Tỷ lệ nảy chồi của hom giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây củ mài trong giai đoạn

3.2.3. Tỷ lệ nảy chồi của hom giống

3.2.3.1.Tỷ lệ hom ra chồi theo thời gian

Khi chồi bắt đầu xuất hiện sẽ kèm theo sự xuất hiện của rễ chính (sau này hình thành nên củ). Cây củ mài có một rễ chính, màu trắng, mập bám sát ngay dưới chồi. Tuy trên một hom giống có thể có cao nhất là 5 chồi và các chồi này phát triển bình thường, những cũng chỉ có duy nhất một rễ chính.

Sự xuất hiện của chồi là sự đánh dấu sự bắt đầu quá trình sinh trưởng và phát triển của một cá thể mới với đầy đủ các chức năng sống của một cá thể sống. Tỷ lệ số chồi /tổng số hom sẽ phản ánh được mức độ nhân giống lồi cây đó khó hay dễ.

Bảng 3.11: Tỷ lệ hom ra chồi sau các ngày giâm theo thời gian

Công thức Lần lặp Số hom TN

Tỷ lệ hom ra chồi sau các ngày giâm

Tổng 14ngày 21 ngày 28 ngày 36 ngày 44 ngày

57 ngày Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % Hom ra chồi % CT1 1 30 3 10% 7 23,3% 17 56.6% 30 100% 30 100% 30 100% 90 2 30 3 10% 9 30% 21 70% 30 100% 30 100% 30 100% 3 30 0 0% 4 13,3% 15 50% 30 100% 30 100% 30 100% CT2 1 30 0 0% 2 6,6% 13 43,3% 22 73,3% 30 100% 30 100% 90 2 30 0 0% 4 13,3% 10 33,3% 19 63,3% 30 100% 30 100% 3 30 0 0% 4 13,3% 9 30% 17 56,6% 30 100% 30 100% CT3 1 30 0 0% 0 0% 2 6,6% 6 20% 15 50% 30 100% 90 2 30 0 0% 0 0% 1 3,33% 5 16,6% 10 33,3% 30 100% 3 30 0 0% 0 0% 0 0% 1 3,3% 9 30% 30 100% *) Nhận xét:

- CT1(đầu củ) có thời gian ra chồi sớm nhất (sau 14 ngày giâm hom giống đã bắt đầu xuất hiện 6/90 hom) và đạt mức cao nhất 100% tại ngày thứ 36. Tại

CT1 ngoài thời gian hình thành chồi sớm sau 14 ngày thì CT1 cịn cho ra tỷ lệ chồi rất cao. Có thể nguyên nhân là do đầu củ là nơi có chứa nhiều chồi bất định nhất trên củ.

- Sau 21 ngày CT2 (thân củ) một số hom giống mới bắt đầu xuất hện những chồi đầu tiên đạt tỷ lệ (10 hom/90 hom giâm), tốc độ nảy chồi của CT2 đạt mức cao nhất chỉ sau 3 tuần tồn bộ số hom giống đã hình thành chồi đạt mức 90 hom ra chồi. Tuy thời gian xuất hiện hom ra chồi muộn hơn CT1 1 tuần nhưng các hom có sức nảy mầm mạnh của CT2 lại mạnh hơn so với CT1 (mất 4 tuần mới đạt mức 100% hom ra chồi). Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do thân củ có chứa các chất dinh dưỡng có chứa trong củ nên việc kích hoạt nảy chồi của các hom tai CT2 là cao và trong thời gian sớm nhất.

- CT3 (chóp củ) có thời gian hom ra chồi muộn nhất (sau 28 ngày mới có 3 hom mọc chồi) một tỷ lệ thấp. Sau 5 tuần toàn bộ số hom giống đã nảy chồi (90 hom ra chồi/90 hom giâm). Phân chóp củ chứa các tế bào cịn non việc kích hoạt sự nảy mầm là kém hơn so với đầu củ và thân củ.

Sau 50 ngày tất cả các CT đều đã hình thành chồi. Vậy các CT khơng có sự ảnh hưởng tới sự ra chồi mà, sự ra chồi chỉ do thời gian quyết định mà thơi

Như vậy ngay trong một củ giống thì các bộ phận trên củ cũng cho ra tỷ lệ chồi khác nhau rất rõ theo thời gian. Sử dụng đầu củ làm giống sẽ cho ra tỷ lệ chồi cao nhất trong thời gian sớm nhất. Theo khảo sát người dân thì phần đầu củ ăn khơng ngon và thường hay bị sượng và sơ nên việc sử dụng đầu củ để nhân giống là thích hợp nhất.

