Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 69)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

2.7. Đánh giá chung

2.7.1. Điểm mạnh

Công tác quy hoạch: Huyện Thanh Sơn đã xác định được mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, có dự kiến nguồn lực để thực hiện quy hoạch đội ngũ CBQL. Công tác quy hoạch được xem xét, điều chỉnh, bổ sung hàng năm và trong q trình thực hiện. Hàng năm Phịng GD&ĐT đã thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên để tham mưu với UBND huyện công tác quy hoạch cán bộ.

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển: UBND huyện đã chỉ đạo các Phòng chức năng xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học. Đã thực hiện tương đối tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển theo quy định của Nhà nước.

1 2 3 4 5 Các mặt công tác

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng: Phịng GD&ĐT đã xác định được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng. Xác định được những nội dung quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng. Có thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho tồn thể đội ngũ nói chung và giáo viên dự nguồn nói riêng, sử dụng họ sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá: Hàng năm phòng GD&ĐT xây dựng được kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của nhà trường ở cả ba cấp học. Nội dung thanh tra, kiểm tra rõ ràng, cụ thể; qua đó đánh giá được việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của CBQL, việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên... Công tác thanh tra giúp cho nhiều nhà trường, nhiều CBQL làm việc hiệu quả hơn, thực hiện tốt vai trị, chức năng của mình.

Cơng tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật: UBND huyện, phòng GD&ĐT thực hiện tốt chế độ, chính sách của Nhà nước đối với CBQL. Thực hiện kịp thời các chế độ đãi ngộ (nếu có).

2.7.2. Điểm yếu

Cơng tác quy hoạch: Đã xác định được mục tiêu phát triển đội ngũ đến năm 2020 những chưa cụ thể, chi tiết cho từng năm. Tiêu chuẩn giáo viên trong diện quy hoạch chưa cụ thể. Giải pháp thực hiện quy hoạch chưa tốt do đó dẫn đến tình trạng thiếu nguồn ở một số nơi.

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm: Còn một số trường hợp bổ nhiệm lại chưa đạt tiêu chuẩn đề ra, công tác luân chuyển chưa thực hiện triệt để, nhiều người làm CBQL ở một trường đã gần 20 năm. Do thiếu nguồn ở một số nơi, do điều kiện, hồn cảnh gia đình của nhiều CBQL.

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng: Do điều kiện kinh phí cịn hạn hẹp, ngân sách giao cho hoạt động ở các trường q ít, khơng có ngân sách riêng cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ở các đơn vị. Nhiều CBQL tuổi cao ngại đi đào tạo, bồi dưỡng, nhiều giáo viên trong diện quy hoạch khơng muốn đi vì sợ đi về có làm CBQL hay không? CBQL, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến công tác ở trường do thiếu giáo viên.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá: Do nội dung thanh tra, kiểm tra chưa toàn diện. Sau khi thanh tra, kiểm tra, chủ yếu nhắc nhở, điều chỉnh những tồn tại, chưa có các hình thức khiển trách, kỷ luật...

Cơng tác thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật: Phòng GD&ĐT, Hội đồng Thi đua khen thưởng của huyện chưa tham mưu tích cực việc xây dựng chích sánh đãi ngộ, khen thưởng riêng cho CBQL trường học.

2.7.3. Thời cơ

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Sự phát triển giáo dục của những quốc gia đứng đầu trên thế giới và khu vực đòi hỏi các nước đang phát triển và các nước có nền giáo dục chậm phát triển phải tự vươn mình để phát triển. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã và đang chỉ đạo thực hiện chính sách "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", được các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục và tồn thể nhân dân tích cực hưởng ứng.

Chính sách mở rộng hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực là điều kiện thuận lợi cho giáo dục nước ta học tập, phát triển, đội ngũ CBQL được tham gia hội thảo, giao lưu, học tập kinh nghiệm quản lý giáo dục từ các nước bạn.

Nền kinh tế của nước nhà ngày càng ổn định, phát triển vững chắc.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện ổn định. HU, HĐND, UBND huyện thực sự quan tâm, coi trọng công tác giáo dục của huyện nhà. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho sự nghiệp giáo dục của huyện nhà phát triển.

Nhân dân huyện Thanh Sơn có truyền thống hiếu học, quan tâm, chăm lo tới sự nghiệp giáo dục. Huyện Thanh Sơn đã đạt phổ cập giáo dục THCS đang tiến tới đạt chuẩn phổ cập THPT. Trình độ dân trí, kinh tế của các địa phương đã được nâng cao.

2.7.4. Thách thức

Kinh tế của huyện tuy có nhiều phát triển, cơ sở vật chất đầu tư cho các nhà trường ngày một tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng toàn diện theo nhu cầu của đổi mới giáo dục phổ thơng.

Là huyện miền núi do đó việc huy động các nguồn lực, ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường từ phụ huynh học sinh, nhân dân rất hạn chế.

