Khái quát về giáo dục huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 42 - 48)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

2.3. Khái quát về giáo dục huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Ngành GD&ĐT huyện Thanh Sơn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện; sự phối, kết hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và đồn thể xã hội; sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp để ngành Giáo dục tiếp tục phát triển toàn diện, vững chắc đáp

ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Duy trì ổn định về quy mạng lưới, trường lớp phát triển phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế địa phương.

Về quy mơ giáo dục có 81 đơn vị gồm 24 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 24 trường trung học cơ sở, 01 trường phổ thông Dân tộc nội trú, 3 trường trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp, 01 trường trung cấp nghề Dân tộc Nội trú Phú Thọ. UBND huyện trực tiếp quản lý 76 trường, gồm 24 trường Mầm non, 27 trường Tiểu học, 24 trường Trung học cơ sở, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp.

Do đặc thù của huyện miền núi, địa bàn rộng, giao thông cịn khó khăn, dân cư sống khơng tập trung, do đó cịn nhiều điểm trường lẻ và các lớp cắm bản. Việc tổ chức loại hình lớp ghép ở các điểm trường lẻ và các lớp cắm bản vẫn được duy trì, cho nên tỷ lệ học sinh/lớp đối với cấp học tiểu học thấp hơn so với mặt bằng chung tồn tỉnh. Tỷ lệ học sinh/lớp giữa vùng có điều kiện kinh tế thuận lợi và vùng đặc biệt khó khăn cịn chênh lệch.

Đối với bậc học Mầm non, trong những năm qua hệ thống mạng lưới trường, lớp mầm non đã phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện. Đến nay, mỗi xã, thị trấn có ít nhất một trường mầm non.

Năm học 2014-2015 có 353 lớp và nhóm nhà trẻ, 8653 học sinh. Trung bình 24,5 học sinh/lớp; cao nhất 32 học sinh/lớp (MN Thạch Khoán); thấp nhất 17 học sinh/lớp (MN Tất Thắng). Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 100%. Hiện nay, các trường mầm non đều đã có lớp mẫu giáo 5 tuổi, tỷ lệ huy động 100%. Tỷ lệ huy động nhà trẻ so độ tuổi 22,0%, tỷ lệ huy động học sinh mẫu giáo so độ tuổi 95,9%.

Quy mô trường, lớp và học sinh tiểu học đã bước vào thời kỳ ổn định. Đảm bảo mỗi xã, thị trấn tối thiểu có một trường tiểu học (tồn huyện có 4 xã, thị trấn có 2 trường tiểu học) đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi. Trong năm học 2014-2015 tồn huyện có 27 trường tiểu học, 486 lớp, 10.081 học sinh.

Tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học đạt ở mức cao và ổn định từ năm học 2002- 2003 đến nay. Trung bình 19,6 học sinh/lớp; cao nhất 34 học sinh/lớp (TH Kim

Đồng); thấp nhất 9,75 học sinh/lớp (TH Yên sơn 2). Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày (từ 9-10 buổi/tuần) đạt 67,5%. Tổng số học sinh 11 tuổi hồn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 95,1%. Số còn lại đang học tiểu học.

Hiện tại, tỷ lệ học sinh lớp Một so với dân số 6 tuổi đạt 100%; tỷ lệ học sinh tiểu học đúng độ tuổi 97,3%, cơng tác duy trì sỹ số đạt tỷ lệ 100%.

Quy mô học sinh THCS các năm gần đây giảm so với những năm học trước do giảm dân số trong độ tuổi. Tồn huyện có 25 trường, có 243 lớp, 6381 học sinh ( trong đó 01 trường PT DTNT; 11 lớp; 345 học sinh). Trung bình 26,3 học sinh/lớp; cao nhất 36,3 học sinh/lớp (THCS Lê Quý Đôn); thấp nhất 17,3 học sinh/lớp (THCS Sơn Hùng).

Số học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 tỷ lệ 99,4%. Số học sinh tốt nghiệp THCS tỷ lệ 99,02%. Tỷ lệ nhập học chung đạt 98,7%. Công tác duy trì sỹ số tỷ lệ 99,73%. Số trường, số học sinh được học 2 buổi/ngày cịn thấp (tồn huyện có 01 trường tổ chức học 2 buổi/ngày).