Hàm thống kê phân tích phương sai một nhân tố (ảnh hưởng của CT đến tỷ lệ nảy chồi của hom giống) bảng INOVA α=0,05 (phụ biểu 05): Ftn (0,696534653) < Flt (3,885294 ) như vậy tỷ lệ hom ra chồi giữa các cơng thức khơng có sự khác nhau về số hom nảy chồi mà chỉ khác nhau về thời gian ra chồi.

3.2.3.2. Số lượng chồi ra ở các công thức giâm hom

Thời vụ cũng như một số nhân tố khác như giá thể, độ tàn che... có ảnh hưởng đến khả năng ra chồi và sức sinh trưởng của chồi. Sau 14 ngày đã bắt đầu xuất hiện những chồi đầu tiên với tỷ lệ rất thấp (6/270) trong tổng số bầu đem

giâm của tất cả các CT hom giâm. Số lượng chồi được hình ở các CT cũng có sự khác biệt rất lớn sau 40 ngày giâm.

Bảng 3.12: Tổng hợp về số lƣợng chồi sinh ra tại các CT

Lần lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3 Tổng TB

CT1 60 58 62 180 60

CT2 30 40 35 105 35

CT3 30 30 30 90 30

*) Nhận xét:

- CT1 (đầu củ) cho số lượng chồi cao nhất và trong thời gian sớm nhất. Với số lượng chồi trung bình là 60 chồi/30 hom: Đạt mức là 2 chồi/ 1 hom (max: 3 chồi/1 hom và min 1 chồi/1 hom).

- CT2 (thân củ) cho số lượng chồi tương đối cao: 35 chồi/30 hom. Trong đó max: 2 chồi/1 hom và min: 1 chồi/1 hom. Chất lượng chồi tương tốt (to và khỏe). Có thể là do phần thân củ có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chồi to và khỏe.

- CT3 (chóp củ) cho tỷ lệ chồi thấp sau hơn 50 ngày chồi mới đạt 30 chồi/ 30 hom. Trung bình đạt 1 chồi/ 1 hom. Trong đó đạt max: 1 chồi/ 1 hom. Do phần chóp củ là phần có nhiều tế bào cịn non và đây là phần giúp củ đi sâu vào trong đất nên quá trình nảy chồi là rất kem địi hỏi phải có một thời gian rất lâu chồi mới có thể được hình thành.

Tuy đầu củ cho tỷ lệ số chồi trên hom rất cao những chồi rất bé và yếu. Thân củ tuy số lượng chồi 1,5 chồi/hom nhưng chồi rất lớn và mập khỏe.

Như vậy các cơng thức có tỷ lệ số chồi ra là khác nhau theo thời gian và tỷ lệ cho ra số chồi nhiếu nhất là đầu củ cho với tỷ lệ số chồi 56 chồi/30 hom giống. Việc nhân giống từ đầu củ sẽ đem lại nguồn cây con rất cao sau khi tách các chồi từ đầu củ. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng trong công tác nhân giống số lượng lớn và giảm bớt rất nhiều nhân công trong công tác tạo giống.

Để kết luận về sự khác nhau trong số lượng nảy chồi giữa các công thức sử dụng hàm thống kê toán học để so sánh. Kết quả phân tích tại phụ biểu (06) .

Bảng ANOVA (phân tích phương sai 1 nhân tố:ảnh hưởng của CT tới số lượng chồi tại các CT nghiên cứu) : Ftn (80.17241379) > Flt (5.143253). Có sự

khác nhau về sức nảy chồi giữa các CT. Để so sánh sự khác nhau giưa các CT ta sử dụng : So sánh trung bình (với α=0,05) dùng chỉ số :

LSD0.05 = 6.1985< 25 vậy CT1 cho ra tỷ lệ chồi nhiều hơn so với CT2. LSD0.05= 6.1985 >5 khơng có sự sai khác giữa số lượng chồi giữa hai CT2 và CT3

Kết luận: CT1 cho ra số lượng chồi cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của cây củ mài và khả năng nhân giống bằng hom củ trong giai đoạn vườn ươm tại rừng đặc dụng Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)