Kiến thức bản địa của người dân về củ mài tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 84)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Kiến thức bản địa của người dân về củ mài tại khu vực nghiên cứu

Với những kiến thức bản địa rất phong phú về chế biến và sử dụng củ mài trong các lĩnh vực: làm thực phẩm, làm thuốc, thì người dân tại khu vực nghiên cứu biết đến cây củ mài nói riêng và các lồi lâm sản ngồi gỗ nói chung đã được người dân địa phương biết đến từ rất lâu đời. Tuy nhiên một vấn đề được quan tâm là những hiểu biết khoa học về lồi cây này của người dân địa phương cịn rất nhiều hạn chế. Việc sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra PRA (Mẫu biểu 03) trong người dân bản địa đã phản ánh rõ nét về loài cây này trong nhận thức của người dân tại khu vực nghiên cứu.

3.3.1. Kiến thức bản địa về nhận biết, sử dụng và khai thác cây củ mài tại khu rừng đặc dụng Copia

Khi phỏng vấn sơ bộ người dân tại khu vực nghiên cứu về những đặc điểm nhận dạng củ mài thì cho rất nhiều các kết quả khác nhau, đa phần là nhận dạng được. Tuy nhiên, mức độ nhận dạng đó lại có sự sai khác nhiều giữa các nhóm tuổi khác nhau được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.18: Bảng nhận dạng cây củ mài

Nhóm tuổi Nhận dạng được cây củ mài

Không nhận dạng được cây củ mài Tổng 15-20 31(23,8%) 102 (76,1%) 134 20-40 60(44,77%) 74(55,22%) 134 40-60 134(100%) 0 134 Tổng 225 (56%) 177 (44%) 402

Trong tổng số 90 người dân được phỏng vấn ở các lứa tuổi khác nhau thì thu được kết quả hoàn toàn khác nhau về việc nhận biết cây củ mài trong tự nhiên: Tổng số nhận biết được cây củ mài trong tự nhiên chiếm khá cao 56%, trong đó độ tuổi từ 40-60 tuổi là chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%, trong tổng số người phỏng vấn nhận biết được cây củ mài. Trong khi đó độ tuổi từ 20-40 chiếm tỷ lệ trung bình là 14,9 %, giảm đi 18,07 %. Ở độ tuổi 15-20 thì số người được phỏng vấn nhận biết về cây củ mài lại giảm xuống còn là 10%. Như vậy có thể thấy được sự quan tâm của cộng đồng dân tộc khu vực nghiên cứu này về cây củ mài ngày càng giảm đi. Cần có những nghiên cứu về lồi cây này tại khu vực Copia

nhằm nâng cao những hiểu biết và vai trị của lồi cây cho người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu.

Kết quả điều tra (Phiếu phỏng vấn) cho thấy, củ mài được sử dụng làm thực phẩm là cơng dụng chính của lồi này. 100% (134/134) số hộ dân ở cả 2 xã được phỏng vấn đều biết đến củ mài phục vụ mục đích thực phẩm và người dân cho biết có nhiều cách chế biến thức ăn từ nguyên liệu là củ mài . Vì vậy, kiến thức bản địa của người dân rất phong phú trong việc chế biến củ mài.

Củ mài sau khi thu hoạch trong tự nhiên về người dân chế biến củ mài thành các món ăn như : nấu chè, thái chỉ trộn cùng gạo nếp, nấu canh, mỗi món ăn mang những vị đặc trưng riêng nhưng trong đó món ăn nấu chè và nấu canh là được ưa chuộng nhất. Với những kinh nghiệm trong việc thu hoạch củ mài thì đại đa số người dân đều cho biết cần khai thác củ mài vào thời điểm từ đầu tháng 12 năm trước đến tháng 1dương lịch của năm sau lúc này củ mài rụng lá và đi vào thời gian ngủ nghỉ và lượng tinh bột tích trữ tối đa thì đây là khoảng thời gian thích hợp nhất vì củ sẽ bở và ăn ngon hơn các mùa khác.

