Thực trạng của việc dạy và học thơ trung đại trong nhà trường phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh THPT trong dạy học thơ trung đại việt nam (Trang 36 - 43)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.3. Thực trạng của việc dạy và học thơ trung đại trong nhà trường phổ

thơng

1.2.3.1. Chương trình thơ trung đại trong nhà trường phổ thơng

Phân phối chương trình

Văn học trung đại trong nhà trường phổ thông chiếm số lượng khá lớn, riêng thơ trung đại ở lớp 10 ban cơ bản chiếm 21 tiết, 14 tiết dạy thơ trong đó 2 tiết dạy đọc thêm và 12 tiết dạy chính, cộng với 6 tiết dạy văn xi và 2 tiết

dạy bài khái quát.

Trong chương trình lớp 11 chiếm 31 tiết trong đó có 8 tiết dạy thơ.

Vị trí mảng thơ trung đại trong nhà trường

Không thể phủ nhận được rằng thơ trung đại đóng góp một phần to lớn làm nên hệ thống trọn vẹn của văn học trung đại cả về nội dung và hình thức. Chính vì thế cho nên rất nhiều bài được chọn đưa vào chương trình học rất chất lượng.Về số lượng chiếm 2/3 so với các tác phẩm văn xuôi và tương đương so với các bài thơ hiện đại và văn học dân gian.

1.2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học thơ trung đại

Thuận lợi

-Văn học trung đại nói chung và thơ nói riêng là kho báu tinh thần của dân tộc chắt lọc từ hàng nghìn năm nay, chứa đụng những triết lí, tư tướng, bài học nhân văn về lẽ sống, về cuộc đời. Đó cịn là những tấm gương sáng về lịng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và nhân cách sống của những con người vĩ đại. Đó thật sự là một kho tàng kiến thức quý báu và ý nghĩa để ngày nay chúng ta cùng học ôn lại và học hỏi từ quá khứ những cái đẹp vĩnh hằng bất diệt.

- Thơ trung đại đã kết tinh, minh chứng cho sự phong phú, giàu có của tiếng Việt từ ngàn năm nay.

- Hàng năm, thông qua những đợt tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và lí luận văn học, cùng với nguồn tài liệu có hướng dẫn cụ thể giúp giáo viên có những định hướng rõ ràng khi dạy học.

- Công nghệ thông tin nhanh và phủ rộng giúp cho người học và người dạy tìm kiếm thơng tin một cách dễ dàng hơn rất nhiều, rút ngắn khoảng cách của văn học trung đại và giới trẻ hiện nay.

Khó khăn

- Mỗi một thể loại có hệ thống thi pháp riêng của nó.Tuy nhiên, tác phẩm văn học trung đại có một hệ thống thi pháp rất phức tạp, với nhiều điển tích, điển cố được sử dụng làm tăng tính bác học của các sáng tác. Việc miêu

tả trở thành công thức, kiểu chữ sử dụng chủ yếu là chữ Hán, chữ Nơm với những kí hiệu đa nghĩa, khó hiểu.

- Hệ thống thể loại được sử dụng chủ yếu như Hịch, chiếu, biểu, cáo, thơ Đường luật vv..Tất cả đều có những quy định ngặt nghèo về luật, vần. vv cả trong sáng tác nội dung và hình thức, địi hỏi tác giả phải có những am hiểu nhất định về văn chương và trí tuệ sâu sắc, Điều này, ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình lĩnh hội tác phẩm của học sinh vì trải nghiệm cuộc sống cịn non nớt.Với giáo viên cũng chỉ cảm thụ được phần nào nên việc truyền thụ gặp nhiều hạn chế.

- Văn học trung đại có đặc trưng Văn – Sử - Triết bất phân trong sáng tác nên yêu cầu người tiếp nhận phải có sự am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan, sự bao quát kiến thức khá rộng, cộng với sự liên tưởng, kết hợp kiến thức mới có thể hiểu hết giá trị sâu sắc của tác phẩm, nếu khơng chỉ là sự phân tích bên ngồi, đơi khi làm mất tính hệ thống chỉnh thể liên hồn ý nghĩa của bài thơ hoặc liên hệ có tính chất gượng ép, đơi khi hiểu sai, dạy sai.

- Quan niệm cuộc sống xưa và nay khác nhau nên việc hiểu và truyền thụ cũng có phần lệch lạc, thậm chí hiểu sai cả vấn đề, việc này hết sức nguy hiểm.đôi khi tạo ra những mâu thuẫn trong cách cảm, cách hiểu.

