Thanh Chăn
2.3.1. Điểm mạnh
Trước hết, trường có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất cao của các lực lượng bao gồm: Đội ngũ Ban giám hiệu, đội ngũ quản lý tổ, quản lý các tổ chức đoàn thể, đội ngũ quản lý thư viện, thiết bị, cơ sở vật chất trường học, đội ngũ giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Đội ngũ quản lý có năng lực, nhiệt tình trách nhiệm trong cơng việc và trực tiếp tham gia vào việc dạy học theo quy trình nên rất thuận lợi trong quá trình quản lý, chỉ đạo. Điều này giúp cán bộ quản lý vừa hiểu rõ thực trạng cơng tác quản lý vừa đánh giá chính xác tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý quy trình dạy học từ đó có thể điều chỉnh, đề xuất các biện pháp quản lý tối ưu trong điều kiện thực tiễn nhà trường.
Đội ngũ giáo viên luôn tận tâm, yêu nghề, năng lực chun mơn vững vàng, nhận thức rõ vai trị quan trọng của người thầy trong quá trình dạy học, nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong giảng dạy, chủ nhiệm và các công tác khác.
Nhà trường luôn ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học một cách tốt nhất, hơn nữa trường luôn tạo điều kiện, động viên khích lệ giáo viên và học sinh thiết kế đồ dùng dạy học tự làm, phát huy sự chủ động sáng tạo của giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học.
2.3.2. Điểm yếu
Trong trường, một số giáo viên lâu năm chủ yếu giảng dạy theo chủ nghĩa kinh nghiệm, bản thân không muốn tiếp cận với cái mới. Một số ít giáo viên trẻ có tư tưởng bảo thủ sớm nên khi tiếp cận với những đổi mới thường hay rơi vào trạng thái không chắc chắn hoặc không đồng ý.
Bên cạnh đó, học sinh là con em các dân tộc thuộc xã biên giới nên mặt bằng nhận thức cịn chậm vì vậy trong q trình giảng dạy giáo viên cịn chưa thực hiện triệt để được các bước của quy trình dạy học.
Hơn nữa nhà trường cũng chưa có được những biện pháp tối ưu nhất để giúp giáo viên thực hiện tốt việc dạy học theo quy trình như: chưa có đội ngũ quản lý chất lượng chun trách, chưa có được hệ thống các tiêu chí đánh giá cụ thể, chính xác, khoa học sát với nội dung quy trình.
Ngồi ra cơng tác kiểm tra, đo lường và cải tiến quy trình dạy học chưa được duy trì thường xuyên và mục tiêu chất lượng hàng năm chưa được lượng hóa cụ thể để tiến hành đánh giá và cải tiến, từ đó dẫn đến thiếu những biện pháp điều chỉnh cụ thể.
2.3.3. Cơ hội
Với 13 năm xây dựng và trưởng thành. Năm học 2014 - 2015 trường THPT Thanh Chăn đạt chuẩn quốc gia. Đây là một bước tiến rõ nét của nhà trường về mọi mặt đồng thời là nguồn động lực giúp các thầy cô giáo cố găng hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là công tác giảng dạy.
Ban giám hiệu, đội ngũ quản lý trong trường đồng lòng, thống nhất cao trong khâu quản lý, chỉ đạo nên hầu hết các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện dạy học theo quy trình.
Đội ngũ quản lý không chỉ đứng ở cương vị chỉ đạo, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện của giáo viên mà đa số đều trực tiếp thực hiện dạy học theo quy trình. Vì vậy, trong quá trình thực hiện giáo viên có những vướng mắc cần được giải đáp thì đội ngũ quản lý nhà trường đều phát huy được vai trị, nhiệm vụ của mình.
Quản lý dạy học theo quy trình là một trong những nội dung được đưa vào thảo luận trong hội nghị chuyên môn đầu năm, là một trong những nội dung sinh hoạt chuyên đề trong các buổi họp tổ. Là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua năm học. Đây là một nhiệm vụ trọng điểm của tất cả các thành viên trong tập thể sư phạm trường THPT Thanh Chăn. Các thầy, cô
giáo cùng đồng lịng nhất trí cao vì họ mong muốn có một quy trình dạy học rõ ràng để tuân theo, để họ có thể tự đánh giá được mức độ hồn thành cơng việc của mình. Giáo viên cũng mong muốn được đánh giá chất lượng giảng dạy một cách khách quan công bằng theo tiêu chí được xây dựng từ trước để có thể có biện pháp cải tiến chất lượng giảng dạy của chính mình.
