1.1. Cơ sở lí luận
1.1.4. Khái niệm về đọc hiểu
Các tác giả đã đưa ra những khái niệm đọc hiểu khác nhau trong những cơng trình nghiên cứu của mình như sau:
Chú ý đến kĩ năng hành động trong quá trình đọc hiểu tác giả Phạm Thị Thu Hương đưa ra khái niệm “Đoc hiểu văn bản thực chất là quá trình người
đọc kiến tạo nghĩa của văn bản đó thơng qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác”[14]
Nhấn mạnh đến kết thu nhân được tác giả Nguyễn Thị Hạnh lại có cách hiểu“Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã
được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình”[2, tr, 89].
PISA cũng có cách hiểu riêng về vấn đề này“Đọc hiểu là sự hiểu biết,
sử dụng, phản hồi và chiếm lĩnh các văn bản viết nhằm đạt được những mục đích, phát triển tri thức và tiềm năng cũng như tham gia vào đời sống xã hội của mỗi cá nhân”[2]
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong“Kĩ năng đọc hiểu Văn” đọc hiểu là
một phạm trù khoa học có khái niệm và lí thuyết của nó. Đọc hiểu sinh thành từ hoạt động đọc nhưng khơng vì thế mà xem nó như một phương pháp như
phương pháp đọc diễn cảm, cũng không nên quan niệm đọc hiểu là một giai đoạn đọc”[12, tr. 38].
Như vậy, phạm trù của khái niệm đọc hiểu rất rộng và khó đưa ra một khái niệm chung cụ thể, nhưng có thể hiểu rằng, đọc hiểu là một hoạt động đọc tiếp cận văn bản và có những thu nhận, phản hồi từ những thông tin văn bản, từ đó hình thành những kĩ năng, năng lực và phẩm chất khác nhau cho người đọc. Điều này cũng chứng tỏ rằng đọc hiểu là một phương pháp dạy học mới, tích cực và có nhiều ưu điểm nên mới thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các tác giả như vậy.