Phương pháp ngoài vườn ươm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 35 - 38)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Tổng quan tài liệu về nghiên cứu và sử dụng cây củ mài

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.5. Phương pháp ngoài vườn ươm

- Tạo bầu:

+) Chuẩn bị đất đóng bầu: Đất đồi (đất thịt nhẹ) đập nhỏ và sàng mịn; phân chuồng ủ hoai và supe lân và được trộn theo tỷ lệ: 89% đất đồi (đất mịn, nhỏ và tơi), 5-10 % phân chuồng, 1% supe lân.( Phạm Đức Tuấn,2010) [23 

+) Vỏ bầu: Túi P.E khơng đáy kích thước 8x12cm.

- Tạo luống đặt bầu: Kích thước luống rộng 1m, dài 5-10m, rãnh luống rộng 0,6m, rẫy sạch cỏ và bằng phẳng.

- Đóng và xếp bầu: Trộn hỗn hợp ruột bầu theo quy định (89% đất đồi, 5- 10 % phân truồng, 1% supe lân). Cho đất vào 1/3 bầu nén chặt để tạo đáy bầu,

tiếp tục cho đất vào đầy bầu, vỗ cho đất xuống đều và chặt. Bầu được đặt sát nhau và luống phải đắp cao bằng 2/3 bầu giữ cho bầu không bị đổ.

- Cấy hom củ vào bầu:

+) Nguồn hom và địa điểm giâm hom:

Củ trước thời gian làm giống cần được phơi nắng trong khoảng 3-4 ngày nhằm giảm đi lượng nước trong củ và tiêu diệt các mầm gây bệnh trên củ. Sau đó đưa vào trong bóng râm bảo quản trong cát khoảng 3-4 ngày rồi mới đưa ra làm công tác chọn và tạo hom. Hom được cắt theo các cơng thức (đầu củ, thân củ và chóp củ) từ những củ được khai thác từ rừng tự nhiên của khu rừng đặc dụng Copia. Các cơng thức thí nghiệm được bố trí tại Trung tâm thực nghiệm Nơng - Lâm Trường Đại học Tây Bắc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

+) Lựa chọn hom: Chọn những củ to, củ mập, nhẵn và khơng bị xây xước, giập nát, khơng sâu bệnh, có đường kính khoảng từ 2 - 3 cm. Sau khi lựa chọn hom cần tiến hành khử trùng sơ bộ bằng cách sát tro bếp lên vết thương của củ, tránh việc sử dụng nước để rửa.

+) Cắt hom: Hom giống được cắt vào vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm, chiều dài hom dài khoảng 3 - 4cm (Hình 2.5). Dùng dao hoặc kéo sắc và sạch để cắt, cắt dứt khoát tránh làm hom bị dập nát, tổn thương quá nhiều. Mặt cắt của hom cắt vng góc so với trục hom khoảng nhằm giảm thiểu diện tích bề mặt vết thương của hom .

Hình 2.5: Cắt hom giống

+) Xử lý hom giống: Hom sau khi cắt được xử lý bằng tro bếp hoặc vôi bột vào các vết cắt để bịt vết thương , ngăn sự mất nước, mất nhựa và sự xâm nhập của vi sinh vật vào hom giống (Hình 2.6).

- Chăm sóc:

+)Trong thời kỳ hom giống chưa ra rễ cần phải tưới nước đủ ẩm cho bầu (trong 2 tuần đầu), đảm bảo độ ẩm của bầu khoảng 60%.

+) Cần che chắn cho bầu (dùng lưới đen che sáng 50 % cho bầu trong thời gian giâm hom, che kín xung quanh tránh động vật phá hoại).

+) Bảo vệ hom giống, cây con: Do số lượng hom giống ít lên có thể dùng tay để bắt sâu, cơn trùng và các lồi động vật thân mềm: ốc sên, sâu róm...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)