để khắc họa thành cơng bức tranh Cảnh ngày xuân.

Kết hợp khéo léo giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết (cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh) và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá (khung cảnh chung của mùa xuân).

Cách tả cảnh ngụ tình nhuần nhị, tự nhiên (cảnh chị em du xuân trở về). Cuối cùng, em đọc kĩ và học thuộc phần ghi nhớ trong SGK để nắm vững bài học.

Yêu cầu cần đạt là thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du qua việc so sánh hai câu thơ cổ của Trung Quốc với hai câu thơ của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

Gợi ý: Sự tiếp thu: Rõ ràng Nguyễn Du có chịu ảnh hưởng hai câu thơ cổ của Trung Quốc để viết ra hai câu thơ tả cảnh mùa xuân trong Truyện Kiều. Câu thơ cổ của Trung Quốc đã vẽ lên vẻ đẹp của mùa xuân có hương vị, màu sắc, đường nét. Màu xanh của cỏ nối liền với màu xanh của trời. Chân trời và mặt đất.... đều một màu xanh xanh. Tuy nhiên, đó là một bức tranh tĩnh tại.

Sự sáng tạo: Có hai điểm sáng tạo:

+ Nguyễn Du đã chuyển màu xanh của trời trong câu thơ cổ của Trung Quốc "Cỏ thơm liền với trời xanh" thành màu xanh của cỏ, làm cho câu thơ vừa gần gũi hơn lại nói lên được cái sức sống dào dạt, bất tận của mùa xuân trong hình ảnh cỏ non xanh hút tầm mắt, "xanh tận chân trời".

+ Câu thơ cổ Trung Quốc "Trên cành lê có mấy bơng hoa" khơng hề có màu trắng của hoa lê. Trong câu thơ của mình, Nguyễn Du đã điểm vào một vài bông hoa trắng khiến cho hoa lê như nổi bật lên trên nền cỏ xanh, giống như những nụ cười tươi rói của mùa xuân. Câu thơ sinh động hẳn lên là nhờ những bông hoa trắng như vừa nở đầy sáng tạo của nhà thơ.

5. Bài tập bổ sung

- Dựa vào những điều đã học trong câu 1 (phần Đọc - hiểu) và bài Luyện tập trên đây, em hãy viết lời bình về hai câu thơ tả cảnh mùa xuân của Nguyễn Du trong Truyện Kiều:

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa.

Lời bình được viết khoảng từ 10 đến 15 dịng. - Học thuộc lịng đoạn trích Cảnh ngày xuân.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN "KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH" Văn bản là một trong những đoạn thơ hay nhất của Truyện Kiều, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình. Cần đọc

nhiều lần văn bản (đọc thầm, đọc to thành tiếng, đọc diễn cảm) để có được cảm nhận ban đầu về bức tranh thơ tuyệt đẹp này trước khi đi sâu tìm hiểu, phân tích. Cũng cần đọc kĩ các chú thích để hiểu rõ và hiểu sâu hơn văn bản.

1. Tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu.

(Dựa vào ba gợi ý trong SGK em hãy tìm hiểu bức tranh thiên nhiên này và cho biết: Tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên ở đây có hồn tồn khách quan khơng hay vẫn gắn và phù hợp với tâm trạng của người trong cảnh là Thúy Kiều? Câu thơ nào nói lên điều đó? Cách miêu tả như vậy đem lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?)

Gợi ý bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được Nguyễn Du miêu tả qua con mắt nhìn Thúy Kiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xn ….

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Đứng trên lầu Ngưng Bích, Kiều nhìn ra bầu trời trước mặt. Tầm nhìn của nàng mở ra theo chiều rộng, chiều xa, chiều cao. Ở trên lầu cao nàng nhìn thấy dãy núi xa và mảnh trăng như ở cùng trong một vòm trời. Trăng treo lơ lửng trước mắt nàng cịn núi thì tận phía xa xa, và cả núi, trăng ấy đều ở chung trong một vòm trời. Câu thơ có cả chiều rộng, chiều cao của bầu trời và chiều xa của núi. Và cái chiều rộng, chiều xa ấy lại được mở ra theo con mắt của nàng khi nhìn cảnh vật trên mặt đất xung quanh:

Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Đã “bốn bề” lại “bát ngát”, lại "xa trông" - câu thơ như được mở ra đến tận cùng khiến cho những cồn cát vàng và những dặm bụi hồng cứ trải dài mãi tít tắp đến chân trời. Chỉ bằng mấy nét chấm phá, Nguyễn Du đã tạo dựng được cái không gian bao la, bát ngát để nổi lên một con người cô đơn, buồn tủi trước cảnh vật.

