Các mức độ của việc áp dụng dạy học GQVĐ

Một phần của tài liệu Nhân loại đang ở thế kỷ XXI thế kỷ mà tri thức, kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội (Trang 37)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS

1.4.4.3. Các mức độ của việc áp dụng dạy học GQVĐ

Mức độ HS tham gia đề xuất và giải quyết vấn đề học tập ít hay nhiều sẽ xác định mức độ thấp hay cao của việc áp dụng DH GQVĐ trong dạy học.

Mức độ thứ nhất: GV thực hiện cả 3 khâu: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề và giải

quyết vấn đề, đó chính là PP thuyết trình nêu vấn đề. Ở mức độ này, HS là ngƣời quan sát và tiếp nhận kết quả do GV thực hiện. Đây là mức thấp nhất và thƣờng áp dụng với các HS có năng lực nhận thức thấp hoặc bắt đầu làm quen với PPDH này.

Mức độ thứ hai: GV đặt vấn đề, nêu cách GQVĐ và GQVĐ, Sau đó GV và HS

cùng rút ra kết luận. Ở đây HS tham ra ở mức độ cao hơn, ngoài việc quan sát hoạt động của GV, HS rút ra kết luận với sự gợi ý, chỉnh sửa của GV.

Mức độ thứ ba: GV đặt vấn đề, HS lập kế hoạch GQVĐ, HS tiến hành GQVĐ.

GV và HS cùng đánh giá kết quả và rút ra kết luận.

Mức độ thứ tư: GV tổ chức, kiểm tra và hƣớng dẫn để HS tự đặt vấn đề, phát biểu

vấn đề và giải quyết vấn đề. Mức độ này tƣơng đƣơng với nghiên cứu trong DH.

1.4.4.4 Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp dạy học GQVĐ

a. Ƣu điểm

- Dạy học GQVĐ giúp phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, phát triển năng lực nhận thức, năng lực tƣ duy sáng tạo và đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

- HS biết cách tiến hành PP khám phá ra kiến thức và đánh giá đƣợc kết quả của bản thân và của ngƣời khác.

b. Nhƣợc điểm

- Để thực hiện theo đúng quy trình địi hỏi GV phải thiết kế rất cơng phu và cần có nội dung phù hợp, phải am hiểu về PPDH, đồng thời khi triển khai rất mất thời gian.

- Về phía HS cần có khả năng tự học, tích cực, chủ động, độc lập, phải nắm vững những kiến thức cơ bản đã có, có tƣ chất sáng tạo thì mới đạt hiệu quả cao.

- Trong một số trƣờng hợp cần có thiết bị DH cần thiết thì việc giải quyết vấn đề mới thành công.

1.4.5. Một số kĩ thuật dạy học sử dụng trong dạy học hóa học

1.4.5.1. Kĩ thuật khăn trải bàn

- Khái niệm: Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng

cƣờng tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS và phát triển mơ hình có sự tƣơng tác giữa HS với HS [9].

- Cách tiến hành:

Hình 1.5. Sơ đồ kĩ thuật khăn trải bàn.

+ Mỗi ngƣời ngồi vào vị trí nhƣ vẽ trên tấm khăn phủ bàn nhƣ hình 1.7.

+ Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…) một cách độc lập và ghi ý kiến vào ô có tên mình.

+ Sau khi làm việc cá nhân, cả nhóm thảo luận và đƣa ra ý kiến chung để giải quyết nhiệm vụ học tập.

1.4.5.2. Kĩ thuật sơ đồ tư duy (SĐTD)

- Khái niệm: SĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để

mở rộng và đào sâu các ý tƣởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, các ý tƣởng đƣợc liên kết với nhau khiến SĐTD có thể bao quát đƣợc các ý tƣởng trên một phạm vi sâu rộng mà các ý tƣởng thông thƣờng không thể làm đƣợc [26].

- Phương pháp lập SĐTD:

+ Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tƣởng hay khái niệm chủ đạo.

+ Ý trung tâm sẽ đƣợc nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính và thƣờng tơ đậm nét.

+ Từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các hình ảnh hay từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Trên các nhánh, ta có thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết.

