Phân tích mặt mạnh, mặt yếu Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 63)

1.1 .Tổng quan nghiên cứu vấn đề

2.5.Phân tích mặt mạnh, mặt yếu Nguyên nhân tồn tại

Từ những nghiên cứu trên về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Chà Cang huyện Nậm Pồ, tác giả thấy những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân sau:

2.5.1. Mặt mạnh

Đội ngũ CBQL và phần lớn đội ngũ GV của trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Cơ sở vật trường học nói chung và thiết bị dạy học nói riêng cần thiết cho việc ứng dụng CNTT bước đầu đã được đầu tư. Việc kết nối Internet đã được thực hiện. Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động ứng dụng nghệ thông tin do Sở GD&ĐT Điện Biên tổ chức và đã đạt có những kết quả đáng ghi nhận.

Trường THPT Chà Cang đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trong dạy học, thành lập Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT. Đã phối hợp với Trung tâm Tin học - Sở GD&ĐT học và thi cấp chứng chỉ tin học

ứng dụng cho CBGV. Tổ chức thi xây dựng bài giảng điện tử;

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý được thể hiện qua trao đổi thông tin điện tử trên mạng giữa nhà trường với Sở Giáo dục và Đào tạo qua Email và qua Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc, qua việc sử dụng các phần mềm quản lý cho các lĩnh vực tài chính kế tốn, quản lý điểm, quản lý hồ sơ cán bộ... Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập cũng đạt được một số kết quả như: đề ra các biện pháp khuyến khích ứng dụng CNTT trong giảng dạy, xây dựng hệ thống tư liệu điện tử phục vụ giảng dạy. Số lượng chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học lĩnh vực dạy học và quản lý có ứng dụng CNTT được Sở GD&ĐT xếp loại từ B trở lên là 6. Tỉ lệ bài dạy có ứng dụng CNTT đạt 10%, tỉ lệ GV khai thác Internet phục vụ giảng dạy trên 90%, tỉ lệ HS được sử dụng Internet tại trường là 30%. Các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT cũng được quan tâm.

2.5.2. Mặt yếu

Tuy đã đạt được một số kết quả nhưng việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Chà Cang vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập:

- Mặc dù CSVC trường học nói chung và TBDH nói riêng phục vụ cho ứng dụng CNTT vào dạy học đã được đầu tư mua sắm nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế: Số phòng học ĐPT; Phòng thư viện điện tử... mới chỉ có đang ở việc đầu tư từng phần. Việc khai thác và phát huy hiệu quả sử dụng CSVC, hạ tầng ứng dụng CNTT còn thấp, số giờ dạy có sử dụng TBDH hiện đại cịn ít. Kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại chưa thành thạo.

- Đa số CBGV chưa thành thạo kỹ năng tin học cơ bản. Cách khai thác thông tin, tư liệu điện tử trên mạng Internet để tích hợp vào các GADHTC có ứng dụng CNTT cịn hạn chế. Việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT cịn tự phát, chưa có sự quản lý tích cực nội dung này.

trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học song trong quá trình thực hiện vẫn cịn lúng túng. Có nhiều CBQL và GV đã lạm dụng CNTT. Tình trạng sử dụng trình chiếu trong cả tiết dạy làm phân tán nội dung chính của bài học vẫn cịn. HS khơng kịp ghi nội dung bài giảng, bị phân tâm bởi các hiệu ứng không liên quan đến nội dung bài học, quá trình dạy học trở thành thụ động khiến cho tiết dạy kém hiệu quả. Sự thống nhất, đồng thuận của CBGV trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT chưa cao.

2.5.3. Phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan

Những hạn chế, bất cập của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT Chà Cang do có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số ngun nhân chính sau:

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

CSVC nói chung và các TBDH nói riêng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc dạy học ở trường THPT. Nhất là để ứng dụng CNTT dạy học thì các TBDH hiện đại giữ vai trò then chốt. Nhà trường chưa xây dựng được phịng học ĐPT, phịng máy vi tính mới chỉ dùng dạy học mơn Tin học thì sẽ khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong dạy học là tương đối khó và cịn khá mới mẻ đối với đội ngũ GV.