Bức tranh thiên nhiên ấy còn thấm sâu cái ý vị thời gian. Trăng hiện ra trước con mắt, mây sớm bay qua hằng ngày, đèn khuya thắp sáng mỗi tối - thời

giam lỏng ở lầu Ngưng Bích trong cảnh:

Bẽ bàng mây sớm, đèn khuya, Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ “bẽ bàng” mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: Vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng “Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng”. Bức tranh thiên nhiên khơng khách quan, mà có hồn, đó chính là bức tranh tâm cảnh của Kiều trong những ngày cô đơn ở lầu Ngưng Bích.

2. Tìm hiểu nỗi nhớ thương của Kiều trong tám câu thơ tiếp theo.

(Dựa vào ba gợi ý của SGK để trả lời câu hỏi và cho biết vì sao khi Kiều nghĩ đến Kim Trọng thì Nguyễn Du dùng chữ “tưởng”, khi nhớ về cha mẹ lại dùng chữ “xót”?)

Gợi ý: Tám câu thơ trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Nguyễn Du thực sự đã nhập thân vào nhân vật để miêu tả sâu sắc tiếng nói nội tâm của nàng. Nỗi nhớ thương được chia đều: bốn câu dành cho người yêu, bốn câu dành cho cha mẹ. Nhưng Kim Trọng được nói đến trước vì đây là nỗi nhớ gắt gao nhất, trào lên trước nhất trong tâm trạng nàng lúc bấy giờ. Mối tình đầu của người con gái bao giờ cũng mặn nồng, tha thiết giờ đây lại tan tác, cách chia, làm sao có thể không nhớ tới được? Nỗi nhớ được xoáy sâu vào cái đêm thề nguyền dưới trăng và nỗi đau cũng trào lên từ đó:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tấm son gột rủa bao giờ cho phai.

Nàng xót xa cho Kim Trọng phải "rày trông mai chờ" trong nỗi tuyệt vọng vì cuộc đời nàng đã khác, bơ vơ nơi góc bể chân trời, biết đâu mà tìm gặp? Nhưng "tấm son" của nàng, lòng chung thủy nỗi nhớ đối với Kim Trọng thì dù thời gian hay xa cách cũng không bao giờ phai nhạt được. Một nỗi nhớ, một tấm lòng thủy chung như vậy thật đáng trân trọng biết bao!

được sum họp, chỉ riêng nàng phải lưu lạc nơi đất khách quê người. Nguyễn Du đã dùng một từ "xót" thật cảm động để nói lên tình cảm của Kiều đối với mẹ cha, trong khi dùng từ "tưởng" (nhớ) để nói tình cảm của nàng đối với Kim Trọng:

Xót người tựa cửa hơm mai

Có khi gốc tử đã vừa người ơm.

Kiều " xót " vì khơng được gần gũi để chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ; càng xót xa hơn vì thời gian trơi đi, cha mẹ càng già yếu mà nàng lại ở xa xơi...Kiều thật là một người có hiếu thảo, và Nguyễn Du đã khắc họa thành công nội tâm của nhân vật bằng những hình ảnh gợi cảm (người tựa cửa hôm mai), những thành ngữ dân gian (quạt nồng ấp lạnh), những điển cố văn học có sức nặng (sân Lai, gốc tử đã vừa người ôm).

Tám câu thơ là cả một chuỗi tâm trạng của Kiều. Có cái buồn tủi cho thân phận lưu lạc của mình, nhưng chủ yếu là nỗi xót đau đối với cha mẹ, ta thấy rõ tấm lòng thủy chung, nhân hậu và đức tính vị tha của nàng. Phải chăng đó cũng là những nét phẩm chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam mà Nguyễn Du muốn ngợi ca qua nhân vật Thúy Kiều ở đoạn thơ này?

3. Tìm hiểu bức tranh tả cảnh ngụ tình qua 8 câu thơ cuối.

(Dựa vào hai gợi ý trong SGK để tìm hiểu bức tranh tả cảnh ngụ tình này. Em có nhận xét gì về thứ tự miêu tả bốn nét vẽ trong bức tranh: thuyền- hoa- nội cỏ- tiếng sóng? Nét vẽ nào gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với em? Vì sao?)

Gợi ý : Tiếp theo những dòng miêu tả nội tâm nhân vật là bức tranh tâm

trạng của Kiều được bộc lộ qua cảnh vật. Cảnh vật ở đây là thực (cảnh cửa biển buổi chiều nơi Kiều ngồi ở lầu Ngưng Bích nhìn ra) nhưng được khúc xạ qua tâm trạng con người nên có phần hư ảo. Và tất cả đều buồn như nỗi lòng Kiều lúc bấy giờ, như Nguyễn Du cũng đã từng viết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 66 - 75)