Kết quả thể nghiệm và đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 109)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Kết quả thể nghiệm và đánh giá

3.3.1. Kết quả thể nghiệm

Sau khi tiến hành tổ chức cho HS rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu hai đoạn trích thơng qua các tiết dạy thể nghiệm. Chúng tôi nhận thấy, hầu hết các tiết dạy đều thu hút được HS tham gia học tập. HS tỏ ra khá hứng thú khi tham giá các tiết học. Những câu trả lời của HS đưa ra có khả năng đáp ứng yêu cầu của bài học cao hơn. Việc đọc hiểu của HS khơng cịn khó khăn như trước. Hầu hết HS đã hiểu các kĩ năng đọc hiểu, vận dụng các kĩ năng khi đọc hiểu vào từng đoạn trích, từ đó mà khả năng cảm thụ đã được nâng lên rõ rệt. Chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá HS với bài viết 1 tiết bằng đề bài và thang điểm đánh giá bằng số liệu cụ thể dưới đây.

- Tổng số bài kiểm tra (đối với HS hai lớp dạy thể nghiệm): 72 bài; - Tổng số bài kiểm tra (đối với HS hai lớp dạy đối chứng): 73 bài;

tùng lớp trong bảng sau:

Bảng 3.3. Kết quả điểm số của các lớp sau khi dạy thực nghiệm

STT Lớp Số HS Lực học sau dạy thực nghiệm Giỏi Khá TB Yếu 1 Thể nghiệm 9A Trọng Quan 39 3 (7,7%) 16 (41%) 19 (48,7%) 1 (2,6%) 2 9A Đồng Phú 33 2 (6,1%) 15 (45,4%) 14 (42,4%) 2 (6,1%) 3 Đối chứng 9B Trọng Quan 40 1 (2,5%) 13 (32,5%) 22 (55%) 4 (10,0%) 4 9B Đồng Phú 33 1 (3,0%) 12 (36,4%) 16 (48,5%) 4 (12,1%) Dựa trên bảng thống kê đánh giá điểm số để đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của HS, chúng tôi tiến hành tổng hợp trong bảng tổng hợp kết quả trung bình chung (tính %) cho số HS tham gia ở các lớp thể nghiệm và các lớp đối chứng như sau:

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả trung bình chung số HS tham gia thể nghiệm và đối chứng Lớp Thể nghiệm Đối chứng Đơn vị Số HS Giỏi Khá TB Yếu Số HS Giỏi Khá TB Yếu Số liệu 72 5 31 33 3 73 2 25 38 8 % 100 7 43 46 4 100 3 34 52 11

lớp đối chứng (theo PP dạy học thông thường). 0 5 10 15 20 25 30 35 40 G K TB Y Đối chứng Thể nghiệm

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả

3.3.2. Phân tích và đánh giá kết quả thể nghiệm

3.3.2.1. Phân tích

Đối tượng HS tham gia vào quá trình kiểm tra đánh giá của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là gần như tương đương. Khi tiến hành kiểm tra hiệu quả của việc dạy học có sử dụng các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho HS lớp 9 THCS thông qua bài kiểm tra cho cả hai nhóm HS tham gia thực nghiệm và đối chứng kết quả thu được đã thể hiện rất rõ nét trên bảng thống kê kết quả và biểu đồ so sánh tỉ lệ phần trăm theo lực học giữa hai nhóm HS tham gia thực nghiệm và tham gia đối chứng.

Kết quả cụ thể: Số HS sau khi tham gia học tập theo chương trình thể nghiệm là tương ứng tỷ lệ là 100%. Sau khi tiến hành kiểm tra và đánh giá cho kết quả là:

- Số HS đạt điểm Giỏi 5 HS (7%), số HS đạt điểm Khá 31 (43%), số HS đạt điểm Trung bình 33 (46%), số HS điểm Yếu 3 (4%);

kiểm tra đánh giá là: Số HS đạt điểm Giỏi 2 HS (3%), số HS đạt điểm Khá 25 (34%), số HS đạt điểm Trung bình 38 (52%), số HS điểm Yếu 8 (11%).

