Tỷ lệ sống của các hom giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 66 - 71)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây củ mài trong giai đoạn

3.2.1. Tỷ lệ sống của các hom giống

Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu quan trọng trong tất cả các nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây. Tỷ lệ sống đánh giá được khả năng nhân giống theo các hình thức nhân giống khác nhau. Tỷ lệ sống càng cao thì khả năng nhân giống càng lớn và ngược lại.

Qua thời gian 14 ngày kể từ ngày tiến hành giâm hom tỷ lệ sống của hom giống được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6: Tỷ lệ sống của các hom giống tại các CT

Công thức Lần lặp Số hom thí nghiệm Tổng Hom sống % Hom chết % CT1 1 40 120 100% 0 0% 2 40 3 40 CT2 1 40 117 97,5% 3 2,5% 2 40 3 40 CT3 1 40 99 82,5% 21 17,5% 2 40 3 40

*) Nhận xét:

Qua bảng 4.2 ta thấy tỷ lệ sống của các CT qua 14 ngày là rất cao với đạt mức 100% đối với CT1, 97,5% CT2 và thấp nhất là CT3 là 82,5%. Một tỷ lệ sống rất cao, khả năng nhân giống từ hom củ sẽ đạt một hiệu quả cao, rất có ý nghĩa trong cơng tác sản xuất giống.

Tuy nhiên trong tổng số hom giống tỷ lệ hom giống chết chung là 24 hom (CT2 chết 3hom, CT3 chết 21 hom ) chiếm tỷ lệ 6,66% số hom chết này có thể do một số nguyên nhân sau:

+) Công tác khử trùng chưa sát trùng hết được hoặc không kĩ ở các vết thương của củ.

+) Do hàm lượng nước trong củ mài rất là cao, khả năng xâm nhập của các vi sinh vật và nấm gây thối rất là lớn nếu không sát trùng tốt tất cả các vết thương.

+) Có thể do mẫu đã bị nhiễm các loại nấm từ trước.

Như vậy, tại các công thức khác nhau hay khi sử dụng các loại hom khác nhau thì có tác động khơng giống nhau đến tỷ lệ sống của các hom sau khi giâm. Tuy nhiên, để có thể kết luận có cơ sở, chúng tơi xử lý số liệu bằng xác suất thống kê (Tại phụ biểu 01).

Sử dụng hàm thống kê phân tích phương sai ảnh hưởng của các CT tới tỷ lệ sống của hom giống. Kết quả thu được (phụ biểu 01) Ftn (42,75) > Flt (5,143253) có sự sai khác giữa các giữa việc sử dụng các CT giâm hom khác nhau. CT giâm hom có ảnh hưởng tới tỉ lệ sống của các hom giống. Để so sánh sự khác nhau về tỷ lệ sống của hom giống giữa các CT sử dụng chỉ số LSD (so sánh giá trị trung bình) giữa các CT (α=0,05):

Chỉ số LSD 0,05 = 2,3 >1 khơng có sự sai khác về tỷ lệ sống của các hom giống giữa hai CT1 và CT2.

Chỉ số LSD 0,05 = 2,3 < 7 vậy tỷ lệ sống của CT2 lớn hơn CT3.

Nói chung CT1 và CT2 có tỷ lệ sống cao hơn so với CT3 như vậy việc sử dụng CT1 và CT2 làm nguồn nhân giống là đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài những ảnh hưởng của các nhân tố di truyền bên trong của giống thì hom giống cịn chịu ảnh hưởng của rất nhiều cá yếu tố ngoại cảnh bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, giá thể giâm hom, cách khử trùng mẫu….. Những yếu tố đó có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng của hom giống. Để kiểm định điều này chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng giâm hom của cây củ mài.

Thời gian giâm hom: tháng 3-4/2012 và tháng 11/2012

Địa điểm giâm hom: Trạm thực nghiệm Nông – Lâm nghiệp Trường Đại học Tây Bắc.

Bảng 3.7: So sánh tỷ lệ sống của hom giống tại các thời điểm nhân giống khác nhau

Thời gian Tỷ lệ sống Tỷ lệ chết Tổng

T3-T4 255 15 270

T11-T12 198 72 270

*) Nhận xét:

- Tỷ lệ sống và tỷ lệ chết của các hom giống có sự khác nhau rõ rệt trong hai thời điểm giâm hom (tỷ lệ sống chung vào thời điểm 11/2012 là 52,7% trong khi đó tỷ lệ sống của tất cả các CT ở thời điểm 3-4/2013 là 94,45%).

- Tỷ lệ sống và chết của củ mài còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: chất lượng hom giống, tuổi hom giống, biện pháp khử trùng, điều kiện khí hậu…..

Như vậy mùa vụ có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ sống của CT tại các thời điểm giâm hom. Việc nhân giống được tiến hành thuận lợi và cho tỷ lệ sống của hom giống được giâm hom vào tháng 3-4 (255/270 hom) sẽ hơn số hom giống sống vào tháng 11(198/270 hom).

