Các giai đoạn thiết kế GADHTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 88 - 96)

* Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học

Để xác định được mục tiêu của bài học GV cần phải làm tốt những việc sau: - Tìm hiểu những yêu cầu chung của chương trình mơn học, căn cứ vào nội dung bài học và năng lực hiện có của HS.

- Trên cơ sở đó xác định mục tiêu của bài học ở các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt ở HS.

+ Những yêu cầu về nắm vững tri thức, gồm các cấp độ: Biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Giai đoạn 1 Xác định mục tiêu bài học Giai đoạn 4 Thiết kế các hoạt động nhận thức của HS Giai đoạn 3 Lựa chọn và phối hợp các PPDH Giai đoạn 2 Lựa chọn TBDH

+ Những yêu cầu về kỹ năng, có các kỹ năng: nhận biết, vận dụng, thực hành…

+ Những yêu cầu về giáo dục thái độ cho HS, có các cấp độ: Tiếp thu, hưởng ứng, đánh giá, tổ chức giá trị mới, hành động theo giá trị…

+ Những yêu cầu về phát triển nhận thức cho HS như: Chú ý, quan sát, tưởng tượng, tư duy, cảm xúc, khả năng sáng tạo…

* Giai đoạn 2: Lựa chọn TBDH phù hợp

Khi lựa chọn TBDH, GV cần phải dựa vào CSVC hiện có của nhà trường, xác định được các TBDH mà mình cần dùng trong bài dạy. Có các phương án dự phịng khi các TBDH có thể bị hỏng, mất điện.... Ngồi ra GV cũng cần phải có sự lựa chọn TBDH phù hợp với nội dung bài học, ý đồ sư phạm của mình và trình độ nhận thức của HS.

* Giai đoạn 3: Lựa chọn và phối hợp các PPDH

Lựa chọn và phối hợp các PPDH để có một giờ dạy đạt hiệu quả, GV cần phải căn cứ vào: TBDH; Nội dung kiến thức cần truyền đạt; Đặc điểm về đối tượng người học; Đặc điểm của các PPDH.

Khi lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong một bài dạy, GV cần lưu ý: Khơng có PPDH nào là vạn năng. Mỗi một PPDH đều có ưu nhược điểm riêng của nó cho nên cần phải phối hợp giữa các phương pháp để lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp kia.

* Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động nhận thức của HS

Các hoạt động được thiết kế trong bài học cần phải được GV thực hiện theo tiến trình bài dạy, các hoạt động này phải phù hợp với phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà GV đã lựa chọn trước đó.

Có thể có những loại hoạt động sau:

- Loại hoạt động khởi động: Đây là loại hoạt động được thực hiện vào đầu giờ học với mục đích gây hứng thú học tập để HS hứng khởi bước vào bài học mới hoặc ơn lại kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học mới hoặc cung cấp những thông tin chính của bài học mới. Ngồi ra GV cũng có thể

khởi động giờ học bằng hình thức tổ chức trị chơi mà thơng qua đó GV vừa có thể nhắc lại kiến thức, kỹ năng cũ đồng thời cũng có thể giới thiệu kiến thức, kỹ năng mới. Việc lựa chọn khởi động giờ học cho HS ra sao không nên dập khn máy móc mà mỗi GV cần phải căn cứ vào nội dung bài mới, vị trí của bài mới trong chương trình, căn cứ vào TBDH và cũng cần phải căn cứ vào trình độ nhận thức của đối tượng người học… để làm sao có thể lựa chọn được hình thức khởi động giờ học phù hợp nhất, giúp cho HS có được tâm thế tốt nhất để bước vào bài học mới.

- Loại hoạt động thực hiện những mục tiêu cơ bản của bài học: Loại hoạt động này được thực hiện vào thời gian chính của giờ học, bao gồm các hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

- Loại hoạt động kết thúc bài học: Loại hoạt động này diễn ra vào cuối giờ học, bao gồm các hoạt động với mục đích:

+ Tổng kết nội dung chính, kiến thức trọng tâm của giờ học

+ Hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng mới học vào giải quyết các vấn đề có liên quan.

+ Tiếp nhận những nhiệm vụ nối tiếp về bài học ở nhà và chuẩn bị bài mới.

Để thiết kế được các hoạt động đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học, GV cần phải lưu ý những điểm sau:

Không nên chia một bài học thành quá nhiều hoạt động, vì như thế sẽ không thể làm nổi bật lên nội dung kiến thức và kỹ năng ở mỗi hoạt động, đồng thời cũng rất khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học.

Khi viết từng hoạt động nhận thức, GV cần nêu đủ những thông tin sau: (1) Tên của hoạt động nhận thức (nhiệm vụ nhận thức); (2) Mục tiêu của hoạt động nhận thức; (3) Các việc làm cụ thể của GV và HS sẽ diễn ra; (4) TBDH cần sử dụng; (5) Dự kiến thời gian; (6) Kết quả của hoạt động nhận thức.

