Thực trạng đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 52 - 56)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

2.6. Kết quả khảo sát

2.6.1. Thực trạng đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh

cảnh đổi mới giáo dục.

2.5.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát về thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học của Huyện: số lượng, trình độ, cơ cấu giới, độ tuổi, thâm niên, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực quản lý,

Khảo sát về thực trạng phát triển ĐN CBQL trường TH: công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, chế độ đã ngộ, khen thưởng…

2.5.3. Phương pháp khảo sát

Khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp chuyên gia.

2.6. Kết quả khảo sát.

2.6.1. Thực trạng đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ 2.6.1.1 Số lượng: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng

Xuất sắc Khá Trung bình Kém

Tính đến năm học 2014-2015, số lượng CBQL ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là:

Tổng số CBQL (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng): 75. Trong đó: - Hiệu trưởng: 27

- Phó HT: 48 - Nữ: 43 - Đảng viên: 75

Bảng số 2.6: Số lượng và cơ cấu đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

Tổng số

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng

Số lượng Tỷ lệ Đảng viên Nữ Số lượng Tỷ lệ Đảng viên Nữ 75 27 36% 27 10 48 64% 48 33

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Sơn) 2.6.1.2 Trình độ:

* Trình độ chun mơn:

Trên đại học: 01; Đại học: 71; Cao đẳng: 03; Trung cấp: 0

* Trình độ chính trị:

Cao cấp: 0; Cử nhân: 0; Trung cấp: 73; Sơ cấp: 02.

* Trình độ Quản lý:

Có 02 đồng chí học Đại học quản lý, 100% đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tại trường Bồi dưỡng Nhà giáo và CBQL tỉnh Phú Thọ.

Bảng số 2.7: Thống kê trình độ CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ. Tổng số Trình độ CM Trình độ chính trị Trình độ QL TC CĐ ĐH Trên ĐH Sơ cấp Trung cấp Cử nhân Cao cấp Đã qua lớp BD Q.lý Tỷ lệ % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 75 0 0 3 4 71 94,7 1 1,3 2 2,7 73 97,3 0 0 0 0 75 100

2.6.1.3 Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lý

Bảng số 2.8: Thống kê cơ cấu giới, độ tuổi, thâm niên quản lý của CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

TS: 75

Giới Độ tuổi Thâm niên QL

Nam Nữ <30 30- 35 36- 40 41- 45 46- 50 >50 <5năm 5- 10năm 11- 15năm 16- 20năm >20năm SL 32 43 2 7 11 18 24 13 9 16 21 14 15 % 42,7 57,3 2,7 9,3 14,7 24 32 17,3 12 21,3 28 18,7 20

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Sơn) * Cơ cấu giới:

CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ có tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới. Số lượng CBQL nữ là 43/75 = 57,3%, nam giới là 32/75 = 42,7%. Như vậy CBQL nữ trường tiểu học trong huyện có tỷ lệ cao hơn so với CBQL là nam giới, điều này thể hiện sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường tiểu học. Tuy số lượng CBQL là nam giới ít hơn, song ngay các trường cũng có cơ cấu giới không đồng đều, nhiều trường cả 2 CBQL đều là nam giới.

Sự mất cấn đối về giới trong các nhà trường tạo nên những khó khăn về tâm lý giới mà các đồng nghiệp cần chia sẻ với CBQL nhà trường để hiểu và tạo điều kiện cho cá nhân hồn thành nhiệm vụ. Nếu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường đều là nam giới thì có thể các nữ giáo viên sẽ khó chia sẻ trong cơng tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong nhà trường. Còn những đơn vị tỷ nữ CBQL cao thì cũng có những khó khăn trong cơng tác điều hành vì tính quyết đốn, mạnh dạn trong nữ giới không cao. Sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường tiểu học cũng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác quản lý, điều hành nhà trường.

* Về độ tuổi:

Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ năm học 2014 - 2015 được trình bày trong bảng số 2.7.

Số liệu trong bảng cho thấy, CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (17,3%). Độ tuổi này, các CBQL sẽ có

nhiều kinh nghiệm trong quản lý công tác giảng dạy và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, với độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định khi chỉ đạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác quản lý. Ở độ tuổi này nhiều CBQL khơng cịn nhiệt huyết với cơng việc. Nhiều trường có cả 02 CBQL trên 50 tuổi, như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc quản lý, chỉ đạo hoạt động trong nhà trường, trừ các trường điểm còn lại các trường cả 02 CBQL trên 50 tuổi chất lượng giáo dục, giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, các phong trào thi đua kết quả không cao (như: TH Tinh Nhuệ, TH Tân Lập, TH Yên Sơn 2, TH Đơng Cửu, TH Thượng Cửu…). Điều đó cho thấy độ tuổi của CBQL ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục nhà trường, công tác chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động trong nhà trường.

Đặc biệt CBQL ở độ tuổi dưới 30 ít (2,7%), độ tuổi 30-35 tỷ lệ không cao 9,3%. Như vậy cơng tác trẻ hố CBQL là vấn đề cần phải được quan tâm, triển khai để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay. Vì CBQL trẻ sẽ nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới, tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong cơng việc cao, sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trẻ cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt mới góp phần thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà sánh kịp với các huyện, thị đứng đầu của tỉnh về giáo dục.

* Về thâm niên quản lý:

Thâm niên quản lý của CBQL trường tiểu học huyện Thanh Sơn được thể hiện trong bảng số 2.7.

Qua bảng cho thấy:

Số CBQL có thâm niên quản lý dưới 5 năm là: 9 cán bộ = 12%. Số CBQL có thâm niên quản lý 5 - 15 năm là 37 cán bộ = 49,3%. Số CBQL có thâm niên quản lý trên 16 năm là 29 cán bộ = 38,7%.

Ta thấy thâm niên trong quản lý của CBQL trường Tiểu học huyện Thanh Sơn khá cao, có bề dày kinh nghiệm trong công tác nhưng độ nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới, tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình sẽ có phần hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 52 - 56)