Đối với những cây củ mài mọc trên vùng đất có nhiều đá thì củ mài việc khai thác sẽ khó khăn hơn do sự len lỏi vào các kẽ đá trong đất tuy nhiên ăn sẽ rất thơm ngon, ngọt hơn so với củ mài thu hoạch ở những vùng đất khơng có đá. Ngồi bộ phận sử dụng làm thực phẩm là củ thì người dân cịn sử dụng ngọn cây củ mài như một loài rau rừng: xào, luộc, làm nộm. Đây chính là một nét đặc sắc mang tính bản địa trong hệ thống kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng các loài lâm sản từ rừng. Cần có những nghiên cứu đi sâu và mang tính khoa học nhằm phát triển những kiến thức bản địa này nói chung và cây củ mài nói riêng.

Các lâm sản được nhân dân khai thác từ rừng từ lâu đời củ mài đã được các dân tộc vùng núi phía bắc sử dụng và chế biến thành những vị thuốc khác nhau: chữa đau xương, phục vụ sinh đẻ, bổ máu (cây bổ máu)… tuy chưa có những thẩm định của khoa học về những bài thuốc dân gian của các dân tộc, nhưng theo phản ánh của các người dân thì những bài thuốc đó có tác dụng rất tốt và giá thành lại rất rẻ phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân địa phương.

Trong cộng đồng dân cư sinh sống ở khu rừng đặc dụng Copia, tộc người Thái là dân tộc có mức độ và kinh nghiệm sử dụng cây củ mài làm thuôc nhiều nhất, củ mài có thể được sử dụng trực tiếp là các sản phẩm tươi hay sản phẩm khơ, cũng có thể được kết hợp với các vị thuốc khác. Qua phỏng vấn bảng câu hỏi (Phiếu phỏng vấn 01) một số thầy lang chuyên làm nghề bốc thuốc cho biết củ mài được sử dụng để chữa một số bệnh như: phụ nữ mang thai mệt mỏi chán cơm, trẻ em gầy yếu, bệnh về đường tiêu hóa (nhuận tràng), cây củ mài là một vị trong một số bài thuốc của dân tộc Thái... Kinh nghiệm sơ chế, bảo quản của người dân khi dùng làm thuốc chủ yếu là rửa sạch củ và thái lát mỏng phơi khơ giịn sau đó đóng vào túi nilơng và cất vào những nơi khơ ráo, thống mát. Dùng để đun nước uống khi bị bệnh.

Tuy nhiên, để sử dụng làm thuốc thì mỗi gia đình cần sử dụng kết hợp cùng các vị thuốc khác với liều lượng khác nhau mà đây là bí quyết của mỗi thầy thuốc. So với số người biết công dụng làm thực phẩm để ăn, tỷ lệ số người biết về dùng củ mài làm thuốc là rất ít 10/134 hộ (chiếm 7,46%)trong số đó người độ tuổi biết đến cơng dụng và sử dụng củ mài để làm thuốc chủ yếu là những người lớn độ tuổi từ 40- 60 tuổi (chiếm 90%). Như vậy tỷ lệ số người biết về vai trị làm thuốc của lồi cây này ngày càng ít đi. Nếu khơng có những thơng tin truyền đạt thì về sau những kiến thức bản địa về vai trị làm thuốc của lồi cây này sẽ bị mai một theo thời gian. Đây chính là nét độc đáo trong kho tàng kiến thức bản địa của người dân địa phương về lồi cây này nhưng cịn thiếu những thông tin cụ thể. Cần có thêm những nghiên cứu mang tính khoa học về cơng dụng làm thuốc của loại cây này tại địa phương.

3.3.2. Kiến thức bản địa về việc nhân giống, gây trồng, bảo công tác bảo vệ thực vật và tiêu thụ củ mài tại khu vực nghiên cứu.

Thu thập thông tin qua các bảng phỏng vấn (phụ biểu 09) chúng tôi rút ra một số kết luận chính của người dân về vấn đề nhân giống, gây trồng, bảo vệ thực vật và vấn đề tiêu thụ củ mài tại khu vực như sau:

- Toàn bộ người dân được phỏng vấn đều cho rằng tại Copia chưa có một nghiên cứu nào về loài cây này và cũng chưa có bất kỳ một mơ hình nào được triển khai tại khu vực.

- Gần 100% tất cả các hộ dân tham gia phỏng vấn cho biết người dân chưa có bất kỳ một hình thức nhân giống nào về cây củ mài.