Trung học phổ thơng (THPT): Tồn huyện 03 trường, 77 lớp, 2872 học sinh (trong đó Bổ túc THPT 5 lớp, 141 học sinh học tại TTGDTX-HN huyện). Tỷ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT và Bổ túc THPT nhìn chung cịn thấp (68,15%) chưa đạt chỉ tiêu giao.

Về cơ sở vật chất, trong những năm gần đây, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ giáo viên đã từng bước khắc phục tình trạng thiếu phịng học. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng, phòng học tạm, phòng học xuống cấp giảm. Tuy nhiên, là huyện miền núi cịn nhiều khó khăn, điểm xuất phát thấp, nhu cầu đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp, huy động nhân dân còn hạn chế. Mặt khác, do quy mô mạng lưới trường lớp phát triển, nhất là cấp học mầm non, yêu cầu về cơ sở vật chất đáp ứng công tác giáo dục ngày càng cao, cho nên khó khăn về cơ sở vật chất hiện nay là nhiều trường còn thiếu phòng học, còn học nhờ (cấp mầm non), cịn có phịng học tạm, phịng học cấp 4 do xây dựng lâu nên đã xuống cấp không đảm bảo cho dạy học cần thay thế. Nhà điều hành, khối phòng phục vụ học tập cịn thiếu và khơng đảm bảo tiêu chuẩn. Hệ thống cơng trình vệ sinh, cơng trình nước sạch ở các điểm trường lẻ hầu hết còn thiếu và chưa đạt yêu cầu.

Hệ thống phòng học, phòng phục vụ học tập, nhà điều hành các cấp học như sau:

Mầm non: Tổng số phòng học, phòng phục vụ học tập: 303, trong đó: Phịng học kiên cố có 250 phịng (82,5%), phịng học cấp 4 có 49 phịng, phịng học tạm còn 4 phòng. Tổng số nhà điều hành 15, trong đó kiên cố: 11 nhà, cấp 4: 04 nhà.

Tiểu học: Tổng số phòng học, phòng phục vụ học tập: 572, trong đó: Phịng học kiên cố có 414 phịng (72,4%), phịng học cấp 4 có 151 phịng, phịng học tạm còn 7 phịng. Tổng số nhà điều hành 26, trong đó kiên cố: 12 nhà, cấp 4: 14 nhà.

THCS: Tổng số phòng học, phòng phục vụ học tập: 368, trong đó: Phịng học kiên cố có 355 phịng (96,4%), phịng học cấp 4 có 12 phịng, phịng học tạm còn 01 phòng. Tổng số nhà điều hành 18, trong đó kiên cố: 14 nhà, cấp 4: 04 nhà.

THPT: Tổng số phòng học hiện có 62, phịng phục vụ học tập: 15, số phịng học kiên cố có 63 phịng (81,2%); nhà điều hành có 03. Nhìn chung số lượng phịng học chưa đảm bảo cho dạy học một ca, khối phòng phục vụ học tập còn thiếu.

Bảng số 2.1: Tổng hợp biên chế năm học 2014 - 2015 của ngành GD&ĐT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Nội dung

Tổng số CB.NV.GV

Chia ra

Mầm non Tiểu học THCS Phòng GD& ĐT Tổng số Biên chế Tổng số Biên chế Tổng số Biên chế Tổng số Biên chế Tổng số Biên chế 2575 2258 712 583 1042 966 816 704 5 5 1. CB quản lý. 216 216 74 74 75 75 63 63 4 4 Trong đó:- Nữ 141 141 74 74 43 43 23 23 1 1 - Dân tộc 85 85 34 34 23 23 28 28 - Sơ cấp - Trung cấp 2 2 2 2 - Cao đẳng 12 12 7 7 3 3 2 2 - Đại học 202 202 65 65 71 71 61 61 5 5 - Trên ĐH 1 1 1 1 2. Giáo viên(C.bộ) 2217 1915 603 479 913 842 701 594