Qua sử lí số liệu thống kê phân tích phương sai một nhân tố về ảnh hưởng của thời gian giâm hom đến tỷ lệ sống của hom giống (phụ biểu 02) rút ra được kết luận sau: Bảng ANOVA: Ftn (20,61495845) > Flt (18,51282) (Kết quả xử lý được thể hiện cụ thể tại phụ biểu 02).

So sánh trung bình (α=0,05): Chỉ số LSD0,05: = 172,86 < 183. Kết qủa cho thấy nhân giống cây củ mài nên được tiến hành vào tháng 3-4 dương lịch hàng năm.

*) So sánh phương pháp nhân giống bằng củ và bằng hạt:

Cây củ mài hàng năm cho rất nhiều quả, mỗi cây củ mài có thể cho đến hàng nghìn quả thậm chí đến hàng chục nghìn quả trên một cây. Do đó số lượng hạt củ mài là rất lớn. Như vậy nghiên cứu sử dụng hạt để nhân giống cũng là một hướng nghiên cứu trong biện pháp nhân giống.

Việc tiến hành nghiên cứu phương pháp nhân giống củ mài bằng hạt được tiến hành vào khoảng tháng 3-4 cùng thời điểm nhân giống cây củ mài từ rẽ củ , lúc này thân cây củ mài đã trưởng thành (tháng 3-4 thân cây còn non và nhỏ).

Phương pháp nhân giống bằng hạt : Tiến hành trên 3 công thức CT1’: Gieo trên bầu giá thể đất pha cát

CT2’: Gieo trên đất ngoài tự nhiên CT3’: Gieo trên bơng có độ ẩm 60%

Mỗi cơng thức tiến hành sử dụng 60 hạt và các hạt này đã được lựa chọn và sử lý qua nước 3 sôi 2 lạnh.

Thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Tỷ lệ nảy sống của hạt

CT CT1’ CT2’ CT3’ Tổng

Tỷ lệ hom sống 71 79 69 219

Tỷ lệ hom không sống 19 11 21 51

Tổng 90 90 90 270

Bảng 3.9: So sánh tỷ lệ sống của các phƣơng pháp nhân giống

Phương pháp Tỷ lệ sống Tỷ lệ chết Tổng

Củ 255 15 270

Hạt 252 18 270

Hình 3.23: Phƣơng pháp nhân giống bằng hạt

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ sống của các hom giống ở các phương pháp nhân giống khơng có sự khác biệt q cao: Ở CT1 có tỷ lệ sống đạt 94,4%(255 hom sống/270 hom giâm) trong khi đó tỷ lệ sống khi sử dụng phương pháp nhân giống từ hạt đạt 93,3% (252 hom sống/270 hom giâm). Như vậy khơng có sự khác nhau về tỷ lệ sống ở các phương pháp nhân giống.

Tuy nhiên khi cấy vào bầu thì tỷ lệ sống của các cây con có sự khác biệt cao. Trong tổng số hom giâm từ hạt 252 hom sống khi được cấy vào bầu thì chỉ có 12 hom sống đạt(4,76%) còn ở các hom giống từ củ tỷ lệ sống 255 hom (100%). Như vậy tuy khơng có sự khác biệt về tỷ lệ sống trong giai đoạn giâm hom nhưng khi cấy cây con vào bầu thì có sựu chênh lệch lớn giữa hai CT và hom nhân từ hom củ có tỷ lệ sống cao hơn rất nhiều hom nhân từ hạt. Như vậy việc nhân giống từ củ sẽ cho hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng hạt làm giống. Mặt khác việc sử dụng củ nhân giống sẽ thuận tiện hơn so với việc nhân giống từ hạt ở một số điểm sau đây:

+) Hạt có phơi nhũ bé, mỏng việc nhân giống gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó trong củ do đã có chứa sẵn các chất dinh dưỡng do cây tích lũy hàng năm lên tỷ lệ sống hay sinh trưởng sẽ rất mạnh.

+) Phương pháp nhân giống bằng hạt cũng đòi hỏi các thiết bị kỹ thuật cao và đắt tiền, chi tiết và tỷ mỉ. Phương pháp nhân giống từ củ thì đơn giản, khơng tốn nhiều cống sức mà hiệu quả lại cao, phù hợp với người nơng dân.

Sử dụng hàm thống kê phân tích phương sai một nhân tố. Bảng ANOVA so sánh về tỷ lệ sống bằng các hình thức nhân giống khác nhau thu được kết quả như sau: Ftn (0) < Flt (18,51282) (phụ biểu 03). Như vậy khơng có sự sai khác về tỷ lệ sống ở các hình thức nhân giống giữ củ và hạt. Mà chỉ khác nhau khi ra các hom giống được đưa ra ngoài vườn ươm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)