2.3.4. Thách thức
Việc triển khai áp dụng quy trình dạy học tại trường THPT Thanh Chăn - Điện Biên hiện còn phải đối mặt với một số thách thức:
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ- TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ghi
rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn
luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo và năng lực tự học của người học”; “Đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT, kì thi tuyển sinh đại hoc, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp với kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”
- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học, kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kì, cuối năm học theo mơ hình của các nước có nền giáo dục phát triển”
Cùng với đó là sự đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực.
Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực.
Trước những định hướng đổi mới Sở Giáo dục và Đào tạo còn triển
kiến thức liên môn giải quyết các tinh huống thực tiễn”; thi “dạy học theo chủ đề tích hợp”, thi “thiết kế bài giảng điện tử elerning”, thi “em yêu lịch sử Việt Nam”…Việc tham gia các cuộc thi và các hoạt động do ngành phát động cũng
phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình dạy học.
2.3.5. Đánh giá chung
Quản lý dạy học theo quy trình nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Song trên thực tế, bên cạnh những mặt mạnh và cơ hội, công tác quản lý dạy học theo quy trình vẫn cịn những điểm yếu và phải đối mặt với những thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy. Do chưa có một quy trình dạy học chính thức, chưa có các tiêu chí đánh giá cụ thể, thiết thực; việc kiểm tra giám sát còn chưa được thực hiện thường xuyên, các hoạt động khác chưa được quy trình hóa và giáo viên cịn phải đáp ứng và thực hiện nhiều hoạt động ngoài kế hoạch…
Tuy nhiên với sự chỉ đạo, quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo nhà trường cùng sự nỗ lực của các đồng chí cán bộ giáo viên, những khó khăn trong cơng tác quản lý dạy học theo quy trình sẽ dần được tháo gỡ.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tác giả khái quát sơ bộ những thông tin chung về trường THPT Thanh Chăn: quá trình hình thành và phát triển, sứ mệnh, cơ cấu tổ chức v.v. trường THPT Thanh Chăn là một ngôi trường đặt chân trên địa bàn xã biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, mặt bằng dân trí thấp. Đầu vào của nhà trường đa số là các em học sinh dân tộc, khả năng nhận thức chậm tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của thầy và trò nhà trường, trường THPT Thanh Chăn luôn đứng trong tốp 5 trường đứng đầu trên tổng số 28 trường về mọi hoạt động với những thành tích đáng ghi nhận. Nhiều năm trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc; Năm học 2012 - 2013 trường đã được tặng Bằng khen của Thủ tướng chính phủ và Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ
giáo dục. Năm học 2013 - 2014 trường được UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen. Năm học 2014 - 2015 trường đang phấn đấu được tặng cờ thi đua của UBND tỉnh và Cờ thi đua của Chính phủ. Với sự cố gắng và quyết tâm của thầy và trò nhà trường tháng 10 năm 2014 trường đã đạt chuẩn quốc gia.
Để tìm hiểu thực trạng dạy học và quản lý dạy học theo quy trình, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát về các nội dung quản lý quy trình dạy học như được trình bày ở chương 1. Việc khảo sát được thực hiện với những đối tượng đảm bảo tính đặc thù của quy trình dạy học tại nhà trường, bao gồm đối tượng học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý. Kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý dạy học theo quy trình tại nhà trường, ngồi những thuận lợi và thời cơ vẫn còn những điểm yếu và phải đối mặt với những thách thức làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Cụ thể như: chưa có một quy trình dạy học chính thức; việc tập huấn hướng dẫn giáo viên thực hiện quy trình chưa đảm bảo, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá thiết thực, việc kiểm tra giám sát còn chưa được thực hiện thường xuyên, đội ngũ GV được coi là những cánh chim đầu đàn còn mỏng, các hoạt động khác chưa được quy trình hóa và giáo viên phải đáp ứng và thực hiện những hoạt động ngoài kế hoạch…
Mặc dù vậy với những điểm mạnh đã phân tích ở trên kết hợp với sự chỉ đạo, quyết tâm của ban giám hiệu, các tổ trưởng, trưởng các tổ chức đoàn thể cộng với sự nỗ lực và đồng lòng của tập thể cán bộ, giáo viên là những tiền đề quan trọng thúc đẩy việc quản lý dạy học theo quy trình đạt hiệu quả.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT THANH CHĂN - ĐIỆN BIÊN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa:
Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa là phải có sự tiếp nối giữa các biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng để đề xuất với sự vận động phát triển của vấn đề quản lý. Ở đây, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý biết nhìn nhận, đánh giá và chắt lọc ra những ưu điểm, loại bỏ nhược điểm của các biện pháp đang sử dụng.
