Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội và giáo dục của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 43 - 45)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.1.Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội và giáo dục của huyện

2.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên được thành lập năm 2012. Huyện có 8/15 xã là xã biên giới giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Huyện Nậm Pồ có diện tích tự nhiên 149.812,96ha.

Huyện Nậm Pồ cách xa trung tâm hành chính của tỉnh Điện Biên 130km. Vào Nậm Pồ chỉ có một con đường độc đạo từ huyện Mường Chà. Giao thơng đặc biệt khó khăn, nhỏ hẹp, độ dốc cao hiểm trở. Nhiều đoạn đường còn chưa được rải nhựa hoặc xuống cấp. Thường xuyên gặp hiện tượng sạt lở mùa mưa lũ. Hầu hết diện tích là đồi núi cao.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nậm Pồ có 15 xã, 127 bản và 02 nhóm hộ, dân số gần 4,4 vạn, với 8 dân tộc anh em trong đó chủ yếu là dân tộc Mông (69,18%) và dân tộc Thái (18,50%).

Xuất phát điểm nền kinh tế của huyện Nậm Pồ khó khăn, chậm phát triển nhất so các huyện trong tỉnh, trình độ dân trí thấp, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn tỷ lệ đói nghèo chiếm 58,52% (thuộc diện được hưởng các cơ chế chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ). Địa bàn luôn bị các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu chiến lược "diễn biến hịa bình", tun truyền đạo trái pháp luật, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định an ninh, trật tự. Cùng với đặc điểm khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, diện tích đất ruộng rất ít, dân cư sống phân tán, giao thơng đi lại khó khăn.

Kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn cịn rất nhiều khó khăn. Số bản, đơn vị trường học, trạm y tế chưa có chi bộ, đảng

viên còn cao. Kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các khu vực, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, khép kín tồn tại duy trì tình trạng tự cung tự cấp; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, canh tác và phòng, chống dịch gia súc, gia cầm hiệu quả chưa cao; việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng làm nương vẫn cịn xảy ra; trình độ dân trí thấp, tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ còn nặng nề. Giá cả hàng hóa cịn cao nhất là trong những tháng mùa mưa. Chất lượng giáo dục tuy đã được nâng lên, song còn thấp so với các khu vực khác trong tỉnh; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học còn rất thiếu thốn, chất lượng giáo dục phổ cập thiếu bền vững. Cơng tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân còn bất cập do chưa được đầu tư về cơ sở vật chất, thiếu đội ngũ y, bác sỹ và cơ sở, thiết bị y tế. Còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định an ninh, trật tự như vấn đề tuyên truyền đạo trái pháp luật, di dịch cư tự do; buôn bán, sử dụng, vận chuyển trái phép chất ma túy...

2.1.3. Tình hình giáo dục của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Hệ thống giáo dục của Huyện Nậm Pồ khá mỏng, huyện có 15 xã nhưng chỉ có 11 trường mầm non, trường tiểu học và 11 trường THCS, 1 trường THPT. Theo quy mơ phát triển, huyện cịn thiếu 4 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 4 trường THCS và 1 trường PT Dân tộc nội trú, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường THPT.

Về đội ngũ CB, GV, NV: Tổng số CB, GV, NV trong toàn ngành GD&ĐT huyện Nậm Pồ năm học 2013-2014 ( không kể khối THPT) là 1479 trong đó: Giáo dục mầm non: 353, trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 100%. Giáo dục tiểu học: 728, trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 100%. Giáo dục THCS: 397, trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên chiếm 82,2%.

Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, đời sống của đồng bào các dân tộc trong huyện cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao hiện tượng di cư tự do đã ảnh hưởng lớn đến việc huy động và duy trì số lượng, tính chun cần của HS và cơng tác xã hội hoá giáo dục.

Hạnh kiểm 2 HS Yếu, 0.10% 154 HS TB, 4.40% 786 HS Khá, 23% 2250HS Tốt , 73%

Chất lượng giáo dục năm học 2013-2014 của các trường Tiểu học, THCS thuộc huyện Nậm Pồ như sau:

Biểu đồ: 2.1: Kết quả giáo dục năm học 2013-2014 của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 43 - 45)