3.3.2.2. Đánh giá

Kết quả thực nghiệm cho thấy, nhóm HS tham gia thực nghiệm các biện pháp nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản có điểm kiểm tra ở mức độ Giỏi và khá cao hơn hẳn so với nhóm HS tham gia học tập ở các lớp đối chứng học theo phương pháp thông thường. Cụ thể là, số lượng HS có điểm giỏi ở nhóm tham gia thực nghiệm là 5/72 bài chiếm 7%, trong khi đó số lượng HS có điểm Giỏi ở nhóm đối chứng là 2/73 bài chiếm 3%. Số lượng HS có điểm Khá trong nhóm lớp thực nghiệm là 31/72 bài, chiếm 43%; số lượng HS có điểm Khá ở nhóm tham gia đối chứng là 25/73 HS chiếm 34%. Như vậy, có thể thấy hai nhóm HS được kiểm tra có lực học tương đồng nhau nhau nhưng khi tham gia học tập với hai cách thức và biện pháp tổ chức không giống nhau thì mang lại kết quả khác nhau. Đó là nhóm HS tham gia thực nghiệm (được tham gia hoạt động tổ chức học tập bằng các biện pháp đề xuất) có tỷ lệ điểm Khá, Giỏi cao hơn hẳn so với nhóm HS tham gia học tập theo PP truyền thống.

Mặt khác, số HS có điểm đánh giá ở mức Yếu ở hai nhóm cũng có sụ chênh lệch đáng kể. Ở nhóm thực nghiệm, số lượng HS có bài kiểm tra đạt điểm Yếu giảm rõ rệt và thấp hơn nhiều: 3/72 tỉ lệ 4%, so với 8/73 tỉ lệ 11%;

Từ kết quả thực nghiệm và đối chứng trên cho thấy, việc sử dụng các biện pháp nâng cao kĩ năng đọc - hiểu cho HS khi ứng dụng vào thực tế dạy học đã phát huy hiệu quả đáng kể đó là năng lực cảm thụ văn chương của HS trong đọc - hiểu văn bản được nâng lên rõ rệt.

cùng, có thể thấy việc áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào dạy học ở nhà trường phổ thông là rất quan trọng. Điều này khơng chỉ góp phần thúc đẩy việc tìm tịi, đỏi mới PP dạy học mà còn nâng cao hiệu quả dạy học đọc - hiểu văn bản nói riêng, bộ mơn Ngữ văn trong nhà trường nói chung.

Trong q trình áp dụng các biện pháp đề xuất vào thực tiễn dạy học, GV có thể phát huy hết khả năng dạy học của mình. Đồng thời trong mỗi tiết học có áp dụng các biện pháp đề xuất, HS học tập sôi nổi và hăng hái tham gia xây dựng bài hơn. Điều đặc biệt là hầu hết HS sau khi tham gia tiết học có áp dụng biện pháp mới đều tích cực và chủ động trong việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới và hồn thành các bài tập được giao.

Thơng qua số liệu cụ thể kết quả thực nghiệm đối chứng cho thấy, sự vượt trội về tỉ lệ HS đạt điểm Khá, Giỏi và sự giảm tỉ lệ HS Yếu là minh chứng rõ nét đánh giá hiệu quả của việc áp dụng biện pháp mới. Kết quả này cho phép đánh giá hướng giải quyết nhiệm vụ đặt ra của đề tài là đúng đắn, có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong luận văn, tôi đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ, mục đích đặt ra của đề tài là nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lí luận của phương pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông theo nhiệm vụ của bộ môn và theo hướng đọc - hiểu, phù hợp với yêu cầu giáo dục của nhà trường hiện đại thông qua việc khảo sát, thiết kế hai bài đọc - hiểu văn bản “Cảnh ngày xuân” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để từ đó thấy được việc đổi mới thiết kế theo hướng đọc - hiểu là một việc làm đúng đắn và cần thiết.

Để đạt được mục đích đề ra, ở chương 1 luận văn đã đi vào tìm hiểu những vấn đề lí luận liên quan đọc - hiểu, từ đó thấy được bản chất, ý nghĩa, vai trò của việc đọc - hiểu trong dạy học Ngữ văn.

Trong chương 2, từ việc khảo sát và phân tích những tồn tại, hạn chế của khuynh hướng dạy học đọc hiểu truyền thống, luận văn đã xây dựng gợi ý đọc - hiểu với từng văn bản “Cảnh ngày xuân” , “Kiều ở lầu Ngưng Bích” và đ ề xuất hướng tiếp cận trước mỗi văn bản đó. Đó là vận dụng bốn kĩ năng đọc - hiểu kết hợp ba tầng cấu trúc của văn bản với nguyện vọng muốn đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học Ngữ văn.

