CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
2.2. Định hƣớng phát triển giáo dục tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020.
2.2.1. Mục tiêu chung
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân địa phương. Tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện cho mọi người và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo mỗi cá nhân.
Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; thực hiện chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
2.2.2. Các mục tiêu cụ thể
2.2.2.1 Giáo dục mầm non
Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và thực hiện miễn học phí trước năm 2020; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh;
Đến năm 2015: Huy động 25% trẻ dưới 3 tuổi ra nhà trẻ, trên 95% trẻ 3 đến 4 tuổi ra lớp mẫu giáo, 50% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
Phấn đấu đến năm 2020: Có trên 40% trẻ dưới 3 tuổi ra nhà trẻ, trên 99% trẻ 3 đến 4 tuổi ra lớp mẫu giáo, trên 70% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2.2 Giáo dục tiểu học
Triển khai các nội dung, phương pháp giáo dục hướng tới nâng cao chất lượng toàn diện và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;
Đến năm 2015: Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, 60% đơn vị cấp xã, 45% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 85% số trường đạt chuẩn quốc gia;
Đến năm 2020: Có 97% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 90% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2.3 Giáo dục Trung học
Triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành và vận dụng kiến thức thực tế vào thực tiễn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thực hiện có hiệu quả cơng tác phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu. Củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
Đến năm 2015: 91% tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; 10% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; 50% trường trung học cơ sở và 40% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia;
Đến năm 2020: 95% tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở; 30% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; 85% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thơng và tương đương; 80% trường trung học cơ sở và 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2.4 Giáo dục thường xuyên
Tạo cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nơng thơn, vùng khó khăn trong tỉnh, các đối tượng chính sách được học tập ở mọi lúc, mọi nơi, mọi trình độ nhằm nâng cao dân trí, trình độ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng
cuộc sống; tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi nghề nghiệp đối với người lao động; củng cố bền vững kết quả xóa mù chữ;
Phấn đấu số học viên của các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào khoảng 5,3 nghìn học viên năm 2015 và 4,2 nghìn học viên vào năm 2020;
Đến năm 2015 có 100% cán bộ cơng chức cấp xã, cấp huyện được học tập bồi dưỡng cập nhật kiến thức về lý luận, pháp luật, kinh tế - xã hội; có trên 99% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ.
2.2.2.5 Giáo dục nghề nghiệp và đại học
Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, kỷ luật lao động. Tăng quy mô tuyển sinh học nghề từ 8 đến 12%/năm;
Phấn đấu đến năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó đào tạo nghề đạt 40%;
Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, trong đó đào tạo nghề đạt 50%.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các vùng lân cận;
Củng cố các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng thuộc tỉnh, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh . Đa dạng hóa loại hình , ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu phong phú về cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội;
Quy mơ đào tạo trung bình của đại học và cao đẳng giai đoạn 2013-2015 là 25,6 nghìn sinh viên; giai đoạn 2016-2020 là 32 nghìn sinh viên.