Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 83 - 88)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học huyện Thanh

3.2.3. Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển,

chuyển, miễn nhiệm

3.2.3.1 Ý nghĩa của biện pháp

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL ở các trường tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường tiểu học và sự phát triển cán bộ, giáo viên. Vì vậy, cơng tác này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là: Đảm bảo nhu cầu số lượng và chất lượng CBQL của từng trường; Hai là: Phải chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực, phẩm chất đảm

nhận cương vị mới;

Ba là: Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên nhà trường; Bốn là: Động viên, khuyến khích những người tốt, chọn lọc những cán bộ

tốt từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn;

Năm là: Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ;

Sáu là: CBQL đã hết một nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để

bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên, giải pháp này giúp cho ngành GD&ĐT có được đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những người khơng có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL. Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nhà trường, nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. Bởi vì, qua đây người CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ quy trình này người CBQL được đồng nghiệp, lãnh đạo,

cán bộ địa phương chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hồn thiện mình; làm cho mỗi CBQL phải ln tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong q trình quản lý, điều chỉnh cơng tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL; đưa ra nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL. Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ, trì trệ trong cơng tác, kém đổi mới. Do vậy, làm tốt công tác luân chuyển CBQL ở các trường tiểu học huyện Thanh Sơn sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ lâu dài cho giáo dục. Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhằm phát huy ưu điển, khắc phục khuyết điểm của từng đồng chí. Thơng qua thực tiễn, mơi trường cơng tác mới giúp họ trưởng thành hơn. Ln chuyển chính là tạo mơi trường thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng. Thơng qua ln chuyển để bố trí, sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi người, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi người thành sức mạnh tổng hợp chung của CBQL.

3.2.3.2 Nội dung và cách thực hiện

Muốn có kết quả chính xác, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, thì việc thực hiện các biện pháp phải có sự phối hợp giữa phịng GD&ĐT với phịng Nội vụ. Các nội dung và cách thực hiện từng công việc như sau:

- Công tác tuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Để có được đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực, phòng GD&ĐT phải xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của CBQL ở các trường tiểu học, thống nhất với phòng Nội vụ trình UBND huyện phê duyệt làm cơ sở cho việc chọn lựa.

Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã được UBND huyện phê duyệt, phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình tuyển chọn như sau:

Bước 1: Phịng nội vụ kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện quy hoạch,

được in sẵn tên những người trong diện quy hoạch, có ơ trống để cho các thành viên giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác không trong quy hoạch).

Bước 2: Phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức hội nghị gồm: Cấp uỷ, BGH, BCH cơng đồn, đại điện đoàn thanh niên nhà trường.

Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nhân sự cho chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu).

Bước 3: Phịng Nội vụ, Phòng GD&ĐT kiểm phiếu thăm dò, xếp loại thứ

tự số phiếu từ cao đến thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL ở trường tiểu học đã được UBND huyện phê duyệt, căn cứ vào tiêu chuẩn chung do Nhà nước và ngành quy định về độ tuổi, sức khoẻ và các yêu cầu khác. Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.

Bước 4: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT họp xin ý kiến của Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn (địa phương có nhân sự được lựa chọn).

Bước 5: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thống nhất lựa chọn nhân sự, lập

văn bản trình UBND huyện phê duyệt danh sách nhân sự.

- Công tác bổ nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Thời hạn bổ nhiệm: Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60 tháng); Đối với những trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách khơng tính vào thời hạn bổ nhiệm.

Điều kiện bổ nhiệm: Bảo đảm tiêu chuẩn chung của CBQL giáo dục quy định trong Luật giáo dục, điều lệ trường tiểu học, Chuẩn hiệu trưởng tiểu học; Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định của Nhà nước và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng; Có độ tuổi hợp lý, tuổi bộ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi. Trường hợp cán bộ đã giữ chức vụ do nhu cầu điều động thì khơng hạn chế về tuổi; Có đủ sức khoẻ để hồn thành nhiệm vụ được giao; Cán bộ bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì khơng bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian quy định.

Quy trình bổ nhiệm:

Căn cứ vào danh sách nhân sự đã được UBND huyện phê duyệt, phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức hội nghị tại trường tiểu học; Thành phần gồm: Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; Nội dung: bỏ phiếu tín nhiệm nhân sự; Hình thức: bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín.

Phân tích kết quả, lấy ý kiến (Nếu kết quả lấy ý kiến về nhân sự dự kiến dự kiến bổ nhiệm đạt tỷ lệ dưới 50% thì nên để lại xem xét thêm)..

Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của đại biểu nhân dân nơi bản thân và gia đình cán bộ cư trú thường xuyên.

Tập thể lãnh đạo hai phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Trường hợp không thống nhất được giữa tập thể lãnh đạo hai phịng thì cần báo cáo đầy đủ các ý kiến lên UBND huyện xem xét, quyết định.

Phịng GD&ĐT hồn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm.

Phịng Nội vụ thẩm định lại hồ sơ, trình UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm.

