1.4. Nội dung quản lý dạy học theo quy trình
1.4.3. Tập huấn cho giáo viên thực hiện quy trình dạy học
1.4.3.1. Tập huấn cho giáo viên cách phân tích nhu cầu.
Để thực hiện khâu này người giáo viên cần thực hiện các công việc sau: - Khảo sát đối tượng học sinh về kiến thức nền cần có để học tốt mơn học…
- Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn học, vị trí mơn học trong chương trình của bậc học hay cấp học.
- Nghiên cứu điều kiện vật chất - kỹ thuật hỗ trợ việc dạy - học mơn học (có trong và ngồi trường).
1.4.3.2. Tổ chức để giáo viên lập kế hoạch dạy học.
Trên cơ sở các thông tin thu được từ khâu khảo sát đối tượng học sinh, chuẩn kiến thức kĩ năng môn học, môi trường dạy học giáo viên sử dụng các thông tin thu được để lập kế hoạch dạy học môn hoc.
Kế hoạch dạy học bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu môn học, tức là xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực mà đối tượng học sinh cụ thể, trong một môi trường dạy học cụ thể phải đạt được để đáp ứng yêu cầu chung của môn học. Đây là khâu quan trọng nhất của việc lập kế hoạch dạy học.
1.4.3.3. Hướng dẫn giáo viên tổ chức tài liệu dạy học.
Căn cứ các thông tin thu được, nhất là trong phần xác định mục tiêu môn học và mục tiêu chi tiết cho từng bài học, giáo viên lựa chọn, sắp xếp và
Ngoài sách giáo khoa là tài liệu học tập chính, giáo viên có thể chuẩn bị các loại sách tham khảo, tranh ảnh, hiện vật, băng hình, băng tiếng, các Website học tập liên quan v.v.
1.4.3.4. Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học.
* Đối với hình thức tổ chức dạy - học có mặt thầy có thể sử dụng các phương pháp sau: - Thuyết giảng - Thảo luận nhóm - Mơ phỏng - Đóng vai - Các trị chơi, đố vui - Ra thực địa
* Giáo viên cần sử dụng các hình thức tổ chức dạy - học dưới dạng tự học có hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của thầy như một hình thức tổ chức dạy - học chính thức (dạy học khơng có mặt thầy)
1.4.3.5. Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị các phương tiện, cơng cụ dạy học
Mỗi hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp dạy - học cần những phương tiện, công cụ tương ứng.
1.4.3.6. Tổ chức để giáo viên thực hiện quá trình dạy học
Giai đoạn thực thi kế hoạch dạy - học bắt đầu bằng khâu chuẩn bị “kế
hoạch bài dạy” và môi trường dạy học
* Kế hoạch bài dạy bắt đầu từ mục tiêu chi tiết của bài dạy đã được xây dựng từ đầu. Đây là điểm trung tâm, quyết định tồn bộ các khâu cịn lại của qúa trình dạy học: nội dung dạy - học, hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp dạy - học, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy - học.
* Môi trường dạy học
Môi trường dạy học tối ưu bao gồm:
- Đảm bảo về ánh sáng, âm thanh. - Khơng q nóng, q lạnh.
- Có đủ các phương tiện nghe nhìn. - Khơng có mùi vị khó chịu.
- Và đặc biệt, đủ điều kiện để có thể phối hợp hài hịa các nội dung, các hình thức tổ chức dạy học với các phạm trù kiến thức liên môn.
1.4.3.7. Tổ chức cải tiến quá trình dạy học:
Sau mỗi bài giảng, hướng dẫn để giáo viên ghi chép lại cảm tưởng của mình, một nhận xét ngắn gọn, một đánh giá v.v. đều có giá trị như những tư liệu để giáo viên có kế hoạch đánh giá cải tiến kỹ năng nghề nghiệp của mình. Sau một giai đoạn (học kỳ, năm học) tổ chức để giáo viên tổng kết tư liệu thu được và lập kế hoạch cải tiến cho hoạt động nghề nghiệp của bản thân cho giai đoạn sau.
Những tư liệu làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đánh giá cải tiến có thể là:
- Thông tin phản hồi từ học sinh về hoạt động dạy - học
- Thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra - đánh giá mà học sinh thực hiện trong năm học.
- Kết quả học tập của học sinh sau một năm học - Đánh giá của đồng nghiệp sau dự giờ.
- Quan sát, đánh giá của chính giáo viên. - Đánh giá của cán bộ quản lý tổ, trường. - Kết quả thi đại học, cao đẳng.