Trên cơ sở GV đã nắm vững việc thiết kế GADHTC, CBQL có thể hướng dẫn GV thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT theo quy trình sau:

* Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị chu đáo trước khi soạn giáo án sẽ giúp cho quá trình thiết kế giáo án của GV được diễn ra thuận lợi và nâng cao được chất lượng của giáo án. Để chuẩn bị cho việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, GV cần làm tốt những cơng việc sau:

- Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy để nắm được nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy.

- Soạn trước giáo án cho bài dạy theo cấu trúc của GADHTC.

* Bước 2: Xây dựng ý tưởng cho việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử sẽ tích hợp vào GADHTC.

Ý tưởng là khởi nguồn của mọi sự thành công cho nên đây là bước hết sức quan trọng. Ở bước này, GV cần thực hiện những công việc sau:

- Hình dung được tồn bộ tiến trình hoạt động sư phạm sẽ diễn ra trong giờ dạy.

- Căn cứ vào mục tiêu của bài học và các hoạt động trong giờ dạy đã xác định. Trên cơ sở đó xác định xem phần nào, nội dung nào của bài dạy cần đến sự hỗ trợ của CNTT.

- Đối với những nội dung, đơn vị kiến thức cần đến sự hỗ trợ của CNTT thì ý tưởng ứng dụng CNTT vào đó như thế nào, cần thiết ở mức độ nào. Để giải quyết tốt những vấn đề này phải phụ thuộc vào trình độ tin học, năng lực sư phạm của mỗi GV.

* Bước 3: Thực hiện các ý tưởng trên máy tính (Thiết kế nội dung tư liệu điện tử)

- Xử lý chuyển các nội dung trên vào máy tính để được một GADHTC có ứng dụng CNTT bằng các phần mềm dạy học.

- Ý tưởng cho việc thiết kế nội dung các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC là do GV nghĩ ra, tuy nhiên để biến những ý tưởng ấy thành hiện thực, tức là có thể thể hiện được những ý tưởng trên máy tính lại là một việc khơng hề đơn giản, bởi nó cịn phụ thuộc vào trình độ tin học của GV, chức

năng của các phần mềm dạy học. Khi thực hiện ý tưởng của mình khơng được nếu là do trình độ tin học cịn hạn chế thì GV có thể tìm đến đồng nghiệp hoặc các chuyên gia tin học để được tư vấn, giúp đỡ. Còn nếu là do hạn chế của công nghệ, tức là với công nghệ hiện tại vẫn chưa thể thực hiện được thì GV buộc phải từ bỏ ý tưởng ban đầu và tìm đến với ý tưởng khác. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nỗ lực và sự linh hoạt, tùy cơ ứng biến của GV.

- Khi tiến hành thiết kế trên máy phải luôn chú ý đến yếu tố thời gian, tính khoa học, tính sư phạm

* Bước 4: Kiểm tra và hồn thiện cơng việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử

- Chạy thử nội dung tư liệu điện tử đã thiết kế được trên máy tính để điều chỉnh những sai sót về mặt kỹ thuật và sự bất hợp lí trong thiết kế.

- Cuối cùng sau khi đã hoàn thiện nội dung tư liệu điện tử để tích hợp vào GADHTC cần phải có phương án sao lưu dự phịng (lưu lại trên máy tính, lưu vào USB, lưu vào đĩa CD… và lưu trên mạng Internet dưới dạng thư điện tử cũng rất tiện lợi và an toàn).

3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao vai trò của tổ chuyên môn đối với công tác ứng dụng CNTT trong dạy học

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường ứng dụng CNTT, thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT, tiếp cận với GADHTCĐT.

Phát huy vai trị quản lý của tổ chun mơn.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học nhà trường phải có kế hoạch về ứng dụng CNTT, giao cho các tổ, nhóm chun mơn sưu tầm các ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, PPDH. Các tổ chuyên môn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT của tổ đặc biệt là xây dựng kế hoạch tổ chức hội thảo, tập huấn về việc thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT. Tổ chun mơn phân công GV các nội dung bồi dưỡng về ứng dụng CNTT, chuẩn bị các nội dung hội

thảo, hội giảng và trình diễn việc thiết kế, sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT. Tổ chuyên môn hướng dẫn GV thực hiện các nhiệm vụ, tổ chức kiểm tra, đánh giá GV trong bồi dưỡng chun mơn nói chung và bồi dưỡng ứng dụng CNTT nói riêng để từ đó có những uốn nắn điều chỉnh hoặc xử lý vi phạm kịp thời.

