CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học.
1.5.1. Khách quan
Chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý là yếu tố quyết định tác động đến hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Ví dụ : Chế độ phụ cấp cho Giáo viên điều động sang làm công tác quản lý ở các cấp ( Phịng giáo dục, sở giáo duc)...
Mơi trường làm việc, bao gồm môi trường tự nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là mơi trường xã hội, văn hóa, chính trị xã hội, điều kiện kinh tế là yếu tố chi phối phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường Tiểu học nói riêng.
1.5.2. Chủ quan
Năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đội ngũ.
Quan điểm, nhận thức của các cấp quản lý về vai trị vị trí của đội ngũ CBQL trường Tiểu học, về công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ CBQL.
Nhận thức và văn hóa chia sẻ, cộng tác hợp tác của đội ngũ giáo viên ở các nhà trường đối với đội ngũ CBQL nhà trường.
Hồn cảnh gia đình của bản thân người GV, CBQL. Sức khỏe của bản thân giáo viên, CBQL.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của cấp tiểu học đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường tiểu học. Chức năng, nhiệm vụ của người CBQL trường học, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người CBQL trường học trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận lơgic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở chương 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha. Dân số trên 12 vạn người, có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó: Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 61%; Tồn huyện có 23 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 8 xã khu vực III, 13 xã khu vực II; 02 xã, thị trấn thuộc khu vực I. Tồn huyện có 133 thơn bản ĐBKK (trong đó có 23 thôn bản ĐBKK thuộc các xã khu vực II); có 6 xã thuộc vùng CT229. Đảng bộ huyện có 46 Chi bộ, Đảng bộ cơ sở với 431 chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở; Tổng số Đảng viên tính đến thời điểm báo cáo là 6.296 đảng viên.
Thanh Sơn có vị trí địa lý khá thuận lợi, tiếp giáp với Hà Nội, Hồ Bình, có đường Quốc lộ 32A, 70B chạy qua, là cửa ngõ nối vùng Tây Bắc với Thủ đơ Hà Nội đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển thương mại và dịch vụ. Có tiềm năng về đất đai, phù hợp với trồng cây lâm nghiệp, cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp như cây chè, cây sơn.; Có hệ thống hang động, sơng ngịi, thảm thực vật phong phú...
Huyện Thanh Sơn được xác định là trung tâm tiểu vùng kinh tế của các huyện phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có nhiều cơ hội để thu hút các nguồn lực đầu tư từ ngân sách và các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực thị trấn Thanh Sơn để dần từng bước hồn thành các tiêu chí đơ thị loại 4.Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc và người dân tộc tỷ lệ chiếm tỷ lệ cao, có cuộc sống ổn định, đồn kết.
Thanh Sơn thực hiện tốt khâu đột phá về đào tạo nguồn nhân lực đạt được kết quả tích cực. Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng ở các cấp học. Tồn huyện hiện có 46/79 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% số xã có trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 24 trường và 08 xã so năm 2010. Duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đạt trên 95%, học sinh thi
đỗ vào các trường cao đẳng, đại học tăng; chất lượng học sinh giỏi, giáo viên giỏi được xếp tốp đầu khối các phòng giáo dục và đào tạo của tỉnh. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp huyện, xã được đẩy mạnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng so với đầu nhiệm kỳ và ngày càng nâng cao chất lượng. Đến nay, 100% cán bộ cơng chức cấp huyện có trình độ đại học, cao đẳng; 94,6% cán bộ cơng chức cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên (tăng 37,6%); 62,4% giáo viên có trình độ đại học và trên đại học (tăng 15,8%).
Trong 5 năm 2010-2015, huyện Thanh Sơn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn 11%; trong đó nơng - lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2%; - công nghiệp, xây dựng tăng 12,5%; - dịch vụ, thương mại tăng 15,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông- lâm nghiệp.
Trong 5 năm 2015-2020, huyện Thanh Sơn phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn qn 7,7%/năm; trong đó nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản 5%, công nghiệp và xây dựng 9,7%, các ngành dịch vụ 9,2%.
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (theo giá thực tế): 33,6 triệu đồng/người/năm.
Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 62%, giá trị tăng thêm ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 38%. Kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông- lâm nghiệp.
Một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu thực hiện trong giai đoạn 2015-2020:
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; tập trung ưu tiên nguồn lực phát triển kinh tế đồi rừng để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tăng quy mô, giá trị và tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ - thương mại; nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng; tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển; nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ; tăng cường quản lý tài nguyên, môi trường.
Tiếp tục củng cố, phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo; Đẩy mạnh củng cố, phát triển mạng lưới y tế, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân Tổ chức các hoạt động văn hoá- thông tin, thể dục thể thao phong phú, đa dạng; tập trung đào tạo nguồn nhân lực; giải quyết việc làm; giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng; thực hiện nghiêm túc công tác tổ chức xây dựng Đảng; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng và Uỷ ban kiểm tra các cấp. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng góp phần củng cố mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2.2. Định hƣớng phát triển giáo dục tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020.