1

Viết ý kiến cá nhân 4 Viết ý kiến cá nhân 2 Viết ý kiến cá nhân 3

Viết ý kiến cá nhân

Ý kiến chung của cả nhóm về chủ đề

+ Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh ln đƣợc nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.

Nhƣ vậy, một từ hoặc một khái niệm chốt là từ gắn kết với nhiều từ khác và đóng vai trị là điểm hội tụ để tạo nên những mối liên hệ với các phần khác.

Một SĐTD có thể đƣợc thực hiện dễ dàng trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau, hoặc sử dụng các phần mềm tên máy tính để xây dựng SĐTD.

1.4.5.3. Kĩ thuật dạy học nhóm

- Dạy học nhóm là một kĩ thuật dạy học, trong đó HS của một lớp học đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau (là các phần trong một chủ đề chung). Kết quả làm việc của cả nhóm sau đó đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc tồn lớp.

Dạy học nhóm cịn đƣợc gọi bằng những tên gọi khác nhau nhƣ dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ.

- Cách tiến hành hoạt động nhóm:

+ Giới thiệu chủ đề, xác định nhiệm vụ của các nhóm và tiến hành chia nhóm. + Hoạt động của nhóm gồm: chuẩn bị chỗ làm việc, lập kế hoạch, xây dựng quy tắc làm việc, phân chia nhiệm vụ trong nhóm (bầu nhóm trƣởng, thƣ kí... của nhóm), cá nhân thực hiện các nhiệm vụ của nhóm và thảo luận để báo cáo kết quả.

+ Sau khi các nhóm thực hiện xong nhiệm vụ trong khoảng thời gian quy định, đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV và HS các nhóm khác cho nhận xét, bổ sung và đánh giá kết quả.

1.5. Thực trạng dạy học hóa học theo định hƣớng phát triển năng lực ở trƣờng phổ thông hiện nay phổ thông hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng dạy học hóa học theo định hƣớng phát triển năng lực ở trƣờng phổ thông và việc sử dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực trong đó có dạy học theo góc, dạy học theo hợp đồng và dạy học dự án trong dạy học hóa học, chúng tơi tiến hành điều tra 12 GV Hóa học ở hai trƣờng THPT của tỉnh Hải Dƣơng.

(Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục số 1).

Bảng 1.2. Một số năng lực của HS được phát triển khi dạy học hóa học.

Năng lực Số GV

Năng lực giải quyết vấn đề 9

Năng lực hợp tác 8

Năng lực sáng tạo 8

Năng lực thực hành hóa học 6

Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học 6 Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 7

Năng lực tự học 2

Năng lực tƣ duy hóa học 1

Qua số liệu điều tra cho thấy, phần lớn GV cho rằng việc vận dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển một số năng lực nhƣ năng lực GQVĐ (75,00%), năng lực sáng tạo (66,67%), năng lực hợp tác (66,67%), năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn (58,33%). Ngồi ra, cũng theo các GV đó, một số năng lực cũng đƣợc phát triển nhƣ năng lực THTN, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học và năng lực tƣ duy hóa học.

b) Về mức độ sử dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng một số PPDH và kĩ thuật dạy học ở trường THPT.

STT Phƣơng pháp/kĩ thuật DH Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa sử dụng 1 PP thuyết trình 5 7 0 0 2 PP đàm thoại 10 2 0 0 3 PP sử dụng thí nghiệm 1 9 2 0 4 PPDH phát hiện và GQVĐ 4 7 1 0 5 PPDH hợp tác theo nhóm 3 8 1 0 6 PPDH theo góc 0 1 1 10 7 PPDH theo hợp đồng 0 1 1 10 8 PPDH theo dự án 0 1 1 10