- Công tác bổ nhiệm lại CBQL ở các trường tiểu học:

CBQL ở các trường tiểu học khi hết thời hạn giữ chức vụ phải được đánh giá, xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Điều kiện bổ nhiệm lại: Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; Đạt tiêu chuẩn CBQL quy định tại thời điểm xem xét bổ nhiệm lại, có đủ sức khoẻ đáp ứng yêu cầu trong thời thời gian tiếp theo; CBQL ở các trường tiểu học đã giữ chức vụ đủ 5 năm trở lên (tính từ khi có quyết định bổ nhiệm) đều phải tiến hành bổ nhiệm lại. Đối với CBQL cịn dưới 2 năm cơng tác thì nghỉ hưu, có thể xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến lúc nghỉ hưu.

Không bổ nhiệm lại đối với những trường hợp sau: Khơng hồn thành chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ lãnh đạo; Suy thoái về phẩm chất đạo đức, khơng cịn đủ tư cách làm CBQL; Không đủ sức khoẻ để thực hiện chức trách, nhiêm vụ của chức danh bổ nhiệm lại; Có phiếu tín nhiệm giới thiệu bổ nhiệm lại của tập thể lãnh đạo, giáo viên trong nhà trường dưới 50%.

Trình tự bổ nhiệm lại:

CBQL làm kiểm điểm CBQL nhiệm kỳ 5 năm, tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ quản lý.

Lãnh đạo nhà trường tổ chức hội nghị; Thành phần: toàn bộ lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia đóng góp ý kiến với bản kiểm điểm nhiệm kỳ của CBQL; Sau đó gửi biên bản hội nghị về phịng GD&ĐT; Trưởng phòng GD&ĐT huyện đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay khơng bổ nhiệm lại, trình UBND huyện quyết định.

Nếu không được bổ nhiệm lại, phòng Nội vụ phải xác minh lại khuyết điểm vi phạm để trình UBND huyện ra quyết định.

Nếu tiếp tục được xem xét để bổ nhiệm lại: Phòng GD&ĐT, phòng Nội vụ tổ chức lấy phiếu thăm dò ý kiến của tập thể lãnh đạo, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại dưới 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì khơng được bổ nhiệm lại, nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại trên 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì phịng Nội vụ, phịng GD&ĐT trình UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm lại. Nếu số phiếu đồng ý bổ nhiệm lại bằng 50% tổng số phiếu lấy tín nhiệm hợp lệ thì phịng GD&ĐT tiếp tục tổ chức hội nghị 2 gồm lãnh đạo nhà trường, cấp uỷ, ban chấp hành cơng đồn, đoàn thanh niên, lấy phiếu xin ý kiến làm cơ sở trình UBND huyện quyết định bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại.

- Công tác luân chuyển CBQL ở các trường tiểu học:

Việc luân chuyển CBQL ở các trường tiểu học cần phải gắn chặt với công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ, gắn với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL trường học. Luân chuyển CBQL cần được tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều lệ trường tiểu học quy định: Mỗi trường tiểu học có 1 hiệu trưởng và từ 1 đến 3 phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận chức vụ này không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường tiểu học.

Tuy nhiên trên thực tế, để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý, chỉ đạo thì việc bố trí CBQL ở các trường tiểu học khơng nên vận dụng thời gian tối đa ở một đơn vị theo Điều lệ. Việc luân chuyển CBQL phải được tiến hành thường

xuyên, thậm chí hết một nhiệm kỳ, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và tuỳ thuộc vào năng lực của các CBQL.

Đối tượng thực hiện luân chuyển: CBQL giáo dục đã có thời gian giữ chức vụ đó ở một đơn vị từ 10 năm trở lên thì phải ln chuyển; CBQL có thời gian giữ chức vụ đó ở đơn vị từ 5 năm trở lên nhưng năng lực hạn chế, hiệu quả công tác thấp chưa đến mức phải miễn nhiệm; CBQL có nhu cầu ln chuyển do hồn cảnh gia đình mặc dù chưa đến thời gian phải luân chuyển.

- Công tác miễn nhiệm CBQL ở các trường tiểu học:

Điều kiện miễn nhiệm: CBQL xin từ chức; CBQL bị kỷ luật cách chức theo quy định; CBQL suy thoái về phẩm chất đạo đức; CBQL có năng lực yếu khơng hồn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp; Không đủ uy tín hoặc điều kiện sức khoẻ để hồn thành nhiệm vụ thì quyết định miễn nhiệm chức vụ CBQL và bố trí cơng việc khác.

Trình tự, thủ tục miễn nhiệm CBQL ở các trường tiểu học: Lãnh đạo phòng GD&ĐT tổ chức nhận xét, đánh giá những đối tượng thuộc diện miễn nhiệm, lập văn bản báo cáo UBND huyện xem xét giải quyết hoặc cho ý kiến chỉ đạo giải quyết.

Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm CBQL: Sơ yếu lý lịch của CBQL; biên bản nhận xét, đánh giá của lãnh đạo phòng GD&ĐT (nêu rõ lý do miễn nhiệm); bản tự kiểm điểm của CBQL; tờ trình của phịng GD&ĐT đề nghị miễn nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)