1.2.2 .Tầng cấu trúc hình tượng thẩm mỹ
2.1. Cơ sở thực tiễn
2.1.1. Vị trí Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở
Trong chương trình SGK Ngữ văn THCS, phần văn học trung đại Việt Nam từ lớp 6 đến lớp 9 sắp xếp như sau:
Lớp 6: Học phần tự sự trung đại (Con hổ có nghĩa - Vũ Trinh; Thầy thuốc
giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hồ Nguyên Trừng).
Lớp 7: Học phần trữ tình trung đại (Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh
sư; Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra; Côn Sơn ca; Bạn đến chơi nhà; Bánh trơi nước).
Lớp 8: Học phần chính luận trung đại (Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn; Hịch
tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn; Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi).
Lớp 9: Học phần truyện trung đại: Vũ trung tùy bút; Chuyện cũ trong phủ
chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ; Hồi thứ XIV Hoàng Lê nhất thống chí - Ngơ gia
văn phái; Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ; Truyện Kiều (với 5 đoạn trích kể cả đọc thêm): Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều báo ân, báo oán - Nguyễn Du;
Truyện Lục Vân Tiên (với 2 đoạn trích) - Nguyễn Đình Chiểu.
Sự sắp xếp chương trình cho thấy, SGK đã dành một thời lượng lớn cho tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều. Chương trình dành 1 tiết để giới thiệu về tác phẩm và 6 tiết học với 5 đoạn trích. HS có nắm được những vấn đề cơ bản nhất của tác phẩm thì mới có điều kiện hiểu sâu những đoạn trích, mới thấy được giá trị hết sức to lớn của kiệt tác Truyện Kiều, đặc biệt là hai đoạn trích.
2.1.2. Thực trạng dạy đọc- hiểu 2 đoạn trích “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” ở bốn lớp 9 Trường Trung học cơ sở Đồng Phú và Trung học cơ sở Ngưng Bích” ở bốn lớp 9 Trường Trung học cơ sở Đồng Phú và Trung học cơ sở Trọng Quan - Đơng Hưng - Thái Bình
trường THCS Đồng Phú và THCS Trọng Quan, Đơng Hưng, Thái Bình, chúng tơi có những nhận xét
2.1.2.1. Những ưu điểm
- Đối với GV:
+ Giáo viên đã bám sát văn bản SGK.
+ Dựa vào tài liệu hướng dẫn giảng dạy của SGV (là chủ yếu) bước đầu phân tích tầng cấu trúc ngơn từ, từ đó rút ra ý nghĩa hình tượng thẩm mỹ.
Chẳng hạn, với đoạn trích Cảnh ngày xuân, GV hướng dẫn đọc hiểu cho HS tầng cấu trúc ngôn từ:
Nguyễn Du đã sử dụng lớp từ Hán Việt: xuân, thiều quang, tiết, thanh
minh, lễ, hội, yến anh, bộ hành, tài tử, giai nhân,… để tái hiện khung cảnh ngày
xuân, khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh trang trọng, phong lưu.
Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, qua tâm trạng cơ đơn buồn tủi, niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lịng thủy chung, hiếu thảo của Kiều. Ngơn ngữ độc thoại nội tâm của nàng ở lầu Ngưng Bích làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn Kiều: Một nàng Kiều đa sầu, đa cảm, thuỷ chung, vị tha,…
Phân tích và phát hiện bút pháp thơ trung đại Việt Nam: Bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo, miêu tả bằng ước lệ, tượng trưng.
- Đối với HS:
Một số HS đã học thuộc đoạn thơ ngay tại lớp. Hăng hái phát biểu ý kiến.
Chịu suy nghĩ và hoàn thành bài tập về nhà.
Bước đầu đã cảm nhận một số giá trị nội dung và nghệ thuật.