10 Kĩ thuật khăn trải bàn 1 5 1 5

Hình 1.6. Biểu đồ mức độ sử dụng một số PP và kĩ thuật dạy học ở trường THPT. Dựa vào bảng số liệu cho thấy, các GV đã có sự vận dụng các PPDH và kĩ

thuật dạy học khác nhau vào trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, việc sử dụng PP thuyết trình và đàm thoại cịn phổ biến, các PPDH tích cực khác đƣợc sử dung ít hơn. Đặc biệt đa số GV (trên 80% GV) đƣợc hỏi chƣa biết đến 3 PPDH theo góc, PPDH theo hợp đồng và PPDH theo dự án. Hầu hết GV đã biết đến kĩ thuật SĐTD và nhiều GV đã cho áp dụng kĩ thuật này vào quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, nhiều GV chƣa biết đến kĩ thuật khăn trải bàn, hoặc biết nhƣng chƣa sử dụng.

c) Về mức độ sử dụng PPDH theo góc, PPDH theo hợp đồng và PPDH theo dự án

Bảng 1.4. Bảng thống kê số GV sử dụng PPDH theo góc, PPDH theo hợp đồng và

PPDH theo dự án.

PPDH

Số GV

Không biết PP Biết nhƣng chƣa sử dụng Đã sử dụng

PPDH theo góc 9 1 2

PPDH theo dự án 8 2 2

Hình 1.7. Biểu đồ mức độ sử dụng PPDH theo góc, theo HĐ và PPDH theo dự án

Qua bảng thống kê cho thấy phần lớn GV chƣa biết đến 3 PP theo góc theo hợp đồng và theo dự án hoặc có một số ít GV có nghe thấy tên của ba phƣơng pháp này, nhƣng không biết rõ về cách áp dụng. Theo ý kiến tổng hợp của 2 GV đã áp dụng PPDH theo góc, cả hai GV đều chỉ ra những khó khăn chung khi dạy học là GV phải thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc cẩn thận và cơng phu, khơng gian lớp học ở các trƣờng còn hạn chế đối với những lớp đông HS (trên 40 HS), HS chƣa đƣợc tiếp cận với PPDH này nhiều nên khi tổ chức còn tốn thời gian cho qua trình ln chuyển góc. Tuy nhiên, sau một thời gian học, HS đều thích học PPDH này. Đối với 1 GV đã áp dụng PPDH theo HĐ, thì cho rằng PPDH này dễ áp dụng đối với các trƣờng do khơng địi hỏi nhiều không gian nhƣng GV cũng mất thời gian để thiết kế các hoạt động phù hợp với mức độ nhận thức của HS. Các phiếu hỗ trợ trong quá trình dạy học là một biện pháp hay để GV trợ giúp HS có học lực trung bình và yếu, giúp HS học theo nhịp độ và tự tin hơn. Với 2 GV đã áp dụng PPDH theo dự án, cho rằng PPDH này mang lại nhiều hứng thú học tập cho HS, vì những bài học đều có những nội dung mang kiến thức gắn liền với thực tiến mà các em rất muốn tìm hiểu.

Tiểu kết chương 1

Trong chƣơng 1, chúng tơi đã trình bày về xu hƣớng đổi mới PPDH nói chung cũng nhƣ định hƣớng đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực.

Mức độ sử dụng PPDH theo góc, PPDH theo hợp đồng và PPDH theo dự án 75% 8.33 % 16.6 7% 16.6 7% 8.33 % 66.6 6% 16.6 7% 16.6 7% 75% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Không biết PP Biết nhƣng chƣa sử dụng Đã sử dụng % G iáo v n PPDH theo góc PPDH theo hợp đồng PPDH theo dự án

Tìm hiểu về một số PP và kĩ thuật dạy học tích cực.

Trình bày tổng quan về ba PPDH theo góc, theo hợp đồng và theo dự án.

Chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng các PPDH tích cực trong đó có PPDH theo góc, theo hợp đồng và theo dự án ở 2 trƣờng THPT của tỉnh Hải Dƣơng nhằm đánh giá đƣợc tính cần thiết của đề tài.

Q trình triển khai việc áp dụng PPDH theo góc, theo hợp đồng và theo dự án trong dạy học chƣơng nitơ- photpho sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG NITƠ- PHOTPHO HĨA HỌC 11

2.1. Phân tích nội dung cấu trúc chƣơng trình chƣơng nitơ- photpho

2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương nitơ- photpho [2]

a. Kiến thức

- Nêu đƣợc vị trí, TCVL, ứng dụng chính, điều chế trong phịng thí nghiệm và trong công nghiệp của nitơ, photpho, amoniac, axit nitric và axit photphoric.

