Quy trình của dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Nhân loại đang ở thế kỷ XXI thế kỷ mà tri thức, kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội (Trang 36 - 37)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS

1.4.4.2 Quy trình của dạy học giải quyết vấn đề

Theo [4], [19] dạy học GQVĐ đƣợc thực hiện linh hoạt theo bốn bƣớc chính và trong mỗi bƣớc có các hoạt động cụ thể sau:

Bước 1: Nhận biết vấn đề - phát biểu vấn đề.

- Tạo tình huống có vấn đề.

- Phân tích tình huống đặt ra, giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng và nhận biết đƣợc vấn đề.

- Phát biểu vấn đề: Vấn đề cần đƣợc trình bày rõ ràng và đặt mục đích để GQVĐ đó.

Bước 2: Nghiên cứu các phương án để giải quyết.

- Để tìm các phƣơng án GQVĐ, cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết

các vấn đề tƣơng tự đã biết cũng nhƣ tìm các phƣơng án giải quyết mới. các phƣơng án giải quyết đã tìm ra cần đƣợc sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai đoạn tiếp theo.

- Phân tích vấn đề, làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm. - Xây dựng giả thuyết về vấn đề đặt ra theo các hƣớng khác nhau.

- Lập kế hoạch GQVĐ.

- Đề xuất hƣớng giải quyết, có thể điều chỉnh, chuyển hƣớng khi cần thiết.

Bước 3: Giải quyết vấn đề.

- Thực hiện kế hoạch GQVĐ. Kiểm tra giả thuyết bằng các PP khác nhau. Kiểm tra sự đúng đắn và phù hợp thực tế của lời giải.

- Kiểm tra tính hợp lí và tối ƣu của lời giải. Trong bƣớc này cần quyết định phƣơng án GQVĐ. Nếu có nhiều phƣơng án có thể giải quyết, cần so sánh để xác định phƣơng án tối ƣu. Nếu việc kiểm tra các phƣơng án đã đề xuất đƣa đến kết quả là khơng giải quyết đƣợc vấn đề thì trở lại giai đoạn tìm kiếm phƣơng án giải quyết mới.

- Khi đã quyết định phƣơng án thích hợp, giải quyết đƣợc vấn đề tức là kết thúc việc GQVĐ.

Bước 4: Kết luận.

- Thảo luận về các kết quả thu đƣợc và đánh giá. - Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.

- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tƣơng tự, khái quát hóa, lật ngƣợc vấn đề và giải quyết nếu có thể.

- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả. - Phát biểu kết luận.

- Vận dụng vào tình huống mới.

Quy trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu, trình độ kiến thức và năng lực nhận thức của HS. . . Do đó q trình vận dụng có thể thay đổi đơn giản hoặc phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Nhân loại đang ở thế kỷ XXI thế kỷ mà tri thức, kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)