2.1.2.2. Những tồn tại cần khắc phục
- Về phía học sinh:
+ Mặc dù là HS cuối cấp THCS, phải hồn thiện 4 kĩ năng, trong đó có kĩ năng đọc, tuy nhiên có tới 50% số HS lớp 9 đọc chưa chính xác ngơn từ, dấu
câu, cách ngắt nhịp của đoạn thơ, đọc chưa trơi chảy, chưa lưu lốt; + Số HS tự giác học thuộc hai đoạn thơ không nhiều;
+ Học sinh chưa có kỹ năng đọc - hiểu, năng lực cảm thụ hai văn bản rất yếu. HS không hiểu giá trị (tầng cấu trúc hình tượng thẩm mỹ, tư tưởng thẩm mỹ và ý vị nhân sinh) của văn bản.
Chẳng hạn, khi hỏi HS những câu hỏi có tính cảm thụ văn học hầu như học sinh không trả lời được.
+ Học sinh chưa say mê với bài học, đứng ngoài bài học.
+ Khả năng tạo lập văn bản, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân cịn yếu. + Học cịn mang tính đối phó, thụ động, HS nặng về học vẹt, học tủ, học vì mục đích thi cử; đại đa số chán, sợ học văn, một bộ phận học sinh có lối sống không lành mạnh, thiếu kỹ năng sống, tâm hồn xơ cứng, hoặc vô cảm. Chất lượng bộ mơn có thể nói rất thấp.
- Về phía giáo viên:
+ Đa số GV nắm khái niệm đọc - hiểu còn hạn chế, chưa phân biệt thế nào là đọc rộng và đọc hẹp. Họ cho rằng, đọc rộng là tưởng tượng và suy ngẫm, là luyện kỹ năng quan sát phát hiện, sưu tầm tài liệu; đọc hẹp là đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc nghệ thuật.
+ Chưa thực sự nắm được tầng cấu trúc tư tưởng thẩm mỹ, ý vị nhân sinh mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Chưa đáp ứng được hầu hết những yêu cầu về mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học.
+ Việc đổi mới phương pháp còn chậm, bài soạn mang tính khn mẫu, GV soạn bài chỉ dựa chủ yếu vào SGV (ít đọc tài liệu, STK), vì thế thiếu sự linh hoạt các hoạt động lên lớp, khơng có những tình huống sư phạm hợp lý, giờ học "thiếu lửa". Tính khn mẫu khiến cho tâm lí HS nhàm chán.
+ Chưa chú trọng việc đọc để khám phá tri thức, đọc để cảm thụ. Việc đọc chỉ coi như một công việc mở đầu của mỗi bài dạy văn bản nhằm gây khơng khí cho giờ dạy, vì vậy đọc chỉ chủ yếu diễn ra ở đầu giờ học.
lên lớp, do đó tiến hành đủ các bước lên lớp mà chưa gia công cho việc rèn luyện, hướng dẫn tự đọc.
+ Giáo viên, nhất là những GV đã dạy lâu năm, quen lối truyền thụ một chiều: GV hỏi, giảng, HS trả lời, nghe, ghi chép.
Đó cũng chính là lý do việc dạy văn hiểu văn ở THCS nói chung đáp ứng được yêu cầu, chất lượng dạy học chưa như mong muốn.
2.2. Nhận định riêng về nội dung phƣơng pháp dạy đọc - hiểu
Từ những nghiên cứu về tiền đề lí luận của PP đọc - hiểu, thực trạng dạy học đọc - hiểu, với những kinh nghiệm, trải nghiệm và lịng say mê nghề nghiệp, tích cực tìm tịi đổi mới PP dạy học, bản thân tôi nhận thấy:
- Đọc - hiểu là một PP mới. Trong đó đọc được hiểu là hoạt động, hiểu được quan niệm là mục đích, hay đọc cịn bao hàm cả PP để hiểu nội dung cần hiểu về các mặt như phong cách văn bản, hiệu quả của các yếu tố ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp;
- Dạy đọc - hiểu cho HS là cách dạy “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tiếp nhận và cảm thụ văn học”. Tạo cho người học có một phương pháp để tự học, tự hồn thiện kiến thức cho mình trong suốt cuộc đời.