Hàng năm, qua tổ chức các kỳ thao giảng, hội giảng cấp tổ, trường, để lựa chọn được các tiết dạy hay, các bài giảng đạt hiệu quả đưa vào kho dữ liệu của nhà trường. Đồng thời qua đây lựa chọn được các GV giỏi cấp trường để tham dự các kỳ hội giảng có ứng dụng CNTT mà Sở GD&ĐT tổ chức.

Thường xuyên tiến hành tổ chức các buổi tập huấn cấp tổ, cấp trường, bồi dưỡng cho CBGV trong tổ chuyên môn, trong nhà trường các kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác mạng máy tính, các phần mềm ứng dụng đặc biệt là các kỹ năng thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT và GADHTCĐT.

Tìm hiểu các trường THPT đã ứng dụng thành công CNTT trong đổi mới quản lý và dạy học để tổ chức các đợt thăm quan kết hợp học tập kinh nghiệm các trường đó để có thể học tập kinh nghiệm, ứng dụng cho phù hợp với nhà trường.

3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá được kết quả ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, hiệu quả để làm cơ sở đưa ra những quyết định quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thống nhất trong chỉ đạo việc khai thác, sử dụng CNTT trong đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong nhà trường. Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của HS. Đánh giá kết quả khách quan hơn. Tận dụng được các cơ hội để HS rèn được các kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá. Nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng khơng thể thiếu được trong q trình giáo dục; có chức năng, điều chỉnh q trình dạy và học, là động lực để đổi mới PPDH, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học.

Đánh giá có nhiều ý nghĩa với người học, người dạy cũng như với người quản lý. Với HS, kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội để các em tư duy: Ghi nhớ, tóm tắt, khái quát, hệ thống hóa, vận dụng, đồng thời cũng là để tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập cũng như những tiến bộ của bản thân. Thông qua việc kiểm tra đánh giá cũng giúp cho HS điều chỉnh phương pháp học tập, kiến thức và kỹ năng các bộ môn và tạo động lực để HS phấn đấu tốt hơn. Được sự tham gia của tập thể HS.

Để tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập bằng sử dụng CNTT, hiệu trưởng cần chỉ đạo các việc sau:

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy học phải căn cứ vào mục tiêu dạy học của từng bộ mơn.

- Đưa hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập: Khuyến khích việc kiểm tra củng cố bài (cuối giờ học) bằng hình thức trắc nghiệm; quy định thực hiện kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm chiếm ít nhất 20% tổng số điểm các bài kiểm tra 1 tiết, thi học kỳ và khảo sát với một số bộ môn.

- Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phân công thực hiện việc biên soạn đề trắc nghiệm, sắp xếp theo từng chương, mục để xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.

- Chỉ đạo việc thực hiện sưu tầm các phần mềm trắc nghiệm, các phần mềm ơn tập bằng hình thức trắc nghiệm để làm phong phú thêm ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đối với các bộ môn hiện nay đang sử dụng hình thức kiểm trắc nghiệm khách quan chiếm đa số như môn: Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học.

tính để HS cũng có thể tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Thiết kế trang web, trong đó có phần ơn tập củng cố kiến thức với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm sắp xếp từ dễ đến khó có quy định thời gian làm bài và chấm điểm.

Để đảm bảo tính giáo dục tồn diện, cơng tác biên soạn bài tập trắc nghiệm cần thực hiện việc tách rời ba khâu: dạy, ra đề và kiểm tra. Khi số lượng câu hỏi đủ lớn, có thể đưa phân mềm trắc nghiệm lên mạng cho HS tự ôn tập ở nhà.

- Chỉ đạo ứng dụng CNTT vào quản lý điểm, nhằm mục đích quản lý được tiến độ kiểm tra theo qui định của GV, đánh giá kết quả học tập của HS từ đó có chế độ, chính sách khen chê, nhắc nhở vi phạm kịp thời và có những quyết định quản lý chính xác, hiệu quả.

- GV phải nắm vững kiến thức và hình thức kiểm tra, nắm vững kiến thức tin học. Nội dung và hình thức kiểm tra phải phù hợp với đối tượng. GV bộ mơn phải có khả năng thiết kế các loại hình kiểm tra.

- Hiệu trưởng nhà trường phải phân công một lãnh đạo phụ trách việc ứng dụng CNTT trong quản lý và trong dạy học, đầu tư về con người, thời gian và tài chính cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

3.2.8. Biện pháp 8: Tăng cường kiểm tra đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học của các giáo viên trong dạy học của các giáo viên

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá được kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV một cách chính xác để làm cơ sở đưa ra những quyết định khen thưởng, kỷ luật hợp lý, từ đó nâng cao ý thức tự giác của GV trong việc ứng dụng CNTT vào đổi mới PPDH.

3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT vào dạy học của đội ngũ GV một cách chính xác, khoa học sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong công tác quản lý của CBQL nhà trường về vấn đề này. Để có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ này, CBQL cần thực hiện theo quy trình sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 88 - 96)