10. Cấu trúc của luận văn
2.3. Vận dụng một số PPDH theo góc trong dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông
2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung áp dụng dạy học theo góc
Xuất phát từ một số đặc điểm cơ bản của PPDH theo góc đã phân tích ở chƣơng 1, trong nội dung hóa học ở trƣờng THPT, chúng tơi nhận thấy có thể lựa chọn nội dung bài học có thể áp dụng PPDH theo góc cần dựa trên một số nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Lựa chọn nội dung dạy học có thể tổ chức hoạt động học tập theo các cách học khác nhau của HS (học theo kiểu nhìn, kiểu nghe, kiểu vận
động). Nhƣ vậy để dạy học nội dung đó, GV và HS có thể sử dụng nhiều loại tƣ liệu và phƣơng tiện dạy học khác nhau nhƣ SGK, mơ hình, mẫu vật, ThN hóa học...
Nguyên tắc 2: Khối lượng kiến thức của nội dung dạy học khi tổ chức dạy học theo góc phải đảm bảo thời gian phù hợp với phân phối chương trình dạy học nói chung do Bộ GD & ĐT quy định.
Nguyên tắc 3: Nội dung kiến thức cho hoạt động nhóm trong mỗi góc phải có một mức độ khó khăn nhất định mà một cá nhân khó có thể tự mình giải quyết, cần có sự hợp tác cùng giải quyết. Nhƣ vậy sẽ tăng khả năng hợp tác của HS trong q
trình hoạt động nhóm. Tuy nhiên nội dung kiến thức cũng không nên quá phức tạp, phải làm sao tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có thể tham gia thảo luận.
Từ ba nguyên tắc trên, chúng tôi nhận thấy một số nội dung trong chƣơng có thể áp dụng PPDH theo góc là:
- Kiến thức về TCVL và TCHH của các chất (HS vừa có thể dự đốn và hình thành đƣợc theo con đƣờng suy luận lí thuyết vừa có thể nghiên cứu từ con đƣờng ThN).
- Kiến thức về ứng dụng của các chất đặc biệt là những chất có nhiều ứng dụng trong thực tế và gần gũi với thực tế cuộc sống.
- Ngồi ra một số kiến thức khác có sự trợ giúp của cơng nghệ thơng tin nhƣ các phần mềm dạy học, các mơ phỏng về q trình điều chế các chất trong công nghiệp.