Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 63 - 69)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

2.6. Kết quả khảo sát

2.6.3. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học

huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Để đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn chúng tôi dùng phiếu khảo sát theo mẫu số 2, đối tượng khảo sát gồm 60 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT, lãnh đạo và chuyên viên phòng Nội vụ, lãnh đạo UBND huyện, CBQL ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Kết quả điều tra theo từng nội dung như sau:

2.6.3.1 Công tác quy hoạch

Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng cơng tác quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng số 2.14: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo

từng tiêu chí Điểm trung bình 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ

CBQL đến năm 2020. 0 5 22 19 14 3,7

2 Xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ

CBQL ở các trường Tiểu học có tính khả thi. 1 8 15 20 16 3,7

3 Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên trong diện

quy hoạch CBQL ở các trường Tiểu học. 0 12 18 15 15 3,6

4 Dự kiến được các nguồn lực thực hiện quy

hoạch 0 5 24 17 14 3,7

5 Lựa chọn các giải pháp thực hiện quy hoạch. 5 12 19 15 9 3,2

6

Quy hoạch luôn được xem xét, bổ sung, điều chỉnh, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, thúc đẩy được sự phấn đấu, vươn lên của cán bộ, giáo viên.

4 12 17 14 13 3,3

Theo số liệu bảng số 2.12 ta thấy thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn còn rất nhiều nội dung cần quan tâm, các tiêu chí đều đạt ở mức trung bình khá, điểm trung bình chung cho các tiêu chí của cơng tác quy hoạch là 3,5, tỷ lệ này chưa cao. Do đó, cơng tác này được đánh giá là chưa cao.

2.6.3.2 Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm

Với 5 tiêu chí để khảo sát thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng số 2.15: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ CBQL các trường tiểu

học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo

từng tiêu chí Điểm trung bình 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng

lực của đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học. 0 5 15 20 20 3,9

2

Thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL ở các trường Tiểu học theo đúng quy định.

4 12 15 15 14

3,4

3

Thực hiện đúng quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đã được Nhà nước, ngành quy định phù hợp với hoàn cảnh địa phương.

0 4 20 22 14

3,8

4

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm thực sự động viên, khích lệ được đội ngũ CBQL.

2 10 16 20 12

3,5

5 Luân chuyển CBQL ở các trường Tiểu học hợp

lý, đúng nguyện vọng và hoàn cảnh của CBQL. 6 14 18 16 6 3,0

Trong những năm qua huyện đã ban hành tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL, công tác bổ nhiệm mới đã thực hiện tương đối tốt, song công tác bổ nhiệm lại đa phần là duy trì khơng có xem xét quy định và tiêu chuẩn mới. Việc luân chuyển CBQL đã thực hiện song chưa triệt để, nhiều CBQL đã quá 2 nhiệm kỳ song chưa luân chuyển sang đơn vị khác, trong số này nhiều CBQL phải luân chuyển nhưng khơng phải đi và có CBQL muốn luân chuyển nhưng không được luân chuyển. Điểm bình quân của các tiêu chí của cơng tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm là 3,5 điểm, ở mức trung bình khá. Như vậy việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL huyện Thanh Sơn cần quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng quản lý cũng như chất lượng giáo dục của các nhà trường trên địa bàn huyện nói chung, các trường tiểu học nói riêng.

2.6.3.3 Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng

Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng số 2.16: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo

từng tiêu chí Điểm trung bình 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác định có tính

khả thi. 0 5 20 23 12 3,7

2 Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều

hình thức. 0 19 18 16 7 3,2

3 Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị hoặc bồi

dưỡng nghiệp vụ quản lý. 5 5 10 21 19

3,7

4 Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ... 12 20 17 8 3 2,5

5 Sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết thúc khoá

học bồi dưỡng hoặc đào tạo. 14 9 18 14 5 2,8

6 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm

trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý. 12 18 14 8 8 2,7

Theo đánh giá của các chuyên gia, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học huyện Thanh Sơn ở mức trung bình. Theo bảng số 2.14, điểm bình qn các tiêu chí là 3,1 thể hiện đúng điều đó. Thậm chí có 3/6 tiêu chí ở dưới mức trung bình là: Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ...; sử dụng hợp lý CBQL sau khi họ kết thúc khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo; Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lý. Hàng năm Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện cử giáo viên có năng lực nằm trong diện quy hoạch đi học nâng cao trình độ chun mơn. Tuy nhiên phịng GD&ĐT chưa có kế hoạch riêng, mang tính lâu dài mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm, chưa đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện. Mặt khác việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ về cịn có chỗ chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trong diện quy hoạch đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa triệt để, chưa tồn diện cả trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị nên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn CBQL cục bộ ở một số khu vực.