Bên cạnh đó, để có được một giờ dạy có ứng dụng CNTT thì GV phải chuẩn bị mất rất nhiều thời gian, công sức ngay từ khâu soạn giáo án. Mỗi GV thường phải soạn nhiều giáo án và các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn và kiêm nhiệm. Theo quy định hiện hành, mỗi GV phải dạy 17 tiết/ 1 tuần, nhưng trên thực tế GV của các trường thường phải dạy nhiều hơn so với quy định, do ngồi tiết dạy chính khóa cịn dạy các tiết dạy phụ đạo, bồi dưỡng.…

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nhìn từ góc độ quản lý, một số CBQL chưa thực sự quan tâm sát sao đến việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH, chưa có kế hoạch quản lý cụ

thể vấn đề này, thậm chí coi việc ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH như một phong trào. Tính hiệu quả trong cơng tác quản lý điều hành chưa cao, do chưa tích cực học tập để nâng cao trình độ, năng lực, chưa quy tụ và khai thác được thế mạnh trong đội ngũ GV.

Kết quả điều tra đội ngũ GV cho thấy họ còn rất lúng túng khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Nguyên nhân một phần là do trình độ tin học của đội ngũ GV còn hạn chế, nhưng chủ yếu vẫn là do họ chưa có sự tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo để tìm ra các PPDH hay trong đó có sự ứng dụng CNTT. Hơn thế nữa đội ngũ GV có tuổi đời cịn trẻ nên chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Sự nỗ lực ở một số GV còn hạn chế, chưa tâm huyết, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện; việc phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức khác trong việc giáo dục HS còn chưa hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Qua những phân tích ở trên cho thấy lãnh đạo nhà trường có một số cố gắng nhất định trong việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song công tác quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT Chà Cang huyện Nậm Pồ hiện nay còn một số tồn tại như:

Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chưa cao. Mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa đồng đều, một số có trình độ tin học còn hạn chế. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phát huy hết tiềm năng. Chất lượng học tập của học sinh còn thấp.

Các CBQL và GV còn nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học, chưa nắm rõ khái niệm về giáo án DHTC có ứng dụng CNTT, giáo án DHTCĐT...

hoạch, biện pháp cụ thể; chưa thường xuyên. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đầu tư thiết bị giáo dục có nhiều cố gắng đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Để thay đổi thực trạng này đòi hỏi CBQL phải phải nghiên cứu, đề xuất được các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT dạy học cho đội ngũ GV để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nơi mình đang quản lý.

Qua nghiên cứu, phân tích tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THPT Chà Cang huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên ở nội dung của chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT CHÀ CANG HUYỆN NẬM PỒ,

TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Việc đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường THPT Chà Cang huyện Nậm Pồ cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý giáo dục đều có những ưu điểm, nhược điểm trên. Tùy theo hoàn cảnh khác nhau mà biện pháp này có thể hữu hiệu hơn hay giảm hiệu quả hơn biện pháp kia. Để đạt được mục tiêu, trong quản lý cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, để các biện pháp đó có thể bổ sung các ưu điểm cho nhau.

Hệ thống quản lý, về thực chất là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau: Do đó một biện pháp quản lý cụ thể không thể cùng một lúc tác động hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Mặc khác, đối tượng QLGD là con người, là sự tổng hòa mối quan hệ xã hội, bởi vậy việc kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý.

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, người CBQL cần phải lưu ý đến những điểm sau: Xem xét toàn bộ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể thể hoá chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các nguyên tắc giáo dục của ngành trong quá trình quản lý.

pháp quản lý của người CBQL phải được xuất phát từ thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường. Các biện pháp quản lý phải phù hợp với các điều kiện về CSVC, về nhân lực, về tài chính, về các quy chế, quy định hiện hành.

3.1.3. Đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi, nếu khơng các biện pháp quản lý đưa ra sẽ không mang lại giá trị.

Khi đưa ra các biện pháp địi hỏi phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý của Ban giám hiệu nhà trường, phải cụ thể, rõ ràng từ khâu lập kết hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra. Khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, phải đảm bảo chỉ rõ mục đích, nội dung, các bước tiến hành biện pháp. 3.2. Một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin dạy học ở trường THPT Chà Cang huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thay đổi nhận thức trong đội ngũ CBQL và GV về vị trí, vai trị của ứng dụng CNTT trong dạy học, tạo tâm thế sẵn sàng để họ có thể tích cực, chủ động hơn. Tạo thành khối thống nhất, quyết tâm chung của tập thể GV, nhân viên tồn trường, để từ đó tích cực tìm tịi, nghiên cứu và thực hiện ứng dụng CNTT trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Việc đầu tiên là phải thay đổi nhận thức trong Ban giám hiệu và các CBQL các tổ chun mơn, lãnh đạo các tổ chức cơng đồn và đoàn thanh niên. Những quan điểm, suy nghĩ và hành động của các CBQL có ảnh hưởng lớn đến tồn bộ đội ngũ trong nhà trường, và chính các CBQL là người xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện kế hoạch, và kiểm tra việc thực hiện. Phải cho CBGV thấy rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học là yêu cầu cấp thiết, phải thực hiện chứ khơng phải là một phong trào bình thường. Các quy định về việc ứng dụng