- Do điều kiện chiến tranh, thiên tai và những yếu tố xã hội khác cho nên tác phẩm trung đại Việt Nam đến nay vừa thiếu, tồn tại tản mát, “tam sao thất bản” , hầu hết tồn tại dưới dạng văn bản dịch, trong khi bản dịch không thể nào truyền tải hết ý nghĩa mà văn bản gốc muốn truyền đạt, hoặc gặp nhiều bản dịch không sát ý giống nhau gây khó khăn cho người học và người dạy.

- Ngôn ngữ cũng là một rào cản, chúng ta chính thức sử dụng chữ quốc ngữ hơn 70 năm. Nếu khơng có vốn hiểu biết nhất định về Hán – Nôm đến mức nào đó thì người dạy và người học sẽ không hiểu đúng tác phẩm. Đây cũng là một trở ngại lớn cho việc dạy và học thơ trung đại.

có những chuẩn mực khơng cịn phù hợp nữa, gây khó khăn khi dạy và học. Học sinh ngày nay không hứng thú với những văn bản cổ vì những triết lí nó vượt q xa so với tầm nhận thức của các em, tạo nên một khoảng cách rất lớn. Đó là khoảng cách giữa thời đại tác phẩm và thời đại học sinh sống, khoảng cách về vốn sống, tầm văn hóa, tầm hiểu biết, khoảng cách về tâm lí và tâm thế tiếp nhận.

1.2.4. Những yêu cầu của việc dạy và học thơ trung đại ngày nay

Vận động theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung của Bộ giáo dục, việc dạy và học thơ trung đại cần định hướng theo dạy học phát triển năng lực, trong đó chú trọng theo năng lực đọc hiểu.Văn học trung đại là cốt cán tinh hoa của dân tộc trường tồn qua hàng trăm, hàng nghìn năm, là kho tàng tinh thần quý báu, biểu hiện tinh hoa văn hóa của một dân tộc với bề dày lịch sử đáng tự hào. Lựa chọn khối lượng nội dung khá lớn vào trong chương trình học từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông là việc làm hết sứ đúng đắn.Tuy nhiên nếu cứ tiếp tục việc dạy và học như hiện nay thì mảng văn học nay sẽ chết dần chết mòn những giá trị tốt đẹp vốn có của nó. Bởi cả giáo viên và học sinh khi học mảng văn học này đều ái ngại, cảm thụ một cách khô cúng, đôi khi hiểu một cách máy móc mà thiếu đi sự rung động trong cảm thụ văn chương.Vậy yêu cầu đặt ra đối với việc dạy và hoc hiện nay là gì? Đó là dạy thế nào để mảng văn học này trở nên gần gũi với các em hơn? Điều trăn trở nữa là phương pháp nào có thể giúp giáo viên hiểu và truyền tải hết những nét đẹp sâu xa, huyền bí, súc tích, cơ đọng ở những hình ảnh trong thơ trung đại đến với các em. Vậy yêu cầu đặt ra:

Thứ nhất là đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thơng, giúp các em hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết để có thế thích nghi và tồn tại với cuộc sống.

Thứ hai là tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn học trung đại nói chung và mảng thơ trung đại nói riêng theo định hướng phát triển năng lực, giáo dục học sinh hình thành những năng lực cần thiết, đặc biệt năng lực

cảm thụ.

Thứ ba là vận dụng kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin tối đa để khám phá nội dung và hình thức văn học trung đại một cách gần gũi và dễ hiểu hơn.

Thứ tư trang bị cho giáo viên vốn từ Hán và Nôm cần thiết cùng hệ thống thi pháp văn học trung đại để nắm chắc tác phẩm là một việc làm có ý nghĩa.

1.2.4.1. Dạy học văn học trung đại theo định hướng phát triển năng lực

Phát triển năng lực là tiêu chí đầu ra cho nền giáo dục hiện nay, vì vậy dạy gì, học gì đều phải bám theo tiêu chí đó. Dạy văn học trung đại chắc chắn phải thay đổi, chuyển mình để phù hợp, nắm được điều đó các tác giả đã đưa ra những nhận định sau: “Dạy học các văn bản văn học Việt nam thời trung

đại có cơ hội để hình thành và cũng cố cho học sinh năng lực nhận biết và đánh giá tư duy đặc thù của thời trung đại. Một trong những biểu hiện của tư duy này là thái độ và sự đánh giá những giá trị cổ xưa”.[14, tr. 5]