Vận dụng bốn kĩ năng đọc - hiểu vào q trình học tập các mơn học, tìm ra điểm đồng tâm, đồng quy giữa các phân môn thuộc bộ mơn Ngữ văn, qua đó hình thành các kỹ năng sử dụng chung cho cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn.

Thiết kế giáo án thể nghiệm tổ chức hướng dẫn bốn kĩ năng đọc - hiểu văn bản. Rèn kỹ năng đọc hiểu các văn bản có một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông.

Bồi dưỡng bốn kĩ năng đọc hiểu hai đoạn trích trong Truyện Kiều giúp cho: - Giáo viên:

hiểu cần hướng dẫn HS.

+ Vận dụng lí luận vào thực tiễn giảng dạy của mình một cách hiệu quả. + Có phương pháp tốt hơn khi dạy các đoạn trích trong Truyện Kiều nói riêng, dạy đọc hiểu văn bản văn học nói chung.

+ Có cách thức tổ chức hướng dẫn HS một cách khoa học khi đọc hiểu các văn bản.

+ Hiểu được tâm lý người học, tạo ra hứng thú học tập cho người học. - Học sinh:

+ Hiểu rõ hơn về nội dung đọc hiểu văn bản. + Có nhận thức đúng đắn về mơn học.

+ Có kĩ năng đọc - hiểu các đoa ̣n trích trong truyê ̣n Kiều nói riêng, đo ̣c - hiểu văn bản nói chung.

+ Có niềm say mê học hỏi, tìm tịi để nâng cao kiến thức. Vì thế việc học văn khơng cịn mang tính thụ động, đối phó.

2. Khuyến nghị

Thiết kế bài học theo hướng đề xuất các kĩ năng đọc - hiểu là phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường hiện đại, tránh được tình trạng dư thừa, trùng lặp kiến thức, tiết kiệm thời gian đào tạo, nhằm đạt hiệu quả cao trong Giáo dục - đào tạo.

Để việc thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng nâng cao kĩ năng đọc - hiểu yêu cầu đặt ra đối với GV và HS ở mức độ cao hơn, khó hơn so với hướng dạy học cũ. Giáo viên và HS phải thực sự cố gắng, nỗ lực trong việc tìm tịi, nghiên cứu SGK, SGV, sách bài tập, tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học và đến vấn đề đọc - hiểu. Học Ngữ văn theo hướng kĩ năng đọc - hiểu, HS khơng những tập trung tìm hiểu, khai thác, nắm bắt kiến thức trong bộ mơn mà cịn phải liên hệ, gắn kết với những vấn đề khác có liên quan: lịch sử, triết học, đời sống, các ngành nghệ thuật khác để từ đó học sinh có tri thức tổng hợp. Điều này được thể hiện trong thiết kế, thể nghiệm ở chương 3.

dạy như thế nào đối với các đoạn trích trong truyện Kiều với đối tượng HS lớp 9 cho hợp lý và có kết quả khả quan. Luận văn là kết quả của sự cố gắng, của những tìm tịi, suy nghĩ để vận dụng lý luận dạy học mới theo hướng nâng cao kĩ năng đọc - hiểu vào thực tế dạy học một lớp, một số bài cụ thể. Văn học nhà trường có quy luật vận động riêng, vì thế luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định.Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, mỗi GV có một phương hướng, cách thức, con đường, một nghệ thuật riêng để tiếp nhận và định hướng tiếp nhận cho HS đối với mỗi bài học, mỗi tác phẩm cụ thể.

Vì vậy, có thể coi luận văn như một tài liệu tham khảo cần thiết, thiết thực cho HS, sinh viên, cho thực tế dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS.

Để góp phần nâng cao hiệu quả cho giờ học đọc - hiểu văn bản, tác giả luận văn xin đưa ra một vài ý kiến sau:

- Nâng cao kĩ năng đọc hiểu đòi hỏi người GV phải nắm vững lí luận về đọc hiểu nói chung, các kĩ năng đọc hiểu cần bồi dưỡng cho HS;

- Tổ chức các hoạt động đọc nên linh hoạt, kết hợp các kĩ năng trong một giờ học: Đọc chính xác, đọc phân tích, đọc sáng tạo, đọc tích lũy với đọc kĩ , đọc sâu, đọc lướt, đọc phân vai;

- Cần hiểu tâm lí người học;

