Quản lý dạy học trong trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 26 - 28)

1.3.1. Trường THPT

Là cấp cuối cùng của hệ thống giáo dục phổ thông gồm 3 năm học, trường THPT là bậc học hồn thiện kiến thức phổ thơng cho học sinh, là bậc học tạo nguồn cho các yêu cầu đào tạo của xã hội, đồng thời chuẩn bị tích cực cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống xã hội và lao động sản xuất. Do vậy trường THPT có mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mang tính phổ thơng cơ bản, toàn diện với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ của bậc học. Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học

Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thơng.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.[30]

1.3.2. Hoạt động dạy học trong trường THPT

Có thể hiểu dạy học là một bộ phận của quá trình tổng thể giáo dục nhân cách tồn vẹn, là q trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, nhằm truyền thụ và chiếm lĩnh tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức và thực tiễn, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất, nhân cách người học.

Như vậy, dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học. Dạy học bao gồm 2 hoạt động: hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này ln gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại trong mối quan hệ qua lại và hợp thành một thể thống nhất. Nếu khơng có mối quan hệ này thì khơng có sự tác động qua lại giữa thầy và trò, dạy với học.

* Hoạt động dạy của giáo viên:

Là hoạt động định hướng, tổ chức, điều khiển hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giúp học sinh hiểu kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ, phát triển năng lực. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển nội dung học theo chương trình quy định.

* Hoạt động học của học sinh:

Là quá trình chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, tự giác, tích cực dưới sự định hướng của thầy nhằm khắc sâu và khám phá những tri thức mới.

Trong mỗi tiết học, học sinh phải “mắt nhìn, tai nghe, đầu nghĩ, tay viết” và sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, “ghi tất cả những gì mình nghe

thấy mà chưa biết, vẽ tất cả những gì mình nhìn thấy mà chưa hay”. Hoạt

động học cũng có chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách tự giác, tích cực nhằm biến tri thức của nhân loại thành học vấn của bản thân.

Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, chúng bổ sung cho nhau, kết quả hoạt động học của học sinh không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của thầy và kết quả hoạt động dạy của thầy được thể hiện qua kết quả học tập của học sinh. Nếu không thông qua hoạt động dạy của thầy và học của trị thì khơng phát huy tác dụng thực tế. Hoặc ngược lại, nếu thầy, trò và hoạt động dạy học của họ khơng qn triệt được mục đích và nhiệm vụ dạy học, khơng thâu tóm được nội dung dạy học, không sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học ở mức độ cần thiết thì hiệu quả tác dụng của các nhân tố này sẽ hạn chế rất nhiều, thậm chí có thể mất tác dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học tại trường trung học phổ thông thanh chăn tỉnh điện biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)