CHƢƠNG I : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tài liệu về nghiên cứu và sử dụng cây củ mài
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.8. Phương pháp đánh giá hom giống
- Tỉ lệ hom sống: Tỉ lệ hom sống = Số hom còn sống / tổng số hom đem giâm - Thời gian ra rễ: Tính từ khi bắt đầu xuất hiện mầm rễ đến khi ra rễ - Thời gian ra chồi và số lượng chồi
Thời gian: Tính từ khi bắt đầu xuất hiện chồi đầu tiên cho đến khi xuất vườn. Số lượng chồi = Tổng số chồi sinh ra trên các hom giống /Tổng số hom giống đem giâm.
+) Phương pháp theo dõi sự tăng trưởng chiều cao và đường kính thân theo dõi từ 8-10 lần, cứ 7-8 ngày 1 lần.
Dùng kẹp để đo đường kính thân và thước dây để đo chiều dài thân.Chiều dài được đo từ phần gốc sát mặt đất cho đến ngọn cây (H). Đường kính đo tại vị trí sát gốc cây (D).
*) Tăng trưởng chiều dài thân (H) ∆H = Hn+1 – Hn
Hn+1: Là số đo ở lần thứ n +1 Hn: Là số đo ở lần thứ n
*) Tăng trưởng về đường kính (D) ∆D = Dn+1 – Dn
Dn+1 là số đo ở lần thứ n+1 Dn là số đo ở lần đo thứ n n : 0 – 10
+) Phương pháp nghiên cứu sự sinh trưởng của lá: Tính số lá trung bình sau mỗi lần đếm
*) Tính tăng trưởng của diện tích lá (S) S = Sn+1 –Sn
Sn+1 là số lá sau lần đếm thứ n+1 Sn là số lá sau lần đếm n
Tính diện tích của lá: Sử dụng máy đo diện tích lá cầm tay (sản xuất tại Trung Quốc). Với độ chính xác 2%. Lấy ngẫu nhiên mỗi cơng thức 30 lá để đo diện tích lá trực tiếp trên cây qua các mốc thời gian.
Biểu 04 : Đo chỉ tiêu về đường kính lá, diện tich lá
CT Thời gian Số lƣợng lá Diện tich (S)
CT1 14 ngày 30 lá 1. 21 ngày ... 28 ngày .... 36 ngày .... 44 ngày .... 50 ngày 30. CT2 14 ngày 30 lá 1. 21 ngày .... 28 ngày .... 36 ngày .... 44 ngày .... 50 ngày 30. CT3 14 ngày 30 lá 1. 21 ngày ..... 28 ngày .... 36 ngày .... 44 ngày .... 50 ngày 30. 2.4.9. Phương pháp sử lí số liệu
* Cơng thức tính giá trị trung bình
xi : là giá trị điều tra của cây thứ i n : là số mẫu đo đếm
:là giá trị dấu hiệu trung bình
* Phương sai
*) Độ lệch chuẩn
*) Phân tích phương sai: một nhân tố
- Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của các nhân tố thí nghiệm đến các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, sự sai khác giữ các công thức trong số lượng chồi, hay ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ nảy chồi...
- So sánh trung bình dùng chỉ số LSD (Least Significance Difference)
So sánh các trung bình của các nhóm ứng với các mức của nhân tố (cơng thức)Nếu cần so sánh trung bình CT Ti (với ri lần lặp) với trung bình CT Tj (với rj lần lặp) có thể tính thêm chỉ số.(α=0,05)
LSD = tα,f * SQRT(s2(1/ ri + 1/ rj )
s2 là phương sai chung ước lượng bởi trung bình sai số bình phương trong nội bộ nhóm (MS within groups) với α = 1- p
tα,f là giá trị t của bản Student (Hàm TINV)
Tính trị tuyệt đối của các trung bình Ti, Tj: |Ti - Tj|
So sánh nếu |Ti - Tj| > LSD thì hai trung bình là khác nhau, ngược lại hai trung bình được coi là khơng khác nhau.
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số đặc điểm sinh thái cây củ mài
3.1.1. Đặc điểm hình thái
Cây củ mài thuộc lồi cây thân thảo, leo quấn trên các giá thể khác nhau trong tự nhiên, cây sống nhiều năm, dài 5-10m, cây có củ mọc sâu trong lịng đất từ 1,5 – 2m. Cây thường mọc rải rác ven rừng, rừng tre nứa, khe núi đá, trên đất đồi, những địa điểm ẩm quanh năm, đất xốp và giàu chất dinh dưỡng
3.1.1.1. Hình thái củ
Cây củ mài (Dioscorea persimilis) thường có một củ chính to được hình thành từ rễ chính, củ dài hình chiếc dùi cui, mọc sâu vào trong đất độ sâu có thể từ 1-2m. Trên rễ củ có rất nhiều rễ dinh dưỡng mọc dài có tác dụng hấp thụ nước và ion khống trong đất. Cây trồng một năm đã cho củ với năng suất trung bình đạt từ 1-1,2 kg/gốc.