CNTT trong dạy học đã được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo của cấp trên. CBQL cần trích dẫn các văn bản cho mọi người cùng biết và thực hiện.

Ở trường THPT Chà Cang, nhiều CBQL còn chưa thực sự thấy rõ vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học, thậm chí cịn cho rằng ở trường vùng khó thì khó khăn sẽ đủ đường, nên khơng cần thiết quan tâm đẩy mạnh cơng tác này. Chính những quan điểm như vậy kéo lùi cả một hệ thống. Nếu không giải nâng cao được nhận thức của các CBQL thì việc ứng dụng CNTT sẽ thất bại ngay từ khi chưa đưa vào thực hiện.

Thực tế, đúng là ở các trường đặc biệt khó khăn như trường THPT Chà Cang, việc ứng dụng CNTT gặp trở ngại: thiếu CSVC, các điều kiện về cơ sở hạ tầng mạng Internet, nhưng bù lại ở đây có đội ngũ GV trẻ, năng động, tiếp cận nhanh cái mới, có thời gian đầu tư vào học hỏi, chưa phải chịu nhiều áp lực kinh tế gia đình. Hơn nữa, do hạn chế do đường xá xa xôi cách trở, việc giao lưu trực tiếp ra bên ngồi để học hỏi kinh nghiệm khó khăn, thì Internet và các thiết bị dạy học hiện đại sẽ đưa những con người ở vùng xa này gần gũi với mọi con người ở các đại phương khác. Vì thế, phải chuyển biến nhận thức cho GV, và nhất là CBQL thấy bên cạnh khó khăn thì cũng có nhiều thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT ở các trường vùng khó khăn. Từ đó tạo tâm thế sẵn sàng, đón nhận, tiếp thu cái mới, đổi mới cách dạy, cách học, đổi mới việc nhận thức về soạn giảng có ứng dụng CNTT...

Trong bối cảnh mà việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và việc thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT nói riêng cịn chưa thực sự thống nhất, cịn mới mẻ với nhiều người, thì việc đề xuất đưa ra một quy trình quản lý thiết kế và sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT là vấn đề không thể tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Do vậy, nhiệm vụ của người CBQL là phải làm thế nào cho tập thể GV, HS và các bậc phụ huynh và toàn xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng, tính cần thiết của việc ứng dụng khoa học cơng nghệ hiện đại vào dạy học, đồng thời phải hiểu đúng, vận dụng đúng hài hòa, hợp lý, tránh lạm dụng thì mới nâng cao chất lượng giáo dục. Để làm được điều đó u cầu trong

cơng tác quản lý cần phải tổ chức bồi dưỡng cho GV nhận thức sâu sắc. Trước hết, các CBQL và GV phải hiểu rõ chủ trương, quan điểm của Đảng, của Chính phủ, của ngành qua các văn bản pháp quy về việc ứng dụng Công nghệ Thông tin và truyền thông trong dạy học, từ đó chuyển hố những nội quy, quy định thành ý thức tự giác, như là một trác nhiệm của mỗi cá nhân. Sự thừa nhận tính tất yếu và cần thiết của việc dạy học bằng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT trong đội ngũ CBGV sẽ là cơ sở để nhà trường tiến hành các công việc tiếp theo.

Hiện tại, vẫn cịn có những CBGV chưa hiểu rõ một số khái niệm cơ bản về ứng dụng CNTT trong dạy học. Nhiều người hiểu đơn giản giáo án điện tử là giáo án có yếu tố cơng nghệ ( điện tử, số hóa), chỉ đơn thuần là trình chiếu thụ động. Họ cứ nghĩ sử dụng máy tính kết nối với máy chiếu, trình chiếu cho HS xem một số hiệu ứng bắt mắt, thế là “giáo án điện tử”. Rồi nhiều người coi các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 63)