2.6.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Cơng tác kiểm tra, đánh giá của Phịng GD&ĐT đối với đội ngũ CBQL ở các cấp học nói chung, cấp tiểu học nói riêng là việc làm thường xuyên, theo định kỳ. Hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo rộng xuống cơ sở. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Qua kết quả phiếu trưng cầu ý kiến về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá với 5 tiêu chí cho thấy cơng tác này ở huyện đã được thực hiện tương đối tốt, điểm trung bình các tiêu chí là 4,5, có 4/5 tiêu chí đạt khá tốt và tốt. Mặc dù vậy, công tác thanh tra, kiểm tra khơng tránh khỏi một số hạn chế đó là: Những điều chỉnh sau khi thanh tra, kiểm tra chưa thực sự tốt, chưa có biện pháp phù hợp. Đơi khi cơng tác thanh tra cịn mang tính động viên, nhắc nhở, các nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra chưa được phong phú. Cụ thể công tác thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng số 2.17: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo từng tiêu chí

Điểm trung bình 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1

Có kế hoạch cụ thể của Phòng GD&ĐT về việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý đối với CBQL các trường tiểu học.

0 0 0 0 60 5,0

2

Nội dung thanh tra, kiểm tra được phòng GD&ĐT thực hiện đúng với quy định, phù hợp để đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo của CBQL nhà trường.

0 0 0 8 52 4,9

3

Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra.

0 0 7 16 37 4,5

4

Công tác thanh tra, kiểm tra thực sự thúc đẩy, giúp CBQL các trường tiểu học năng cao, phát triển về phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý, lãnh đạo.

0 0 5 20 35 4,5

5

Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, lấy đó là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm học.

2 10 18 18 12 3,5

Điểm bình qn các tiêu chí 4,5

2.6.3.5 Cơng tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật

Ủy ban nhân dân huyện, phòng GD&ĐT Thanh Sơn đã thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước đối với CBQL như phụ cấp trách nhiệm theo hạng trường, cơng tác phí, thừa giờ, tăng lương trước thời hạn... Tuy nhiên, do kinh phí của

địa phương khó khăn nên việc khen thương, đãi ngộ mang tính động viên là chính, ngồi ra do áp dụng quy định mới về thi đua khen thưởng nên CBQL càng khó đạt danh hiệu thi đua sau mỗi năm học. Huyện đã có chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên CBQL có thành tích tốt trong năm học hay cho cả nhiệm kỳ song chưa rõ nét, chưa tạo thành một phong trào. Kết quả điều tra, khảo sát làm sáng tỏ vấn đề này.

Bảng số 2.18: Kết quả điều tra, đánh giá thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ CBQL các trường

tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

TT Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo từng tiêu chí

Điểm trung bình 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

1

UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL.

0 0 0 0 60 5,0

2

Xây dựng chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng của huyện đối với đội ngũ CBQL.

10 15 13 15 7 2,88

3

Huy động được nguồn lực vật chất để thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CBQL.

10 22 15 10 3 2,48

4 Thực hiện thường xuyên kịp thời các

chính sách đãi ngộ đối với CBQL. 12 17 16 9 6 2,5

5 Thực hiện, áp dụng các hình thức kỷ

luật đối với CBQL vi phạm. 3 10 12 24 11 3,6

Điểm bình qn các tiêu chí 3,3

Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn qua điều tra, khảo sát thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu khác nhau, kết quả các công tác được mơ hình hố bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ số 2.3: Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn.

5 4,5 4 Điểm 3,5 trung 3 bình 2,5 2 1,5 1

Trong biểu đồ 1 thể hiện 4 mặt công tác gồm: 1. Công tác quy hoạch.

2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm. 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 63 - 69)