1.Củ con, 2. Rễ dinh dưỡng, 3. Rễ củ Hình 3.2: Hình thái củ mài (củ chính)
Một cây củ mài thường cho một củ chính và củ con nằm ngay phần đầu củ chính. Củ chính có lớp vỏ bên ngồi xù xì khi cịn non có màu trắng về sau chuyển sang màu nâu vàng. Củ mài có rất nhiều nhựa, phần thịt củ có màu trắngmềm và có vị ngọt mát, nếu để ngồi khơng khí khoảng 2-3 ngày củ sẽ chuyển từ màu trắng sang màu hơi vàng, do mất đi một hàm lượng nước và nhựa thoát ra từ vết thương của củ.
Hình 3.3: Sự thay lớp vỏ củ chính
Đối với củ lâu năm (4-5 năm) có thể đạt được trọng lượng từ 8-10kg, thậm chí có nhiều cây còn cho đến hàng chục kg.
Vào tháng 10- 11 phần thịt củ có màu trắng và chắc lúc này cây đang vào thời kì tích lũy tinh bột. Nhưng vào tháng 4-5 thịt củ lúc này xốp, có màu hơi vàng là do củ đang dồn toàn bộ chất dinh dưỡng phục vụ cho quá trình nảy mầm và hình thành chồi.
Thời gian ngủ nghỉ của cây bắt đầu từ tháng 11 -12 năm trước đến tháng 3 dương lịch năm sau (khoảng 3-4 tháng dương lịch), lúc này rễ dinh dưỡng năm trước đã rụng đi, đồng thời lớp vỏ mỏng bên ngồi của củ chính bong ra và hình thành lên lớp vỏ mới. Đến mùa mưa, mầm rễ bắt đầu được hình thành với số
lượng lớn, đồng thời chồi cũng bắt đầu nảy ra để chuẩn bị cho thời kì sinh trưởng và phát triển tiếp theo.
Mỗi cây sẽ có từ 1-2 củ con bên cạnh ngay phần đầu của củ cái. Khi khai thác nếu để lại phần củ con này và lấp đất lại thì đến mùa sinh trưởng phát triển củ con này sẽ mọc lên thành một cây mới.
Khi thân bắt đầu dài khoảng 40-60 cm củ cũng bắt đầu được hình thành cùng lúc với củ chính nhưng khơng lớn bằng củ chính (lúc này củ có vỏ bên ngoài màu trắng và bên trong trắng và giịn ăn có vị ngọt và nhớt).
Do đặc điểm của củ mài chứa hàm lượng nước cao và đặc điểm mùa trồng nên việc đòi hỏi bảo quản cần nghiêm ngặt để tránh những tác động từ môi trường đến chất lượng của củ. Khi thu hoạch cần tránh làm xây xước và phải khử trùng ngay các vết thương (sử dụng các chất khử trùng vôi bột hoặc tro bếp bôi vào vết thương, sử dụng tro bếp là tốt nhất và đơn giản).
Có thể bảo quản bằng nhiều hình thức khác như: bảo quản ở nhiệt độ thấp 4-50C, cắt lát đem sấy khơ đóng trong túi linon.
3.1.1.2. Hình thái thân cây củ mài:
Cây củ mài dạng thân leo (thân tự leo) dài trên 10m, đường kính thân trung bình từ 0,2-0,5 cm thân quấn vào các giá thể khác theo chiều từ trái qua phải.
Thân cây nhẵn, khơng có lơng, màu nâu đỏ và có góc cạnh, trên thân khơng có tua. Chồi bên hình thành từ các nách lá hình thành lên các cành cấp 1 nhưng số lượng cành ít tập trung chủ yếu ở giữa thân. Thân cây chia đốt mỗi đốt thân dài khoảng 15-20 cm tồn thân cây có từ 50-100 đốt tùy mức độ sinh trưởng và phát triển của cây. Trên mỗi đơt thân có 4 lá.
Do đặc điểm cấu tạo thân cây nhỏ, mềm dẻo nên cây củ mài không tự đứng trong không gian mà phải leo lên các giá thể khác để lấy ánh sáng mặt khác khi leo lên cá giá thể khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát tán của hạt trong khơng gian.
Thân sinh trưởng mạnh về chiều dài và đường kính từ tháng 5-10 dương lịch hàng năm. Khi hết mùa sinh trưởng và phát triển thì hệ thống thân cây củ mài bắt đầu rời ra theo các mấu (do sự xuất hiện của tầng rời ở mấu thân) theo hướng từ trên xuống dưới cho tới gần sát đầu củ. Thân cây củ mài sẽ chết đi vào cuối mỗi mùa sinh trưởng nên thân cây không được dùng để nhân giống do thời gian bảo quản giống dài.