Việc xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa sẽ tránh được tình trạng phủ định toàn bộ các biện pháp cũ và tạo ra các biện pháp mới hồn tồn mà khơng dựa trên thực tiễn biện pháp cũ đã và đang được thực hiện.
Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất các biện pháp quản lý, yêu cầu người nghiên cứu phải xác định được những điểm mới, biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Đồng thời, các biện pháp đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn quản lý giáo dục. Thực hiện tốt nguyên tắc kế thừa giúp cho nhà nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết các vấn đề quản lý một cách biện chứng tránh được tình trạng siêu hình.
Để thực hiện tốt nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, người nghiên cứu phải nắm chắc được ưu điểm, hạn chế của các biện pháp đã và đang sử dụng, từ đó đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý mới trên cơ sở phát huy các ưu điểm, khắc phục các hạn chế. Do đó các biện pháp quản lý dạy học theo quy trình được đề xuất sẽ phải kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là
một u cầu có tính ngun tắc. Chỉ khi các biện pháp đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, khi đề xuất các biện pháp quản lý dạy học theo quy trình phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động dạy học và quản lý dạy học tại trường THPT Thanh Chăn với những vấn đề đang đặt ra cấp thiết. Đồng thời, các biện pháp quản lý dạy học theo quy trình được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý dạy học: điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ
Hệ thống quản lý là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó một biện pháp quản lý nào đó khơng thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các bộ phận, các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Mỗi biện pháp quản lý có những mặt mạnh và hạn chế nhất định. Nếu sử dụng đơn lẻ từng biện pháp quản lý thì hiệu quả khơng cao nhưng nếu sử dụng kết hợp các biện pháp quản lý một cách đồng bộ thì các biện pháp sẽ hỗ trợ lẫn nhau và phát huy những ưu thế và bổ trợ cho nhau. Vì thế, khi đề xuất biện pháp phải đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời không nên quá nhấn mạnh hoặc đề cao biện pháp này, hạ thấp biện pháp kia mà phải kết hợp các biện pháp chung với biện pháp mang tính đặc thù sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp người nghiên cứu phải xem xét tồn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa các yếu tố này khi tác động đến q trình thực thi các biện pháp, có như vậy thì các biện pháp mới được thực hiện một cách đồng bộ, phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và hỗ trợ giữa các biện pháp với nhau. Do vậy các biện pháp quản lý dạy học theo quy trình phải đảm bảo nguyên tắc tính đồng bộ để khi thực hiện mang lại hiệu quả cao. Điều quan trọng là cán
bộ quản lý phải hết sức linh hoạt và nhạy bén, sát với thực tế để điều chỉnh khi cần thiết.
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học theo quy trình tại trường THPT Thanh Chăn - Điện Biên Thanh Chăn - Điện Biên
3.2.1. Xây dựng quy trình dạy học a. Ý nghĩa: a. Ý nghĩa:
Đặc trưng cơ bản của QLDH theo quy trình là quản lý thơng qua việc thực hiện nghiêm ngặt các bước của quy trình với các tiêu chí được xác lập từ trước. Vì vậy, xây dựng quy trình đối với hoạt động dạy học là việc làm thiết thực và có tính bắt buộc khi áp dụng quản lý dạy học theo quy trình. Nếu dạy học và quản lý dạy học theo quy trình được thực hiện nghiêm túc sẽ nâng cao được chất lượng dạy học và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên.
b. Nội dung:
Xây dựng quy trình cho nội dung quản lý dạy học tại Trường THPT Thanh Chăn - Điện Biên, trong đó cụ thể hơn các bước trong mỗi giai đoạn để dễ hơn trong quá trình thực hiện và đặc biệt là phù hợp hơn với thực trạng dạy học tại trường THPT Thanh Chăn.
c. Tổ chức thực hiện:
Những căn cứ để thiết lập quy trình dựa trên cơ sở lý thuyết quản lý dạy học, vận dụng quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế của Đại học Giáo dục, ĐHQGHN [8]. Tác giả điều chỉnh, cụ thể hóa và đề xuất các bước cụ thể trong quy trình dạy học tại trường THPT Thanh Chăn như sau :