Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Các vấn đề chung
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm
- Bước 1: Soạn thảo, thiết kế bài giảng phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu hai đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, minh họa cho việc vận dụng các kĩ năng đọc hiểu.
- Bước 2: Chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trao đổi các vấn đề cũng như yêu cầu của giáo án và bài dạy thể nghiệm đối với GV tham gia dạy thể nghiệm. Thống nhất về việc sử dụng các cách thức, PP và biện pháp được đề xuất dạy học, các hình thức tổ chức dạy học. Tiến hành trao đổi, làm rõ các vấn đề mà GV còn chưa rõ trong giáo án. Thống nhất việc chuẩn bị và sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong quá trình tổ chức dạy học.
Bảng 3.2. Bảng khảo sát lực học ban đầu của học sinh
STT Lớp Trƣờng Số HS Lực học khảo sát ban đầu
Giỏi Khá TB Yếu 1 Thể nghiệm 9A Trọng Quan 39 1 10 20 8 2 9A Đồng Phú 33 1 10 17 5 3 Đối chứng 9B Trọng Quan 40 1 12 22 5 4 9B Đồng Phú 33 1 12 16 4
Bước 3: Tiến hành thể nghiệm
Quá trình tiến hành thể nghiệm được thực hiện lần lượt theo các bước: Trước khi thể nghiệm, chúng tôi tiến hành gặp gỡ cả GV và HS để trao đổi về mục đích của việc thể nghiệm và mong muốn hợp tác để thực hiện một cách khách quan nhất.
Giáo án và các tư liệu, phương tiện sử dụng hỗ trợ hoạt động dạy học được chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy học.
Giáo viên tiến hành tổ chức dạy học lớp thể nghiệm và lớp đối chứng cho HS theo đúng yêu cầu đã đưa ra. Ở lớp thể nghiệm, GV bám sát nội dung giáo án đã được thiết kế, các yêu cầu của tiết dạy thể nghiệm đã được đưa ra thống nhất.
của chính giáo viên đã chuẩn bị.
Để giúp người tiếp cận rõ hơn việc nâng cao kỹ năng đọc - hiểu đoạn trích
Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích - SGK Ngữ văn 9 tập I cho HS lớp
9 THCS, tôi đã tiến hành thực nghiệm bằng những bài giảng cụ thể.