Kĩ thuật đọc hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 27 - 30)

1.2.2 .Tầng cấu trúc hình tượng thẩm mỹ

1.3. Kỹ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương

1.3.1. Kĩ thuật đọc hiểu

Quan tâm đến vấn đề kỹ thuật đọc - hiểu là tìm kiếm những giải pháp tinh tường để hướng dẫn thực hành đọc - hiểu. Kỹ thuật đọc - hiểu nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện các biện pháp đọc - hiểu. “Sự tiếp xúc ban đầu với tác phẩm khi

đọc văn bao giờ cũng là sự truyền đạt và chế ngự để tiến tới kĩ thuật đọc văn bản gồm những kĩ năng đọc gắn liền với việc hiểu biết ý nghĩa của những dấu hiệu - đặc điểm nghệ thuật nhất định trong chức năng nghệ thuật của chúng" [13, tr. 65].

Đọc trở thành nền tảng của hầu hết mọi thứ trong cuộc sống của học sinh. Vì vậy, hiểu rõ chức năng của các phương tiện trình bày nghệ thuật cũng như năng lực nắm vững những hiểu biết chính và tầm quan trọng của cách thức thể hiện tác phẩm với nội dung sẽ là bước khởi đầu tốt cho việc dạy kĩ thuật đọc. Nắm được kỹ thuật đọc hiểu thì sẽ có kỹ năng đọc và biết cách tổ chức việc học tập, bồi dưỡng kiến thức của mình đạt kết quả cao hơn, tiết kiệm được sức lực và thời gian.

Ngoài cách đọc từng mặt, từng phần, cịn có cách đọc tóm tắt, đọc chéo, đọc lướt, đọc thầm. Đọc rất nhiều lần để tái hiện và làm quen với hiện thực đời sống, cảnh tượng và tâm tình được lựa chọn. Kĩ thuật đọc bao gồm tốc độ đọc và tính đúng đắn của sự đọc. Cụ thể hơn là kỹ thuật phát âm, nhịp điệu, ngữ điệu, giọng điệu giúp HS ghi nhớ văn bản được thuận lợi.

Đọc - hiểu đi kèm với đọc bộc lộ để trình bày kết quả cảm hiểu của mình. Mỗi mức độ hiểu được thể hiện bằng một mức độ đọc nhất định. Trước hết hãy

dạy cho HS cách đọc đúng. Đọc đúng lại tập trung ở hai khía cạnh: đọc đúng âm và đúng thể loại đặc trưng của tác phẩm. Sau đó, cần phải tiến tới đọc hay. Đọc hay là biết đọc xuyên tầng ngôn ngữ để thấy ý tưởng đằng sau, là bước vượt qua tự nhiên ranh giới ngôn ngữ và văn học từ thông tin nội dung bề mặt đến thông tin bề sâu. Đọc hay là phải biết phối hợp đọc đúng với việc tạo giọng điệu của tác phẩm trong thể loại và những phương thức biểu đạt khác nhau. Đọc hiểu, theo GS. TS Nguyễn Thanh Hùng có 3 dạng đọc chính.

1.3.1.1. Đọc kỹ

Đây là cách đọc địi hỏi phải đọc nhiều lần, đọc khơng bỏ sót một đơn vị nào của văn bản. Những hoạt động và thao tác của đọc kỹ là đọc để giới hạn quang cảnh xã hội và những vấn đề của nó. Cần chú ý các thao tác đọc phân loại và hệ thống hoá từ ngữ, hình ảnh để tái hiện không gian và thời gian. Đọc để tìm vấn đề (có tính vấn đề) của con người qua việc xác lập đường dây sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với nhân vật văn học.