- Nêu đƣợc TCVL và TCHH của muối amoni: phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân (muối amoni tạo bởi axit khơng có tính oxi hóa, muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa) và ứng dụng.

- Nêu đƣợc TCVL của muối nitrat và muối photphat và cách nhận biết chúng. - Trình bày khái niệm và phân loại phân bón hóa học. Nêu đƣợc tính chất, ứng dụng, phƣơng pháp điều chế phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón khác (phân bón phức hợp và vi lƣợng).

- Giải thích tại sao nitơ khá trơ ở nhiệt độ thƣờng, nhƣng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

- Dự đốn, giải thích và viết PTHH minh họa TCHH đặc trƣng của nitơ: tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh và hiđro), ngoài ra nitơ cịn có tính khử (tác dụng với oxi).

- Dự đoán và viết PTHH minh họa TCHH đặc trƣng của photpho: tính oxi hóa (tác dụng với một số kim loại K, Na, Ca…), ngoài ra photpho cịn có tính khử (tác dụng với O2, Cl2, một số hợp chất).

- Giải thích tính bazơ và tính khử của amoniac.

- Viết đƣợc PTHH (dạng phân tử và dạng ion rút gọn nếu có) chứng minh TCHH của amoniac: tính bazơ yếu (tác dụng với nƣớc, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với oxit kim loại), khả năng tạo phức.

- Dự đốn, giải thích và viết PTHH (dạng phân tử và dạng ion rút gọn nếu có) chứng minh TCHH của axit nitric: HNO3 là một trong những axit mạnh nhất; HNO3 là axit có tính oxi hóa mạnh (tùy thuộc nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hóa hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

- Viết đƣợc PTHH chứng minh TCHH của axit photphoric (tính axit có bị tác dụng bởi nhiệt).

- Vận dụng kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng để giải thích các hiện tƣợng thực tiễn cuộc sống.

b. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận tính chất về TCHH của nitơ, photpho, amoniac và axit nitric dựa vào cấu tạo phân tử, số oxi hóa của nguyên tử nitơ, photpho trong các chất.

- Tiến hành hoặc quan sát TN, hình ảnh, video,… rút ra nhận xét về TCVL và TCHH của photpho, amoniac, axit nitric, muối amoni, muối nitrat và muối photphat. Viết các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn minh họa TCHH.

- Quan sát mẫu vật, tiến hành thí nghiệm nhận biết một số loại phân bón hóa học. - Đề xuất các thí nghiệm, lựa chọn hóa chất và dụng cụ chứng minh TCHH của amoniac, axit nitric và axit photphoric.

- Sử dụng đƣợc photpho hiệu quả và an toàn.

- Giải đƣợc bài tập tổng hợp phản ứng amoniac theo hiệu suất hoặc hằng số cân bằng hóa học.

- Giải đƣợc bài tập tính thành phần % khối lƣợng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3, khối lƣợng dung dịch HNO3 có nồng độ xác định điều chế đƣợc theo hiệu suất, tính khối lƣợng muối.

- Giải đƣợc bài tập nhiệt phân muối nitrat.

- Giải đƣợc bài tập tính % khối lƣợng muối photphat, hàm lƣợng dinh dƣỡng của phân bón và các nội dung khác có liên quan.

c. Thái độ

- Biết làm việc hợp tác với các học sinh khác để xây dựng kiến thức mới về nitơ, photpho và các hợp chất của chúng .

- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.

- Nhận thức đƣợc vai trò của nitơ, photpho và hợp chất của chúng trong đời sống con ngƣời.

- Tự giác, tích cực nghiên cứu tính chất của các chất.

d. Định hƣớng các năng lực chủ yếu đƣợc hình thành

Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực thực hành; Năng lực tính tốn; Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu Nhân loại đang ở thế kỷ XXI thế kỷ mà tri thức, kĩ năng của con người được coi là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)