- 100% đều nói rằng chưa có bất kỳ một nghiên cứu hay mơ hình trồng củ mài nào được thực hiện trong khu vực nghiên cứu.

- 100% người dân khai thác củ mài chủ yếu là từ tự nhiên nhất là vào mùa dân đi làm cỏ ngô vào khoảng tháng 1-2.

- Người dân khai thác về và cũng chưa có thị trường tiêu thụ, chủ yếu là đem ra các chợ nhỏ bán cho người dân về sử dụng làm thực phẩm ngồi.

- Khơng quan tâm và cũng không để ý về sâu bệnh ở cây củ mài ngoài tự nhiên. Như vậy kiến thức bản địa của người dân địa phương ở khu vực nghiên cứu vẫn còn chỉ giới hạn ở mức độ rất nhỏ về cây củ mài. Đó mới chỉ là những kinh nghiệm truyền đời qua các thế hệ trong việc chế biến củ mài chứ chưa có những hiểu biết khoa học về cây củ mài. Người dân chỉ thu hoạch củ mài từ tự nhiên chứ chưa có bất kì một hình thức nhân giống nào hay bất kì một hình thức bảo vệ thực vật nào đối với loài cây này.

Việc nghiên cứu về tính chất và vai trị của lồi cây này cần được phát triển, nhằm gìn giữ và bảo tồn kiến thức bản địa của người dân nói riêng và hệ sinh thái rừng nói chung.

Dự trên những số liệu thu được từ phỏng vấn các hộ dân về tình hình sử dụng, khai thác và gây trồng lồi cây củ mài chúng tơi có đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây này cũng như các kiến thức bản địa của người dân trong khu vực nhằm giảm thiểu sự tác động đến hệ sinh thái rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

3.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn đối với cây củ mài tại địa phƣơng

3.4.1. Biện pháp bảo tồn tại chỗ (in-situ conservation)

Bảo tồn tại chỗ (in–situ conservation) là bảo tồn lồi hoang dã trong mơi

trị trong mơi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng (Phạm Nhật, 1999) [14].

Một trong những loại hình phổ biến chính là thành lập các khu bảo vệ (Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn Quốc Gia). Định hướng về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ được thể hiện tại Đề án về bảo tồn và phát triển lâm sản ngồi gỗ giai đoạn 2006-2020 của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) [3] đã nêu rõ ―Tăng cường các biện pháp bảo vệ nội vi để bảo vệ các quần thể và các loài lâm sản ngoài gỗ trong các khu rừng đặc dụng‖. Hiện nay, đối tượng loài cây củ mài đang nghiên cứu nằm trong khu rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, Sơn La. Đây là một trong những thuận lợi cho cơng tác bảo tồn lồi cây này. Tuy nhiên, do sự quản lý chưa chặt chẽ của Ban quản lý, chính quyền địa phương cũng như ý thức và thực tế đời sống của người dân trong và xung quanh khu rừng đặc dụng nên việc khai thái loài này vẫn diễn ra rất phổ biến. Chính vì vậy, nhằm bảo tồn tại chỗ đối với cây củ mài tại khu rừng đặc dụng trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

3.4.1.1. Nhóm giải pháp về mặt tổ chức quản lý

- Cây củ mài được xếp vào loại lâm sản ngồi gỗ có giá trị nhưng do khơng có tên trong danh sách những lồi cần ưu tiên bảo tồn nên việc bảo tồn đơn lẻ lồi cây này là rất khó khăn. Vì vậy, để bảo tồn cây củ mài tự nhiên trong khu rừng đặc dụng cần phối hợp với các chương trình bảo tồn thực vật nói chung và bảo tồn hệ sinh thái tại khu vực. Tính đến thời điểm hiện tại, khu rừng đặc dụng chưa có những dự án lớn về bảo tồn các lồi thực vật có ích. Trong khi đó, tại khu rừng đặc dụng Copia, nguồn tài nguyên này là rất phong phú. Khu rừng đặc dụng cần xây dựng các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về các loại lâm sản ngoài gỗ để sớm có những đánh giá tổng quát về tiềm năng, hiện trạng phân bố và khả năng tái sinh cụ thể và xây dựng các biện pháp bảo tồn các loại lâm sản ngồi gỗ trong đó có cây củ mài.