Học sinh hứng thú hơn với mơn học hơn do có cách thức, con đường tiếp nhận khoa học đối với TPVC, chất lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt.
2.3. Những nguyên tắc và biện pháp hƣớng dẫn đọc - hiểu hai đoạn trích "Cảnh ngày xn" và "Kiều ở lầu Ngƣng Bích" trong chƣơng trình sách giáo khoa và sách giáo viên
2.3.1. Trong sách giáo khoa
- Đọc hiểu đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: Nội dung đọc hiểu:
+ Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.
Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật).
Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân?
+ Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nơ nức, dập dìu,…). Những từ ấy gợi lên khơng khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
Thông qua buổi du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.
+ Sáu câu cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
Cảnh vật, khơng khí mùa xn trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?
Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối?
Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.
(Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lý như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,…).
+ Luyện tập
* Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh
- Trên cành lê có mấy bơng hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp
thu và sáng tạo của Nguyễn Du. * Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Đọc hiểu đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
+ Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu.
Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều (chú ý hình ảnh “trăng", “mây sớm đèn khuya”).
Qua khung cảnh thiên nhiên, có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hồn cảnh và tâm trạng ấy?
+ Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí khơng? Vì sao?
Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
Em có nhận xét gì về tấm lịng Thúy Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? + Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.
Cảnh vật ở đây là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.
Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
+ Luyện tập
* Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối (“Buồn trơng cửa bể chiều hơm… Ầm ầm tiếng sóng
kêu quanh ghế ngồi”).
* Học thuộc lòng đoạn thơ.
2.3.2. Trong sách giáo viên
Đoạn trích "Cảnh ngày xuân"
+ Mục tiêu cần đạt:
* Giúp HS thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật.
miêu tả cảnh vật.
+ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. * Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
+ Vị trí đoạn trích: Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại, gợi tả chị em Thúy Kiều, đoạn thơ tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân.
+ Kết cấu của đoạn trích:
Đoạn thơ kết cấu theo trình tự thời gian của cuộc du xuân: - Bốn câu đầu: khung cảnh ngày xuân.
- Tám câu tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. - Sáu câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.
* Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
Phân tích bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân.
Hai câu đầu vừa nói thời gian vừa gợi khơng gian. Ngày xn thấm thốt trơi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng.
Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân là hai câu thơ:
Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc có sự hài hịa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân
trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ "điểm" làm
cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ khơng tĩnh tại.
Phân tích tám câu thơ tiếp, gợi khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Trong ngày thanh minh, có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ (đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân) và hội đạp thanh (đi
chơi xuân ở chốn đồng quê).
Một loạt từ hai âm tiết (trong đó có cả từ ghép và từ láy) là tính từ, danh từ, động từ xuất hiện: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu,… gợi lên khơng khí lễ hội thật rộn ràng. các danh từ (yến anh, chị em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự đông vui, nhiều người cùng đến hội; các tính từ
(gần xa, nơ nức) làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội. Cách nói ẩn dụ "nô nức
yến anh" gợi lên hình ảnh từng đồn người nhộn nhịp đi chơi xuân, chim én,
chim oanh bay ríu rít. Trong lễ hội mùa xuân tấp nập nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân.
Qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa. Tiết Thanh minh mọi người sắm sửa lễ vật để đi tảo mộ, sắm sửa áo quần để đi vui hội đạp thanh. Người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy, hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất.
Phân tích sáu câu thơ cuối gợi tả khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, cái khơng khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội khơng cịn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Cảnh mùa xuân ở câu cuối và bốn câu đầu bên cạnh những nét giống nhau cịn có nét khác nhau là bởi thời gian, khơng gian thay đổi (sáng khác chiều tà, lúc vào hội khác lúc tan hội), nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy "tà tà", "thanh thanh","nao nao". Hai chữ "nao nao" không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người, đã nhuốm màu lên cảnh vật. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh "nao nao" như báo