Phương pháp điều tra về đặc điểm phân bố của cây củ mài tại khu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 31 - 32)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan tài liệu về nghiên cứu và sử dụng cây củ mài

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp điều tra về đặc điểm phân bố của cây củ mài tại khu

rừng đặc dụng Copia

+) Điều tra sơ bộ:

- Mục đích: Nhằm nắm bắt được một cách khái quát về phân bố cây củ mài ở khu vực chuẩn bị điều tra, từ đó là cơ sở để xác định địa điểm cho công tác điều tra tỉ mỉ.

- Nội dung: Tham khảo tài liệu, ý kiến của người dân và cán bộ khu rừng đặc dụng Copia về khu vực phân bố cây củ mài. Sau đó, căn cứ vào bản đồ địa hình và hiện trạng cũng như đi sơ thám để sơ bộ nắm bắt đặc điểm khu vực nghiên cứu. Tiến hành xác định các tuyến điều tra và đánh dấu trên bản đồ.

+) Điều tra trên tuyến:

Đề tài đã dựa vào bản đồ địa hình để lập 5 tuyến điều tra chính theo hướng Đơng Bắc – Tây Nam, tổng chiều dài của 5 tuyến gần 43,45km. Các tuyến điều tra qua tất cả các dạng sinh cảnh.

Biểu 01. Tần số bắt gặp cây củ mài trên các tuyến tuyến điều tra Số hiệu tuyến:

Thời gian điều tra: Người điều tra:

Tên tuyến Địa danh Chiều dài

tuyến (Km) Số lượng ô Tần số gặp cây củ mài Thời gian điều tra T1 Chiềng Bôm – Hua Huổi 8,72km 4

T2 Chiềng Bôm – Bản Mỏ 8,01km 4

T3 Kéo Thắng – Hua Ty 8,70km 4

T4 Bản Có – Tim B 8,83km 4

T5 Trống Chùa Ta – Pu Cất Ren 9 km 4

Tổng 43,26km 20

Điều tra ô tiêu chuẩn: Tiến hành điều tra cây củ mài trên các tuyến đi qua, lập ơ tiêu chuẩn trên các tuyến khi có sự thay đổi về sinh cảnh nơi có cây củ mài phân bố diện tích mỗi ơ tiêu chuẩn là 1000m2 (40 x 25m). Ô tiêu chuẩn được lập

bằng địa bàn cầm tay và thước dây sai số khép kín là 1/200. Trong mỗi ơ tiêu chuẩn bố trí 25 ơ dạng bản, mỗi ơ có diện tích 4m2

(2x2m) phân bố đều trong ô tiêu chuẩn trong mỗi ô dạng bản xác định số lượng cây củ mài và tên giá thể leo của cây củ mài. Mỗi tuyến có chiều rộng 5-10m và tuyến được lập đảm bảo đi qua các dạng sinh cảnh, đặc trưng cho khu vực nghiên cứu.

Biểu 02. Điều tra ô tiêu chuẩn Số hiệu ÔTC:

Người điều tra: Ngày điều tra:

Địa điểm điều tra Số lượng cây củ mài Giá thể leo Dạng sinh cảnh Trạng thái cây Ghi chú Tốt Xấu ….

- Tần số gặp củ mài = Tổng số lần gặp cây củ mài Tổng chiều dài các tuyến (km)

- Điều tra giá thể leo của cây củ mài:

Tỷ lệ % về các loại giá thể leo = Số cây leo lên loại giá thể (i ) x100% Tổng số cây củ mài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)