CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn đối với cây củ mài tại địa phương
3.4.1. Biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation)
Bảo tồn tại chỗ (in–situ conservation) là bảo tồn loài hoang dã trong môi
trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng (Phạm Nhật, 1999) [14].
Một trong những loại hình phổ biến chính là thành lập các khu bảo vệ (Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc Gia). Định hướng về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ được thể hiện tại Đề án về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) [3] đã nêu rõ ―Tăng cường các biện pháp bảo vệ nội vi để bảo vệ các quần thể và các loài lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng đặc dụng‖. Hiện nay, đối tượng loài cây củ mài đang nghiên cứu nằm trong khu rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, Sơn La. Đây là một trong những thuận lợi cho cơng tác bảo tồn lồi cây này. Tuy nhiên, do sự quản lý chưa chặt chẽ của Ban quản lý, chính quyền địa phương cũng như ý thức và thực tế đời sống của người dân trong và xung quanh khu rừng đặc dụng nên việc khai thái loài này vẫn diễn ra rất phổ biến. Chính vì vậy, nhằm bảo tồn tại chỗ đối với cây củ mài tại khu rừng đặc dụng trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
3.4.1.1. Nhóm giải pháp về mặt tổ chức quản lý
- Cây củ mài được xếp vào loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhưng do khơng có tên trong danh sách những lồi cần ưu tiên bảo tồn nên việc bảo tồn đơn lẻ loài cây này là rất khó khăn. Vì vậy, để bảo tồn cây củ mài tự nhiên trong khu rừng đặc dụng cần phối hợp với các chương trình bảo tồn thực vật nói chung và bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, khu rừng đặc dụng chưa có những dự án lớn về bảo tồn các lồi thực vật có ích. Trong khi đó, tại khu rừng đặc dụng Copia, nguồn tài nguyên này là rất phong phú. Khu rừng đặc dụng cần xây dựng các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về các loại lâm sản ngồi gỗ để sớm có những đánh giá tổng quát về tiềm năng, hiện trạng phân bố và khả năng tái sinh cụ thể và xây dựng các biện pháp bảo tồn các loại lâm sản ngồi gỗ trong đó có cây củ mài.
- Tiến hành trồng bổ sung tại những diện tích cho phép phù hợp với sinh thái cây củ mài như ven suối, rừng tái sinh sau nương rẫy...
- Chú trọng nâng cao, bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như kiến thức chuyên ngành về bảo tồn cho các cán bộ của khu rừng đặc dụng để phục vụ tốt hơn
cho việc quy hoạch, xây dựng cũng như triển khai, giám sát các biện pháp bảo tồn tại chỗ.
- Hiện nay, khu rừng đặc dụng Copia thiếu thốn cả về nhân lực lẫn kinh phí. Với tổng số chỉ có 11 cán bộ kiểm lâm trực tiếp quản lý cả địa bàn là quá sức. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả việc bảo tồn các lồi động, thực vật nói chung và cây củ mài nói riêng, khu rừng đặc dụng Copia cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các tổ chức cộng đồng để quản lý việc gây trồng, khai thác, vận chuyển các loại lâm sản trong khu rừng đặc dụng.
- Các bản đã có quy ước bảo vệ rừng nhưng theo các cán bộ Kiểm lâm cũng như phỏng vấn người dân cho biết hầu như chưa sử dụng đến. Vì thế, cần có cơ chế giám sát việc thực hiện những quy ước này. Đặc biệt cần quan tâm đến việc xử phạt nghiêm với các trường hợp khai thác không chỉ các sản phẩm gỗ củi mà cả những loại lâm sản khác như cây củ mài. Để làm được điều này cần nâng cao, làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của chính quyền địa phương từ cấp bản đến cấp xã. Tạo điều kiện và đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân… trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
- Cần ngăn chặn kịp thời tình trạng đốt nương làm rẫy và chặt củi trong khu rừng đặc dụng, bởi đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng phá huỷ nơi sống, phá huỷ các dạng sinh cảnh như rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau nương rẫy, núi đá vôi xen tre nứa, các loại cây gỗ nhỏ mà cây củ mài thường phân bố. Ngoài ra, việc chăn thả gia súc bừa bãi vẫn diễn ra trong khu rừng đặc dụng (như bị, dê,...). Vì vậy, ban quản lí khu rừng đặc dụng Copia cần có biện pháp quản lý việc chăn thả gia súc.
3.4.1.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội
Thực tế tại khu rừng đặc dụng Copia cũng như các khu rừng đặc dụng khác là điều kiện kinh tế của người dân cịn rất khó khăn. Đời sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng nên vấn đề mấu chốt để giảm việc khai thác từ tự nhiên là làm sao giải quyết được bài toán giữa đảm bảo đời sống mà vẫn có thể bảo vệ rừng cho người dân miền núi. Ngoài ra, tập quán từ lâu đời đã hình thành nên những văn hố cộng đồng gắn liền với rừng nên để có thể thực hiện
thành công việc bảo tồn tại chỗ loài cây củ mài nói riêng và các loại lâm sản ngồi gỗ khác nói chung cần có những giải pháp về mặt kinh tế - xã hội một cách hài hoà, phù hợp với điều kiện địa phương.
Để phục vụ cho công tác bảo tồn tại chỗ nguồn gen cây củ mài chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
- Hỗ trợ về vốn (hiện nay tại địa phương có chương trình giảm nghèo 135 giai đoạn 2, các chương trình hỗ trợ nơng dân của Ngân hàng chính sách, hỗ trợ vốn của các Hội phụ nữ, Hội nơng dân...) nên chính quyền địa phương cần linh hoạt để hướng dẫn người dân tranh thủ các nguồn vốn này nhằm phát triển kinh tế. Tại địa phương có thể phát triển các ngành nghề có tiềm năng như dệt, ni ong, phát triển trồng các loài cây đặc sản bản địa như cây rau, khoai sọ, nghề thuốc nam... là những nghề được chính quyền khuyến khích nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Từ đó, mới có thể gây trồng, bảo vệ được nguồn gen các loài cây lâm sản ngồi gỗ trong đó có cây củ mài tại khu rừng đặc dụng Copia.
- Quản lý tốt khu vực có người dân sinh sống trong diện tích khu rừng đặc dụng. Vì khi ở tại đây, họ sẽ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đốt nương làm rẫy, khai thác các sản phẩm rừng trong khu rừng đặc dụng mà khó có thể kiểm sốt được. Từng bước có giải pháp để di dời những hộ dân này ra khỏi khu rừng đặc dụng.
- Tăng cường và đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong và xung quanh khu vực về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tránh khai thác bừa bãi, như xây dựng chương trình tuyên truyền theo từng chủ đề, bằng tiếng, thậm chí bằng chữ viết của người địa phương. Thiết lập đội ngũ tuyên truyền bao gồm cả những kiểm lâm địa bàn và đại diện các tổ chức và người dân cộng đồng để phù hợp với văn hoá, tập quán của người dân.