Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4.3.Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa

1. Tổng quan tài liệu về nghiên cứu và sử dụng cây củ mài

2.4.3.Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.Phương pháp nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa

phương tại rừng đặc dụng Copia về loài cây củ mài

2.4.3.1. Lựa chọn cộng đồng nghiên cứu

Trong khu vực khu rừng đặc dụng Copia có các nhóm cộng đồng dân tộc gồm Thái, H’Mông, Kinh, Kháng, Khơ mú.. Tuy nhiên, cộng đồng dân tộc Thái chiếm đa số (51,7%). Ngồi ra, trong các dân tộc trên thì chủ yếu dân tộc Thái là cộng đồng thường xuyên sử dụng củ mài làm thực phẩm. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn cộng đồng dân tộc Thái để nghiên cứu kiến thức bản địa của họ về loài cây này.

Đề tài lựa chọn 2 xã đại diện để tiến hành nghiên cứu, gồm 1 xã nằm trọn trong khu bảo tồn và 1 xã nằm một phần ở vùng đệm và một phần nằm sát khu bảo tồn. Trong đó, xã Chiềng Bơm là xã lớn nhất với số hộ dân sinh sống sinh sống nằm trọn trong diện tích khu bảo tồn. Chúng tơi lựa chọn 2 bản là Bản Nhộp và Bản Puca. Xã thứ hai là xã Nậm Lầu, lựa chọn 2 bản là Bản Xanh và Bản Biên. Để đảm bảo về dung lượng mẫu điều tra, tại mỗi bản điều tra 50% số hộ (Bảng 2.6) :

Bảng 2.6: Số hộ điều tra tại khu vực nghiên cứu

Địa điểm Hộ

Xã Chiềng Bôm Xã Nậm Lầu

Tổng Bản Nhộp Bản Puca Bản Xanh Bản Biên

Tổng hộ 72 74 42 80 268

Số hộ điều tra 36 37 21 40 134

2.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của người dân PRA, trong đó sử dụng cơng cụ phỏng vấn bán định hướng các hộ. Việc điều tra được tiến hành theo mẫu phiếu đã được chuẩn bị sẵn, phiếu được thiết kế theo dạng các thông tin mở.

- Nội dung phỏng vấn: Mức độ sử dụng, công dụng, khai thác, chế biến, bộ phận sử dụng... Kinh nghiệm gây trồng, khai thác cây củ mài và một số thông tin bổ sung khác.

Thời gian phỏng vấn người dân được tiến hành vào thời gian là buổi trưa và buổi tối, linh hoạt theo thời gian.

MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN (03)

Ngày …tháng…..năm 201

1. Họ và tên: Tuổi: Giới tính: Dân tộc:

2. Địa chỉ: Nghề nghiệp chính: Người chủ đạo về kinh tế trong gia đình: 3. Các lồi lâm sản ngoài gỗ thường khai thác:

4. Nội dung phỏng vấn

Đặc điểm Biết (ghi rõ đặc điểm biết) Khơng biết 1. Đặc điểm hình thái

+) Thân: +) Lá: +) Củ: 2. Phân bố

3. Thời gian thu hoạch 4. Công dụng:

- Bộ phận sử dụng: - Sản phẩm:

5. Phương pháp nhân giống 6. Bảo vệ thực vật

7. Phương pháp bảo quản 8. Phương pháp trồng 9. Phương thức tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 32 - 34)