CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Tính khả thi của đề tài
Sau khi dề tài được thực nghiệm trên lớp học với những đối tượng khác
nhau, chúng tôi đã thu được những kết quả khả quan. Dù áp dụng ở đối tượng học sinh nào thì giờ học vẫn đạt được những mực tiêu đáng kể.Tuy nhiên, với những học sinh khối cơng lập có lực học tốt hơn, giờ học diễn ra sôi nổi, tiết kiệm thời gian, giáo viên nhàn, ít phải hoạt động.
3.4.2 .Ý kiến khách quan của giáo viên tham gia thực nghiệm.
Sau khi tổ chức thực nghiệm, chúng tôi đã ghi nhận những ý kiến nhận xét, đánh giá, đống góp cho đề tài từ phía người dự giờ và dạy thực nghiệm.
- Các phương pháp dạy học đưa ra được kết hợp nhằm phát huy năng lực cho học sinh trong giờ học, khắc phục những mặt hạn chế của các phương pháp cũ.
- Học sinh rất hứng thú với cách tiếp cận bài dạy phong phú, đa dạng, đặc biệt là hào hứng màn khởi động bài học.
- Bản thân giáo viên cũng thấy nhẹ nhàng hơn khi dạy một tiết học thơ trung đại mà học sinh vẫn nắm được kiến thức.
Tiểu kết chương 3
Toàn bộ chương 3 chúng tôi dùng để soạn giáo án thí nghiệm:“Phát
triển năng lực đọc hiểu cho học sinh trong dạy học thơ trung đại” qua bài
Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1 ban cơ bản. Giáo án đã được đem thực nghiệm tại 2 ngôi trường đại diện cho khối công lập (chất lượng HS tốt) và khối ngồi cơng lập (chất lượng HS thấp) để thấy được tính khả khi trên mọi đối tượng của đề tài. Quá trình thực nghiệm diễn ra nghiêm túc và tin cậy đã phản ánh thực tế, bằng việc áp dụng các phương pháp dạy học đọc hiểu hiện đại, học sinh không chỉ nắm vững kiến thức bài học, tích cực tham gia học tập mà cịn hình thành những năng lực cần thiết để có thể thích nghi và giải quyết những vấn đề cuộc sống thực tiễn đặt ra cho các em. Luận văn có sử dụng các lớp ĐC phản ánh vấn đề này.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