Tác giả còn nhấn mạnh thêm “Càng bước vào xã hội hiện đại, năng lực

của con người nói chung và học sinh nói riêng càng cần đa dạng và sâu sắc hơn. Dạy học văn chương Việt Nam trung đại chú ý đến những giá trị đặc thù của nó sẽ góp phần hình thành và phát triển tư duy lịch sử cụ thể, tư duy đối sánh và tư duy phê phán. Đây là những năng lực rất quan trọng chuẩn bị cho học sinh, thế hệ trẻ chuẩn bị bước vào cuộc sống ngày càng phức tạp, đa dạng và nhiều thách thức”[14, tr. 6].

Cần phải để cho học sinh thấy được cái hay, cái đep của thơ trung đại, đó là cái nền cốt cán, tinh túy, tinh hoa của dân tộc, theo xu hướng mới hiện nay, dạy học không phải để thi nữa mà điều quan trọng là sau khi học xong học sinh hình thành được năng lực gì từ nội dung vừa được truyền tải đó.

1.2.4.2. Tiếp cận mảng thơ trung đại theo góc nhìn đọc hiểu

Dạy thơ trung đại theo phương pháp đọc hiểu ngày nay là một xu hướng mà rất nhiều cơng trình nghiên cứu đang thử nghiệm, nhưng tiếp cận dưới góc

độ như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Dạy đọc hiểu có thể phát huy được tính tích cực cho học sinh, tránh những lối mòn của các phương pháp dạy truyền thống dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà cịn hình thành cho học sinh những năng lực và kĩ năng cần thiết để có thể giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.

Dạy thế nào để sau khi học, học sinh có thể tự đọc và hiểu được bất kì văn bản nào mà mình bắt gặp. Đọc để hiểu, để cảm nhận những giá trị, cảm xúc bên trong tác phẩm được chứa đựng bởi hệ thống ngơn ngữ, kí tự bên ngồi.

Như tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã viết “Hiểu vừa là nguyên nhân vừa

là mục đích của đọc. Nếu đọc mà khơng hiểu thì khơng phải là q trình đọc. Đọc khơng thể tách rời với hiểu”[tr45]. Trên thực tế từ trước tới nay, đa số học sinh đọc thơ trung đai nhưng hiểu thì rất ít. Dạy theo hướng đọc hiểu sẽ giảm bớt tình trạng “ vịt nghe sấm “ của học sinh trong những giờ học thơ trung đại.

Tác giả Đỗ Ngọc Thống trong Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa

THPT (Nxb giáo dục, H.2006) cũng đã viết“Mục đích dạy và thực chất là dạy cách đọc hiểu, cách giải mã văn bả”[19], dựa vào lí thuyết này ta có thể thấy

đọc hiểu là con đường giải mã thơ trung đại một cách hiệu quả nhất.

Thơ trung đại nổi bật lên đặc trưng của nó là phân chia theo loại thể, tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã nghiên cứu và đưa ra mơ hình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loai thể bởi theo GS “Khi dạy học đọc hiểu TPVC

cần sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh về mặt loại hình để thấy giá trị nghệ thuật và những đóng góp riêng của văn học Việt Nam vào kho tàng lí luận loại thể văn học thế giới”[12, tr. 99].

Như vậy, đưa phương pháp đọc hiểu vào giảng dạy phần thơ trung đại vừa phù hợp với thực tiễn đổi mới vừa đáp ứng những đặc trưng cơ bản của việc dạy một tác phẩm văn chương theo hướng tiên tiến nhất, nhằm đảm bảo chất lượng cho việc dạy và học của nhà trường phổ thông hiện nay dựa trên

những ưu thế của nó thơng qua nghiên cứu, ứng dụng của các nhà nghiên cứu và các nhà sư phạm.

Tiểu kết chương 1

Những cơ sở lí luận và thực tiễn trong vấn đề dạy học phát triển năng lực đọc hiểu là nền tảng vững chắc để đề tài đưa ra nhưng phương pháp dạy học thơ trung đai hiệu quả nhất. Dựa trên những nền tảng lí thuyết nghiên cứu về Năng lực, về đọc hiểu và dặc điểm thơ trung đại, đề tài sẽ có hướng đi phát triển cụ thể về các phương pháp dạy học ở chương tiếp theo nhằm hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh THPT trong dạy học thơ trung đại.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh THPT trong dạy học thơ trung đại việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)