1.3.1.2. Đọc sâu

Đọc để biểu hiện, làm bộc lộ mối liên hệ, thống nhất nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật, của trí tuệ và tình cảm ngày càng bao qt trọn vẹn văn bản. Những hoạt động và thao tác đọc sâu tác phẩm là:

- Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ, của hình ảnh, sự kiện của thế giới suy tư và tâm tình nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong giao tiếp với môi trường sống của nhân vật trong tác phẩm;

- Đọc và thống kê những mối quan hệ giữa nhân vật với sự kiện, tình huống chính. Phân loại và hệ thống hố nhân vật theo mối quan hệ đồng hướng và nghịch hướng theo kiểu hoà giải và xung đột để xác định nhân vật (tính cách hoặc trữ tình) trung tâm;

- Đọc âm vang để nhận ra giọng điệu của tác phẩm;

- Đọc và sơ đồ hoá mạng lưới hệ thống giữa các yếu tố hình thức và nội dung, bộ phận và toàn thể, chi tiết và chỉnh thể, giữa các tầng chuyển hoá bố cục và kết cấu, bên ngồi và bên trong tác phẩm để tìm ra kiểu tư duy nghệ thuật và

phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm;

- Đọc và tham khảo thời điểm sáng tác chặng đường nghệ thuật, sự chuyển biến tư tưởng của nhà văn để xác định cảm hứng sáng tác của nhà văn trong tác phẩm;

- Đọc những hồi kí và ghi chép của tác giả về quá trình sáng tạo tác phẩm và đọc những bài nghiên cứu phê bình tác phẩm;

- Đọc nhiều lần để hóa giải những băn khoăn ngộ nhận về một số điểm sáng thẩm mĩ và chi tiết nghệ thuật chưa có lời đáp phù hợp với văn cảnh và văn bản, với bối cảnh thời đại và lẽ sống.

1.3.1.3. Đọc sáng tạo

Đọc để bổ sung những nội dung mới, làm giàu có về ý nghĩa xã hội và ý vị nhân sinh của tác phẩm. Đọc biểu hiện sự đánh giá thưởng thức giá trị vĩnh hằng của tác phẩm.

Những hoạt động và thao tác đọc sáng tạo:

- Đọc tái hiện lại chặng đời của hình tượng nhân vật trung tâm, khái quát sự vận động của hình tượng nhân vật trung tâm và khái quát sự vận động của hình tượng từ đầu cho đến hết tác phẩm;

- Đọc nhận ra giá trị và ý nghĩa của tác phẩm đối với đời sống. Phân tích và đánh giá ý nghĩa thời đại lịch sử, ý nghĩa xã hội, đạo đức và ý nghĩa nghệ thuật thẩm mỹ của hình tượng đối với quá khứ, hiện tại và tương lai;

- Đọc phát hiện và kết nối những yếu tố ngoại đề trữ tình với giọng điệu và tun ngơn nghệ thuật về con người cùng với thái độ chính trị, tư cách cơng dân của tác giả. Đọc để khái quát thành sức sống, tiềm năng sáng tạo của hình tượng trung tâm trong tác phẩm. Đọc cắt nghĩa và bình luận thuộc tính nghệ thuật khách quan, ổn định của các tác phẩm theo quan điểm văn hoá truyền thống;

- Đọc tác phẩm và cân nhắc chiều hướng định giá giữa lịch sử tiếp nhận và tiếp nhận cá nhân trên nền tảng văn hoá hiện đại.

Đọc mang tính nghệ thuật, hình thức này khơng phải là mục đích của nhà trường mà chỉ nên khuyến khích những học sinh có năng khiếu tự vươn mình

lên bởi một điều đơn giản năng khiếu là tài sản trời cho, khơng phải ai cũng có được và khơng thể bắt người ta xúc động khi khơng có sự nhạy cảm và tinh tế ở trong lòng. Theo GS. TS Nguyễn Thanh Hùng, không nên nhầm lẫn giữa đọc diễn cảm với đọc nghệ thuật bởi vì nghệ thuật được hiểu ở phạm trù quá rộng lớn. Nếu hiểu nghệ thuật là đọc có kèm theo cử chỉ, nét mặt, điệu bộ thì càng xa rời với đọc - hiểu trong nhà trường mà chỉ phù hợp với loại hình sân khấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 27 - 30)