Trong đó: - Nữ 1518 1364 603 479 694 672 221 213 - Dân tộc 1002 891 345 285 328 305 329 301 - Sơ cấp - Trung cấp 446 392 211 190 235 202 - Cao đẳng 636 565 234 204 156 149 246 212 - Đại học 1135 996 158 130 522 484 455 382 - Trên ĐH 3. Nhân viên. 141 126 35 30 54 49 52 47 Trong đó:- Nữ 93 88 30 28 38 36 25 24 - Dân tộc 58 50 14 12 13 12 31 26 - Sơ cấp - Trung cấp 44 40 10 8 25 24 9 8 - Cao đẳng 33 30 10 10 8 7 15 13 - Đại học 64 56 15 12 21 18 28 26 Trong đó: - KT 73 72 21 21 27 27 25 24 - Thư viện 21 16 6 4 15 12 - Văn thư 47 38 14 9 21 18 12 11

(Nguồn: Bộ phận hành chính - Phịng GD&ĐT Thanh Sơn)

Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng lên. Năm học 2014- 2015, bậc học Mầm non tỷ lệ huy động số trẻ ra lớp ngày càng tăng, số cháu 1-2 tuổi tới nhà trẻ đạt 30,9%, số trẻ 3 - 4 tuổi đi mẫu giáo đạt 81,5%, số trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Cấp tiểu học trong năm học khơng có học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh THCS bỏ học thấp dưới 1%, số học sinh lớp 5 hồn thành chương trình tiểu học đạt 100%, học sinh THCS tốt nghiệp đạt tỷ lệ 99,8%.

Trong những năm học gần đây, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao, số học sinh có thành tích xuất sắc, đạt giải qua các kỳ thi, kỳ giao lưu cấp tỉnh ngày càng tăng. Năm học 2014-2015 cấp THCS có 68 học sinh đạt giải cấp tỉnh, 02 học sinh đạt giải Quốc gia; cấp Tiểu học 15 học sinh đạt giải cấp tỉnh, 01 học sinh đạt giải Quốc gia.

Thanh Sơn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 năm 2002, hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2003, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi năm 2012; Đến nay các tiêu chuẩn phổ cập

giáo dục tiếp tục được củng cố, duy trì và nâng cao là cơ sở vững chắc để hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Tồn huyện có 47 trường học đạt chuẩn quốc gia (Trong đó: 12 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 13 trường THCS); 02 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (TH Kim Đồng, TH Thạch Khoán). Tiếp tục củng cố, phát triển Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi người, đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của nhân dân, xây dựng một xã hội học tập.

Thuận lợi:

Giáo dục Thanh Sơn tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u

cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ IX, X, XI, XII.

Nhận thức về vai trò, trách nhiệm cá nhân cũng như tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước của đội ngũ các thầy giáo, cơ giáo và tồn dân ngày được nâng lên.

Huyện uỷ, UBND huyện Thanh Sơn đã có nhiều chủ trương, chính sách tăng cường đầu tư cho phát triển giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; quan tâm, có chính sách thu hút nhân tài, thu hút giáo viên về huyện cơng tác.

Khó khăn:

Cơ sở vật chất là một trong những khó khăn hàng đầu, trong những năm gần đây, mặc dù đã được đầu tư xây dựng song nhiều trường vẫn cịn khó khăn, hiện nay tồn huyện vẫn cịn 05/27 trường tiểu học chưa đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Nhiều trường còn thiếu phòng học bộ mơn, phịng chức năng. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy - học chỉ đảm bảo mức độ tối thiểu.

Giáo viên các bộ môn âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tiếng Anh, tin học ở một số trường còn thiếu; hiện tại mới có 16 đơn vị triển khai dạy học Tiếng Anh, 08 đơn vị triển khai dạy học môn Tin học… Giáo viên hợp đồng lương thấp nên chưa n tâm cơng tác. Cịn bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu

cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và yêu cầu chung của giáo dục hiện nay.

Đã tiến hành trẻ hoá đội ngũ CBQL nhưng chưa triệt để. Đội ngũ CBQL trường học có số lượng nhiều ở tuổi 45 trở lên.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa thực sự coi trọng, quan tâm đến cơng tác giáo dục của địa phương, trình độ dân trí ở nhiều khu vực cịn thấp.

Chế độ thu hút nhân tài về giáo dục tại huyện đã có song chưa triệt để. Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên chưa yêu nghề, tâm huyết với nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 42 - 48)