Hình 3.6: Củ mài sinh trưởng vào giai đoạn tháng 4 1. Chồi mới, 2. Vết thân cây năm trước, 3. Rễ dinh dưỡng, 4. Rễ củ
3.1.1.3. Hình thái lá:
Lá cây củ mài là lá đơn, lá có dạng bản nhỏ, mọc so le hay mọc đối, hình tim đơi khi hình mũi tên, trên lá không lông, số lượng gân lá nhiều, gân lá có hình chân vit, dài khoảng 10-12cm, rộng 6-8cm, nhẵn, chóp lá nhọn (Hình 3.8).
Gân lá phía mặt trên phẳng, mặt dưới lồi, cuống lá chia thành 5 cạnh, màu nhạt, số lượng lá nhiều. Lá xếp hơi xiên so với hướng ánh sáng mặt trời. Lá non khi mới mọc thường có màu hơi đỏ gạch, khi trưởng thành có màu xanh để lấy được lượng ánh sáng tối ưu. Lá cây củ mài sinh trưởng nhanh về số lượng và đường kính lá từ tháng 6-9 khi bắt đầu bước vào mùa mưa và lụi đi vào tháng 11-12 dương lịch hàng năm.
3.1.1.4. Hình thái hoa:
Hoa nhỏ, đều, mọc thành bơng, trục bơng khúc khuỷu, hoa đơn tính. Hoa đực và hoa cái khác gốc, thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió (Hình 3.8).
Hoa đực có 6 nhị. Hoa cái mọc thành cụm dạng bông cong dài tới 20cm. Cây ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm trước khi bước vào thời kỳ tích lũy tinh bột.
Cụm hoa đực dài khoảng 40cm, mang từ 20-40 hoa nhỏ, màu vàng. Hình 3.8: Hình thái hoa đực cây củ mài
3.1.1.5. Hình thái quả.
Quả nang, quả có 3 cạnh rộng 2-3 cm, mang 6 hạt (Hình 3.9).
Khi cịn non quả có màu xanh, đến cuối tháng 12 quả chuyển sang màu vàng xanh. Đối với cây trồng 1 năm sẽ ra hoa và quả, quả được hình thành vào tháng 11 dương lịch hằng năm trước khi cây chuẩn bị bước vào thời kì ngủ nghỉ.
Đến khoảng tháng 3-4 mùa sinh trưởng của cây đã khô lại cách cạnh quả bắt đầu nứt ra, hạt được phát tán đi nhờ những cơn gió. Số lượng quả được hình thành hàng năm trên mỗi cây củ mài có thể đạt tới hàng nghìn quả tuy nhiên khơng có sự xuất hiện của cây củ mài con xung quanh cây củ mài đang sinh trưởng.
3.1.1.6. Hình thái hạt
Mỗi quả củ mài có chứa 6 hạt có chiều dài từ 5-6cm, rộng 3-4 cm.
1.Hạt , 2. Vỏ quả
Hạt có màu vàng nhạt khi cịn non và ngả màu nâu xỉn khi già.
Hạt cây củ mài mỏng và nhẹ, có mào, phơi hạt nhỏ và mỏng thích nghi với lối phát tán nhờ gió.
Với số lượng hạt được hình thành hàng năm ở cây củ mài trưởng thành rất là lớn, tuy nhiên sự xuất hiện của cây củ mài con xung quanh những cây củ mài đang sinh trưởng là rất ít (tần số bắt gặp là 4 cây củ mài con/368 cây củ mài trưởng thành). Hiện tượng này có thể được lý giải do một số nguyên nhân sau:
+) Do nội nhũ và phôi hạt cây củ mài bé và mỏng dẫn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây con kém.
+) Do các điều kiện ngoại cảnh tác động đến hạt: độ ẩm, các loài sâu bọ ăn hạt… làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt.
3.1.2. Một số đặc điểm sinh thái cây củ mài
- Thời vụ: Cây củ mài có chu kì sinh trưởng và phát triển từ tháng 3-12 dương lịch hàng năm. Cây bắt đầu nảy mầm vào tháng 3-4 khi thời tiết bắt đầu
2
Hình 3.10: Hình thái hạt cây củ mài
ấm va độ ẩm khơng khí tăng, ở giai đoạn này cây hình thành các cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá. Từ tháng 6-9 khi bắt đầu bước vào mùa mưa cây bắt đầu sinh trưởng mạnh về đường kính, chiều dài, số lượng các cơ quan sinh dưỡng, ở giai đoạn này cây cần đủ các yếu tố về ánh sáng và dinh dưỡng.