- Hướng dẫn HS kĩ năng đọc - hiểu văn bản đạt yêu cầu, cần đáp ứng một lượng kiến thức rất phong phú mà lượng thời gian trên lớp thì có hạn, nếu khơng có phương tiện dạy học hỗ trợ, người GV khơng có biện pháp, những hình thức tổ chức dạy học phù hợp thì sẽ gặp khó khăn khi lên lớp.Vì thế các nhà trường phổ thông cần được trang bị những phương tiện dạy học hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính, bổ sung tư liệu tham khảo,... để phục vụ cho việc dạy học đọc - hiểu văn bản tốt hơn;

- Sở Giáo dục cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc dạy học theo hướng nâng cao kĩ năng đọc - hiểu của GV và HS để có những chỉ đạo, điều

- Các trường nên tăng cường tổ chức trao đổi kinh nghiệm về phương pháp dạy học theo hướng nâng cao kĩ năng đọc - hiểu bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội giảng, soạn giáo án mẫu,...

- Cần chuẩn bị cho HS nắm được PP học tập ngay khi các em còn ở THCS. HS phải được làm quen, trang bị về phương pháp tự học, tự nghiên cứu và được hướng dẫn thực hành, rèn luyện các phương pháp đó trong từng mơn học, của quá trình học tập để sau khi hoàn thành chương trình THCS tiếp tục học lên THPT các em có thể vận dụng vào việc học tập và cuộc sống hoặc tiếp tục học cao hơn.

Luận văn là kết quả ban đầu nghiên cứu một vấn đề khoa học, tuy có ý thức ham học hỏi, có sự cố gắng và nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, nhưng khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả có hạn. Vì vậy, luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót nhất định và chắn chắn sẽ có vấn đề chưa được lý giải thoả đáng. Với tinh thần ham học hỏi, cầu thị tiến bộ, bản thân tôi tha thiết kính mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thày, cơ; sự đóng góp ý kiến chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Duy Bình (1983) - Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp. Nxb Giáo dục Hà Nội.

[2] Nguyễn Viết Chữ (2010) - Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb ĐHSP.

[3] Trần Đình Chung (2004) - Tiến tới một quy trình đọc hiểu văn trong

bài học ngữ văn mới, văn học và tuổi trẻ, số 2, tr 25.

[4] Trần Đình Chung (2003) - Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản ngữ văn 7, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[5] Trần Đình Chung (2005) - Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản ngữ văn 9, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[6] Trần Đình Chung (2009) - Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở

theo đặc trưng phương thức biểu đạt, Nxb Giáo dục.

[7] Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo và dạy học TPVC, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[8] Nguyễn Trọng Hoàn (2002) - Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học, Hà Nội. [9] Nguyễn Trọng Hoàn (2003) - Đọc hiểu thơ trữ tình hiện đại VN trong SGK Ngữ văn 7, văn học và tuổi trẻ số 12, trang 27.

[10] Nguyễn Trọng Hoàn (2007) - Đọc hiểu văn bản, ngữ văn 9, Nxb Giáo dục. [11] Nguyễn Thanh Hùng (1994) - Văn học và nhân cách, Nxb Văn

học, Hà Nội.

[12] Nguyễn Thanh Hùng (2000) - Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục Hà Nội. [13] Nguyễn Thanh Hùng (2002) - Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb

Giáo dục Hà Nội.

[14] Nguyễn Thanh Hùng (2003) - Năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương của học sinh THPT, tài liệu in, Hà Nội.

[16] Nguyễn Thanh Hùng(2011) - Kỹ năng đọc hiểu văn, Nxb Đại học

sư phạm, HN.

[17] Đặng Thanh Lê (2001) - Giảng văn Truyện Kiều, Nxb Giáo dục Hà nội. [18] Phan Trọng Luận (2011) - Văn học nhà trường, nhận diện tiếp cận đổi mới, Nxb Đại học Sư phạm.

[19] Nguyễn Huy Quát (2003) - Phương pháp dạy học Văn, Giáo trình

Đại học Sư phạm- Đại học tự nhiên, Thái Nguyên.

[20] Trần Đình Sử (2001) - Đọc văn, học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [21] Trần Đình Sử (2003) - Đọc hiểu văn- Một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện đại, báo văn nghệ số 31.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao kỹ năng đọc hiểu 2 đoạn trích cảnh ngày xuân và kiều ở lầu ngưng bích cho học sinh lớp 9, trung học cơ sở (Trang 109)