2.2.1. Mục tiêu chung
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân địa phương. Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện cho mọi người và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo mỗi cá nhân.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; thực hiện chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
2.2.2. Các mục tiêu cụ thể
2.2.2.1 Giáo dục mầm non
Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thực hiện miễn học phí trước năm 2020; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh;
Đến năm 2015: Huy động 25% trẻ dưới 3 tuổi ra nhà trẻ, trên 95% trẻ 3 đến 4 tuổi ra lớp mẫu giáo, 50% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
Phấn đấu đến năm 2020: Có trên 40% trẻ dưới 3 tuổi ra nhà trẻ, trên 99% trẻ 3 đến 4 tuổi ra lớp mẫu giáo, trên 70% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2.2 Giáo dục tiểu học
Triển khai các nội dung, phương pháp giáo dục hướng tới nâng cao chất lượng toàn diện và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;
Đến năm 2015: Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, 60% đơn vị cấp xã, 45% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 85% số trường đạt chuẩn quốc gia;
Đến năm 2020: Có 97% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 90% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2.3 Giáo dục Trung học
Triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức thực tế vào thực tiễn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thực hiện có hiệu quả cơng tác phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
Đến năm 2015: 91% tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; 10% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; 50% trường trung học cơ sở và 40% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia;
Đến năm 2020: 95% tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; 85% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thơng và tương đương; 80% trường trung học cơ sở và 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2.4 Giáo dục thường xuyên
Tạo cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nơng thơn, vùng khó khăn trong tỉnh, các đối tượng chính sách được học tập ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trình độ nhằm nâng cao dân trí, trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng
cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi nghề nghiệp đối với người lao động; củng cố bền vững kết quả xóa mù chữ;
Phấn đấu số học viên của các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào khoảng 5,3 nghìn học viên năm 2015 và 4,2 nghìn học viên vào năm 2020;
Đến năm 2015 có 100% cán bộ cơng chức cấp xã, cấp huyện được học tập bồi dưỡng cập nhật kiến thức về lý luận, pháp luật, kinh tế - xã hội; có trên 99% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ.
2.2.2.5 Giáo dục nghề nghiệp và đại học
Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, kỷ luật lao động. Tăng quy mô tuyển sinh học nghề từ 8 đến 12%/năm;
Phấn đấu đến năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó đào tạo nghề đạt 40%;
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó đào tạo nghề đạt 50%.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các vùng lân cận;
Củng cố các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thuộc tỉnh, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh . Đa dạng hóa loại hình , ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phong phú về cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội;
Quy mơ đào tạo trung bình của đại học và cao đẳng giai đoạn 2013-2015 là 25,6 nghìn sinh viên; giai đoạn 2016-2020 là 32 nghìn sinh viên.
2.3. Khái quát về giáo dục huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Ngành GD&ĐT huyện Thanh Sơn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện; sự phối, kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và đồn thể xã hội; sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để ngành Giáo dục tiếp tục phát triển toàn diện, vững chắc đáp
ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Duy trì ổn định về quy mạng lưới, trường lớp phát triển phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế địa phương.
Về quy mô giáo dục có 81 đơn vị gồm 24 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú, 3 trường trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp, 01 trường trung cấp nghề Dân tộc Nội trú Phú Thọ. UBND huyện trực tiếp quản lý 76 trường, gồm 24 trường Mầm non, 27 trường Tiểu học, 24 trường Trung học cơ sở, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp.
Do đặc thù của huyện miền núi, địa bàn rộng, giao thơng cịn khó khăn, dân cư sống khơng tập trung, do đó cịn nhiều điểm trường lẻ và các lớp cắm bản. Việc tổ chức loại hình lớp ghép ở các điểm trường lẻ và các lớp cắm bản vẫn được duy trì, cho nên tỷ lệ học sinh/lớp đối với cấp học tiểu học thấp hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Tỷ lệ học sinh/lớp giữa vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi và vùng đặc biệt khó khăn cịn chênh lệch.
Đối với bậc học Mầm non, trong những năm qua hệ thống mạng lưới trường, lớp mầm non đã phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện. Đến nay, mỗi xã, thị trấn có ít nhất một trường mầm non.
Năm học 2014-2015 có 353 lớp và nhóm nhà trẻ, 8653 học sinh. Trung bình 24,5 học sinh/lớp; cao nhất 32 học sinh/lớp (MN Thạch Khoán); thấp nhất 17 học sinh/lớp (MN Tất Thắng). Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 100%. Hiện nay, các trường mầm non đều đã có lớp mẫu giáo 5 tuổi, tỷ lệ huy