Đội ngũ CBQL của huyện ở độ tuổi trên 45 tuổi còn nhiều phần nào ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL ỏ các trường Tiểu học huyện Thanh Sơn, cho thấy: Trong những năm qua công tác này đã được quan tâm, thực hiện, có những ưu điểm, mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đã đủ về số lượng theo yêu cầu, theo quy định hạng trường, chất lượng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác phát triển đội ngũ CBQL ở trường tiểu học huyện Thanh Sơn cịn có những điểm hạn chế, những mặt yếu như: Công tác quy hoạch chưa cụ thể, chi tiết cho từng năm; còn một số trường hợp bổ nhiệm lại chưa đạt tiêu chuẩn đề ra, luân chuyển chưa thực hiện triệt để; công tác đào tạo, bồi dưỡng do điều kiện kinh phí cịn hạn hẹp, ngân sách giao cho hoạt động ở các trường q ít, khơng có ngân sách riêng cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ở các đơn vị; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện. Sau khi thanh tra, kiểm tra, chủ yếu nhắc nhở, điều chỉnh những tồn tại, chưa có các hình thức kỷ luật...

Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Thanh Sơn, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL phù hợp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn nói riêng.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện

Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đánh giá đúng thực trạng phong trào giáo dục và đội ngũ CBQL. Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc phát triển đội ngũ CBQL, tránh chủ quan, phiến diện một chiều.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của đội ngũ CBQL và phải đề xuất được các biện pháp mới để làm cho đội ngũ CBQL luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Địi hỏi phát triển trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc xây dựng đội ngũ CBQL.

Những biện pháp đề xuất ra phải xuất phát từ thực tiễn, điều kiện của địa phương và kế thừa những thành quả đã có. Một số biện pháp trong thực tế ở huyện Thanh Sơn đã triển khai và bước đầu phát huy tác dụng, điều này được nêu rõ trong phần đánh giá thực trạng ở chương 2. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, một số biện pháp cần hoàn thiện và triển khai cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định cho phép người nghiên cứu đề xuất các biện pháp trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học trong giai đoạn vừa qua ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ không làm xáo trộn hệ thống, đảm bảo theo nguyên tắc phát triển.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, thiết thực và khả thi

Việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học, yêu cầu chúng ta phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước, của địa phương cũng như sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan.

Áp dụng tốt nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh được quan điểm quá tả hoặc quá hữu khi đưa ra các biện pháp.

Các biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau và có mối quan hệ đồng bộ. Phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2. Tính đồng bộ cho thấy các nội dung của việc phát triển đội ngũ có mối quan hệ biện chứng. Mỗi biện pháp có vai trị của nó nhưng việc triển khai phải có tính đồng bộ giữa các giải pháp được đề xuất.

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3.2.1. Xây dựng tiêu chuẩn CBQL trường tiểu học phù hợp với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Sơn vụ phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Sơn

3.2.1.1 Ý nghĩa của biện pháp

Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, đồng thời cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Việc xây dựng các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc phù hợp với tình hình thực tế, mục tiêu, yêu cầu phát triển của ngành. Từ đó, thơng qua các tiêu chuẩn để lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, mặt khác cũng công khai các tiêu chuẩn, tạo động cơ, mục tiêu phấn đấu cho những cá nhân có năng lực, có ý chí phấn đấu.

Như vậy để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học trước hết chúng ta phải xây dựng được tiêu chuẩn của đội ngũ này.

Nội dung: Tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chí chuẩn đối với cán bộ quản lý trên cơ sơ các quy định của Nhà nước, huyện Thanh Sơn xây dựng một số tiêu chí cụ thể phù hợp điều kiện phát triển của huyện miền núi. Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, từ cơ sở phân tích thực trạng năng lực phẩm chất của đội ngũ CBQL để phát triển đội ngũ CBQL theo hướng tích cực. Tiêu chuẩn CBQL trường tiểu học phải đảm bảo được các yêu cầu: Tiêu chuẩn đó phải được biểu hiện cụ thể ở những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của CBQL; tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở lao động của người quản lý, bao gồm: Khả năng lập kế hoạch; việc tổ chức thực hiện; sự phối hợp trong quản lý, chỉ đạo; công tác kiểm tra; : Tiêu chuẩn đó phải được thể hiện ở hiệu quả cơng tác của người CBQL, đó là khối lượng, chất lượng công việc đạt được và tác dụng của nó trong thực tiễn.

Trên cơ sở đó chúng tơi đề xuất tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của CBQL trường tiểu học như sau:

* Tiêu chuẩn chung: Căn cứ vào Thông tư 14/2011/TT-BGDĐT - Quy định chuẩn Hiệu trưởng tiểu học nói riêng và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói chung. Đó là: Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; Kiên định mục tiêu độc lập và chủ nghĩa xã hội; Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, được nhân dân tín nhiệm, tin u; Có trình độ lý luận chính trị, có trình độ văn hố, chun mơn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

* Tiêu chuẩn riêng: Về phẩm chất:

Phẩm chất chính trị:

Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường;

Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân;

Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.

Đạo đức nghề nghiệp:

Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;

Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ , giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường;

Không lợi dụng chức quyền vì mu ̣c đích vu ̣ lợi;

Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.

Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hố dân tộc và mơi trường giáo dục;

Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung; Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.

Giao tiếp và ứng xử:

Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; Gần gũi, tôn trọng, đối xử cơng bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên;

Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh;

Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong giáo dục học sinh.

Học tập, bồi dưỡng

Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;

Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học;

Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học;

Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;

Có kiến thức phổ thơng về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học.

Nghiệp vụ sư phạm:

Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)