Vào tháng 10-12 dương lịch khi cường độ ánh sáng và độ ẩm khơng khí giảm đi, các hoạt động trao đổi chất của cây củ mài lúc này giảm xuống, cây bước vào thời kì phát triển hình thành và hồn thiện các cơ quan sinh sản hoa và quả. Trong thời điểm này cây tích lũy tồn bộ các chất dinh dưỡng vào trong củ, đồng thời các cơ quan sinh dưỡng rễ dinh dưỡng, thân, lá mất lụi dần. Cây bước vào thời kì ngủ nghỉ.
- Thời gian ngủ nghỉ:
Cây củ mài có thời gian ngủ nghỉ từ tháng 12 năm trước đến tháng 3-4 dương lịch của năm sau. Đây là thời kì mà hoạt động trao đổi chất ở mức độ tối thiểu của cơ thể hay cơ quan dinh dưỡng và đặc biệt là cơ quan sinh sản của cây củ mài. Thời kì ngủ, nghỉ giúp cây qua thời gian lạnh và khô của mùa đông
- Sâu bệnh hại :
Mùa vụ cây củ mài giống với mùa sinh trưởng và phát triển của một số lồi sâu (Hình 3.11) và bệnh hại (Hình 3.12) đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của cây củ mài.
Bảng 3.1: Sâu hại cây củ mài
Tên Ngọn Lá
Sâu róm x x
Ốc sên x x
Hình 3.11: Sâu róm hại cây củ mài trong giai đoạn nảy chồi
Khi hom giống cây củ mài bắt đầu nảy mầm thấy xuất hiện hiện tượng đứt ngọn, nguyên nhân là do một số loài sâu bọ thường gặp gây lên như: Sâu róm, ốc sên và châu chấu. Sử dụng Permethin 50EC, Permecide 50EC liều lượng 30mg/m2 đến 50mg/m2 phun trên khu vực xuất hiện sâu bọ.
Bắt đầu từ tháng thứ 5 trở đi khi khơng khí bắt đầu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt, cây củ mài dễ bị nhiễm bệnh thán thư, nguyên nhân của bệnh này ban đầu được nhận định là do loại nấm Colletotrichum gloeosporioides tồn tại
trong đất. Đặc điểm của lá nhiễm bệnh là trên lá có sự xuất hiện của các thể nhỏ li ti màu đen, đó là các đĩa đài (cơ quan sinh sản vơ tính hình đĩa, acervuli) của nấm gây bệnh. Củ bị nhiễm bệnh thường có màu đen ở phần bề mặt thân củ. Đối với những cây bị nhiễm nhẹ (chỉ ở một phần lá) thì có thể nhặt các lá bị khơ rồi đem đốt, còn nếu bị nặng (củ bị nhiễm bệnh) thì cần phải lấy cả củ, thân và lá đem đi đốt.
Giải pháp phòng bệnh thán thư là làm dàn hoặc thân leo cho cây củ mài, trong khoảng 50cm sát phần gốc luôn phải vệ sinh sạch sẽ. Khi bệnh lan rộng có thể sử dụng một số loại thuốc sau để phun trừ bệnh: Amistar 250SC, Plant 50WP, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Daconil 500SC
Một cây cho 1-1,2 kg/năm. Ngoài tự nhiên những cây có thời gian từ 3-4 năm, củ có thể đạt trọng lượng từ 8-12 kg và dài tới 1,8-2m.
- Đặc điểm về giá thể leo của cây củ mài ngoài tự nhiên.
Cây củ mài là loài cây thân leo (quấn theo chiều từ trái qua phải) nên việc nghiên cứu về đặc điểm giá thể leo là rất cần thiết. Việc nghiên cứu giá thể leo của củ mài có thể cho phép chúng ta đánh giá được mức độ cần ánh sáng của lồi này.
Qua q trình điều tra trên 5 tuyến và lập các ô tiêu chuẩn điều tra cho thấy, cây củ mài có khả năng leo bám trên nhiều loại giá thể khác nhau, kể cả việc bò lan theo vách núi đá. Kết quả điều tra giá thể leo cây củ mài được thể hiện ở bảng 3.2:
Bảng 3.2: Tổng hợp về giá thể leo của cây củ mài trên các tuyến điều tra
Tuyến điều tra
Giá thể leo Vách núi đá Cây bụi Cây gỗ
trung bình Cây gỗ lớn Tổng T1 12 42 58 0 112 T2 3 16 40 0 59 T3 7 39 51 0 97 T4 5 21 34 0 60 T5 5 18 17 0 40 Tổng 32 (8,6957%) 136 (36,9565%) 200 (54,3478%) 0 368
Qua số liệu thu được ở bảng 3.2. Có thể thấy, các loại giá thể mà cây củ