Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 63 - 65)

2.2. Thực trạng dạy học và quản lý dạy học tại trường THPT Thanh Chăn

2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình dạy học

15. Giáo viên lưu trữ hồ sơ môn học (Giáo án, đề thi, điểm đánh giá, phản hồi của học sinh).

Từ kết quả khảo sát, tác giả có thể nhận thấy ý kiến của các đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh có sự chênh lệch. Trong đó, giáo viên tự đánh giá thực trạng thực hiện quy trình dạy học với mức điểm trung bình cao nhất và cán bộ quản lý cho mức điểm trung bình thấp nhất.

Giáo viên tự đánh giá việc thực hiện quy trình có thể có cách nhìn chủ quan, tuy nhiên họ là người hiểu rõ nhất những cơng việc mình đang làm.

Cán bộ quản lý có cách nhìn tồn diện, tổng thể nhưng những chi tiết trực tiếp giáo viên thực hiện trên lớp thì khó có thể quan sát hết. Có lẽ cách đánh giá của học sinh sẽ đảm bảo khách quan nhất, mặt khác cán bộ quản lý cần thực hiện tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy trình dạy học.

2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình dạy học học

Để khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình dạy học của giáo viên, tác giả đưa ra các nhận định như trong bảng dưới đây và đề nghị giáo viên, cán bộ quản lí cho ý kiến trên thang đo từ 1-5, kết quả thu được như sau:

1.9 1.8 1.6 1.4 2.8 1.5 2.6 1.9 1.8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1.2 1.9 1.8 1.7 2.2 1.3 2.7 1.9 1.8

Giáo viên Cán bộ quản lý

Biểu đồ: 2.3: Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát

Chú thích: các nội dung khảo sát

1. Bộ môn tổ chức duyệt kế hoạch dạy học đầu kỳ. Duyệt giáo án cuối tuần trước khi dạy tuần tiếp theo.

2. Bộ môn thường xuyên kiểm tra việc giảng dạy theo lịch trình đã soạn trong giáo án

3. Bộ môn luôn dự giờ định kỳ và lưu biên bản dự giờ các môn học 4. Các đề thi được duyệt về độ chính xác, phù hợp với nội dung chương trình và sát đối tượng.

5. Kết quả các bài kiểm tra đánh giá được phân tích và xử lý theo kỳ 6. Kết quả học tập của học sinh được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên

7. Ý kiến phản hồi của học sinh là một trong những kênh thông tin được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên

8. Giáo viên chủ nhiệm hoặc ban Giám hiệu trao đổi với giáo viên về ý kiến phản hồi của học sinh.

9. Công tác kiểm tra, giám sát quy trình dạy học được thực hiện dựa trên cơ sở bám sát các tiêu chí đánh giá

Như vậy, theo kết quả khảo sát, các giáo viên về cơ bản đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giáo án theo đúng thời gian quy định. Kết quả học tập của học sinh được sử dụng để đánh giá chất lượng

giảng dạy của giáo viên. Cơng tác kiểm tra, giám sát quy trình dạy học được thực hiện dựa trên cơ sở bám sát các tiêu chí đánh giá (những nội dung này được điểm trung bình từ 2.7 - 1.2 trên thang đo (1-5).

Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung khác được điểm đánh giá chưa cao như: Kết quả các bài kiểm tra đánh giá được phân tích và xử lý theo kỳ, ý kiến phản hồi của học sinh là một trong những kênh thông tin được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Qua phỏng vấn một số giáo viên để tìm hiểu nguyên nhân. Giáo viên cho biết đa số việc phân tích các bài kiểm tra là khơng thực hiện được vì khơng có thời gian. Cịn ý kiến phản hồi của học sinh chỉ nên coi là kênh thông tin để giúp giáo viên phải tự điều chỉnh cách dạy, tự bồi dưỡng, cách ra đề kiểm tra đánh giá để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ chứ khơng nên sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)