- Tiến hành trồng bổ sung tại những diện tích cho phép phù hợp với sinh thái cây củ mài như ven suối, rừng tái sinh sau nương rẫy...

- Chú trọng nâng cao, bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như kiến thức chuyên ngành về bảo tồn cho các cán bộ của khu rừng đặc dụng để phục vụ tốt hơn

cho việc quy hoạch, xây dựng cũng như triển khai, giám sát các biện pháp bảo tồn tại chỗ.

- Hiện nay, khu rừng đặc dụng Copia thiếu thốn cả về nhân lực lẫn kinh phí. Với tổng số chỉ có 11 cán bộ kiểm lâm trực tiếp quản lý cả địa bàn là quá sức. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả việc bảo tồn các lồi động, thực vật nói chung và cây củ mài nói riêng, khu rừng đặc dụng Copia cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các tổ chức cộng đồng để quản lý việc gây trồng, khai thác, vận chuyển các loại lâm sản trong khu rừng đặc dụng.

- Các bản đã có quy ước bảo vệ rừng nhưng theo các cán bộ Kiểm lâm cũng như phỏng vấn người dân cho biết hầu như chưa sử dụng đến. Vì thế, cần có cơ chế giám sát việc thực hiện những quy ước này. Đặc biệt cần quan tâm đến việc xử phạt nghiêm với các trường hợp khai thác không chỉ các sản phẩm gỗ củi mà cả những loại lâm sản khác như cây củ mài. Để làm được điều này cần nâng cao, làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của chính quyền địa phương từ cấp bản đến cấp xã. Tạo điều kiện và đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức như Hội phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội Nơng dân… trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng.

- Cần ngăn chặn kịp thời tình trạng đốt nương làm rẫy và chặt củi trong khu rừng đặc dụng, bởi đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng phá huỷ nơi sống, phá huỷ các dạng sinh cảnh như rừng thứ sinh, rừng phục hồi sau nương rẫy, núi đá vôi xen tre nứa, các loại cây gỗ nhỏ mà cây củ mài thường phân bố. Ngoài ra, việc chăn thả gia súc bừa bãi vẫn diễn ra trong khu rừng đặc dụng (như bị, dê,...). Vì vậy, ban quản lí khu rừng đặc dụng Copia cần có biện pháp quản lý việc chăn thả gia súc.

3.4.1.2. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội

Thực tế tại khu rừng đặc dụng Copia cũng như các khu rừng đặc dụng khác là điều kiện kinh tế của người dân cịn rất khó khăn. Đời sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào tài nguyên rừng nên vấn đề mấu chốt để giảm việc khai thác từ tự nhiên là làm sao giải quyết được bài toán giữa đảm bảo đời sống mà vẫn có thể bảo vệ rừng cho người dân miền núi. Ngồi ra, tập qn từ lâu đời đã hình thành nên những văn hoá cộng đồng gắn liền với rừng nên để có thể thực hiện

thành cơng việc bảo tồn tại chỗ lồi cây củ mài nói riêng và các loại lâm sản ngồi gỗ khác nói chung cần có những giải pháp về mặt kinh tế - xã hội một cách hài hoà, phù hợp với điều kiện địa phương.

Để phục vụ cho công tác bảo tồn tại chỗ nguồn gen cây củ mài chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

- Hỗ trợ về vốn (hiện nay tại địa phương có chương trình giảm nghèo 135 giai đoạn 2, các chương trình hỗ trợ nơng dân của Ngân hàng chính sách, hỗ trợ vốn của các Hội phụ nữ, Hội nơng dân...) nên chính quyền địa phương cần linh hoạt để hướng dẫn người dân tranh thủ các nguồn vốn này nhằm phát triển kinh tế. Tại địa phương có thể phát triển các ngành nghề có tiềm năng như dệt, ni ong, phát triển trồng các loài cây đặc sản bản địa như cây rau, khoai sọ, nghề thuốc nam... là những nghề được chính quyền khuyến khích nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm áp lực vào rừng tự nhiên. Từ đó, mới có thể gây trồng, bảo vệ được nguồn gen các loài cây lâm sản ngồi gỗ trong đó có cây củ mài tại khu rừng đặc dụng Copia.

- Quản lý tốt khu vực có người dân sinh sống trong diện tích khu rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)