Môi trường học tập đa phương tiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 29 - 31)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.3.2. Môi trường học tập đa phương tiện

Thuật ngữ ĐPT được dịch ra từ cụm từ Multimedia. Theo từ điển Anh - Việt: Multi có nghĩa là nhiều, đa chiều và Media có nghĩa là phương tiện truyền thơng. Vì thế ta có thể hiểu Multimedia có nghĩa là tổ hợp của nhiều phương tiện truyền thông gộp lại. Và môi trường học tập ĐPT là môi trường học tập được trang bị, lắp đặt các phương tiện truyền thông và các điều kiện đảm bảo cho các phương tiện đó hoạt động tốt. Môi trường dạy học ĐPT là mơi trường ở đó diễn ra quá trình giảng dạy và học tập được sự hỗ trợ của CNTT, ở đó diễn ra tương tác đa chiều: Những tương tác hai chiều giữa GV – HS, giữa phương tiện – HS, giữa GV - phương tiện. Chiều thứ ba bao gồm: những tác động qua lại giữa GV và mối quan hệ HS - phương tiện, giữa HS và mối quan hệ GV - phương tiện, giữa phương tiện với mối quan hệ GV - HS.

Theo Lotx Klinber ( Đức) thì TBDH (hay cịn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, dụng cụ…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả trong quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học.

Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam: TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người dạy sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Cịn đối với HS thì dó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học... hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.

Như vậy có thể hiểu: TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kĩ thuật được GV và HS sử dụng trong quá trình dạy học. TBDH chịu sự chi phối của nội dung và PPDH.

Các loại hình thiết bị dạy học ở trường phổ thông chia thành 2 nhóm lớn: Thiết bị dạy học dùng chung và Thiết bị dạy học bộ môn.

Trong đó:

Thiết bị dạy học dùng chung gồm: Máy tính, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng, tivi, đầu video, bảng thông minh / bảng kỹ thuật số,..

Thiết bị dạy học bộ môn gồm: Tranh ảnh giáo khoa; Bản đồ, biểu đồ, biểu bảng giáo khoa, sơ đồ tư duy thiết kế bằng tay; Mơ hình, mẫu vật, vật thật; Dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học bộ mơn; Phim đèn chiếu; Bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu; Băng, đĩa ghi âm; Băng, đĩa ghi hình; Phần mềm dạy học; Website dạy học; GADHTC có ứng dụng CNTT, GADHTC điện tử; Phịng thí nghiệm ảo; Mơ hình dạy học điện tử; Thư viện điện tử / Thư viện ảo; Bản đồ tư duy thiết kế bằng phần mềm tin học; Bản đồ giáo khoa điện tử.

TBDH hiện đại đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục, nó là cơng cụ hỗ trợ cho GV đổi mới PPDH. Khi các TBDH hiện đại được tích hợp vào trong các phịng học để tạo ra môi trường học tập ĐPT cho HS thì nhiệm vụ đổi mới PPDH của các nhà trường phổ thông sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Theo các tác giả Phó Đức Hịa và Ngơ Quang Sơn:

- Sử dụng ĐPT trong dạy học mang lại cho đối tượng người học nguồn thông tin phong phú và sinh động, mỗi giờ dạy sẽ trở nên trực quan hơn, giảm bớt tính trừu tượng của các nội dung kiến thức, thu hút sự tập trung, niềm say mê, hứng thú của người học, làm cho người học hiểu bài hơn và nhớ lâu hơn.

- ĐPT giúp người dạy có thể cung cấp nội dung kiến thức cho người học bằng nhiều con đường khác nhau. Việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên có hiệu quả hơn khi người học nhận được lượng thông tin từ nhiều nguồn tri giác khác nhau.

- Ứng dụng CNTT trong môi trường dạy học ĐPT đã trở thành một yếu tố quan trọng, là một công cụ hữu hiệu để đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nó làm tăng tính tích cực, chủ động của người học trong quá

trình tư duy lĩnh hội tri thức mới. [10, tr.92]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 29 - 31)