Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 80 - 83)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học huyện Thanh

3.2.2. Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học

Căn cứ quy mô phát triển trường tiểu học trong huyện. Theo kế hoạch phát triển giáo dục của cấp tiểu học xây dựng đến năm 2020 số trường tiểu học trong huyện giữ nguyên là 27 trường.

Căn cứ Thông tư liên bộ số 35/2006/TTLT - BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

Căn cứ vào thực trạng độ tuổi CBQL qua khảo sát. Trong 5 năm tới, số lượng CBQL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện đến tuổi nghỉ hưu là 10

người = 13,33%. Vì vậy, số cán bộ kế cận để bổ sung, thay thế CBQL nghỉ hưu cũng phải tương xứng.

3.2.2.1 Ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của việc hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học nhằm phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học sẽ tạo ra sự chủ động và có tính lâu dài trong cơng tác cán bộ, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL có ý nghĩa rất quan trọng, là khởi nguồn, là căn cứ giúp các cấp quản lý xây dựng được các bước tiếp theo của việc chọn lựa, bổ nhiệm CBQL, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ được đoàn kết nội bộ.

3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện

Phát triển đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL, tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, đóng góp cơng sức cho sự nghiệp giáo dục nước nhà; Phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục. Vì vậy nội dung xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học gồm:

Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường tiểu học và xác định nguồn bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học để xác định nguồn bổ sung, thay thế CBQL nghỉ hưu, CBQL không đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm lại, hoặc CBQL bị miễn nhiệm,cách chức...

Hoàn thiện xây dựng tiêu chí cho giáo viên nằm trong diện quy hoạch CBQL (nguồn CBQL).

Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách.

Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra khuyến nghị (nếu có) đối với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

Để biện pháp này có đầy đủ các nội dung và kết quả cho một quy hoạch hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, thì cơ quan quản lý thực thi

phải là phòng Nội vụ, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước về cơng tác tổ chức và nhân sự. Vì vậy, cách thực hiện phòng Nội vụ cần thực hiện các công việc sau:

Xác định số lượng dực nguồn cần có: Một là xây dựng kế hoạch phát triển số lượng đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường, hạng trường để xác định nguồn quy hoạch. Hai là hàng năm phịng Nội vụ thực hiện rà sốt và nhận xét, đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, sức khoẻ để xác định nguồn bổ sung.

Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên thuộc diện quy hoạch CBQL.

Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, phòng Nội vụ cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị 1.

Thành phần: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Hình thức: Giới thiệu nguồn quy hoạch bằng bỏ phiếu kín.

Bước 2: Tổ chức hội nghị 2.

Thành phần: Cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường, đại diện cơng đồn, đồn thanh niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường.

Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên. Hội nghị thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng quy hoạch đội ngũ CBQL và tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL.

Bước 3: Tổ chức hội nghị 3.

Thành phần: Lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng GD&ĐT, cán bộ tổ chức, chuyên viên phụ trách chuyên môn tiểu học, cán bộ thanh tra, chủ tịch cơng đồn ngành giáo dục.

Nội dung: Thảo luận, bình xét, giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh CBQL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện, trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả hội nghị lần 2. Lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch.

Bước 4: Phòng Nội vụ báo cáo kết quả thực hiện quy trình quy hoạch và

trình UBND huyện phê duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm, bãi nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm.

Sau mỗi đợt thực hiện quy hoạch, phòng Nội vụ phối hợp với phòng GD&ĐT tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y, phịng Nội vụ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 80 - 83)