Quy trình kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 96 - 100)

Bước 1: Xác định chuẩn

CBQL phải xây dựng hoặc xác định những chuẩn mà mỗi GV cần đạt được khi ứng dụng CNTT dạy học. Chuẩn này cần được xây dựng trên cơ sở thực tế của nhà trường về CSVC, TBDH hiện đại, trình độ của HS. CBQL có thể đánh giá kết quả ứng dụng CNTT của GV nhà trường thông qua các tiêu chí:

- Mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học (ít, thỉnh thoảng, thường xuyên). Để đánh giá được tiêu chí này, CBQL phải quản lý chặt chẽ các giờ dạy của GV, giao nhân viên thiết bị theo dõi việc sử dụng các TBDH hiện đại. Hàng tháng phải có tổng hợp, báo cáo cụ thể việc sử dụng TBDH hiện đại của từng GV trong tổ bộ mơn của mình để CBQL nắm được.

- Chất lượng giờ dạy của mỗi GV là tiêu chí rất khó đánh giá vì CBQL khơng thể đi dự giờ của tất cả các giờ dạy của GV được. Nếu CBQL chỉ căn cứ vào các giờ dạy thao giảng, thi chọn GVG của GV hoặc các giờ kiểm tra GV để đánh giá về chất lượng giờ dạy của GV thì cũng khơng thể chính xác. Do vậy CBQL phải xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này từ nhiều kênh

Xác lập

chuẩn thành tích Đo lường

So sánh thành tích với chuẩn Xử lý Phát huy thành tích Uốn nắn lệch lạc Có Khơng

thơng tin khác nhau: Từ một số giờ dạy thao giảng, thi chọn GVG của GV, từ các giờ kiểm tra GV của các tổ chuyên môn nhất là các giờ dự của tổ trưởng chun mơn, của lãnh đạo nhà trường, từ phía HS… trên cơ sở đó, CBQL căn cứ vào tất cả những thông tin từ các kênh thông tin trên để có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan nhất đối với mỗi GV.

- Kết quả học tập môn học của HS do GV giảng dạy cũng là tiêu chí rất quan trọng. Để xây dựng chuẩn đánh giá cho tiêu chí này, CBQL phải xem xét mức độ tiến bộ trong học tập của HS. Trước khi phân công cho GV giảng dạy ở khối lớp nào, CBQL phải cho tiến hành điều tra về chất lượng thực tế của mơn học của HS ở khối, lớp đó. Sau hàng tháng hoặc sau mỗi kỳ học tiến hành cho khảo sát, kiểm tra để xem xét sự tiến bộ của HS do GV đó giảng dạy. Công việc này cần phải được thực hiện chính xác và cơng khai.

Bước 2: Đo lường thành tích

Vì vậy CBQL phải tổ chức được một lực lượng tham gia trong quá trình kiểm tra sao cho đảm bảo được những yêu cầu đo đạc, thu thập được những thơng tin kịp thời, chính xác, khách quan. Lực lượng tham gia trong quá trình kiểm tra có thể bao gồm: CBQL; tổ trưởng, tổ phó của các tổ bộ mơn, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, một số GV dạy giỏi có uy tín, có trình độ chun mơn. Nhà trường cần tổ chức cho GV tự kiểm tra thường xuyên để tạo thành nền nếp.

Bước 3: Đánh giá các kết quả kiểm tra

Thực hiện nhiệm vụ này, CBQL xem xét sự phù hợp giữa kết quả đo lường ở bước 2 so với hệ tiêu chuẩn đã xây dựng ở bước 1. Để làm tốt bước này đòi hỏi CBQL phải có kỹ năng, kỹ thuật cao đồng thời nhạy bén để có khả năng xác định đúng đắn kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và đổi mới PPDH của từng GV. Từ kết quả đó, CBQL phải đưa ra được nhận xét cụ thể đối với từng GV xem họ ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH như thế đã phù hợp, chưa phù hợp hay hồn tồn khơng phù hợp.

Trên cơ sở đã xác định được kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của mỗi GV, CBQL đưa ra những quyết định điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu việc ứng dụng CNTT của GV là phù hợp với các tiêu chuẩn thì cần có sự động viên, khích lệ và nếu GV nào đạt được ở mức độ xuất sắc có thể đề nghị khen thưởng hoặc tổng kết thành các bài học, thành những tấm gương điển hình để những GV khác học tập và làm theo.

Nếu việc ứng dụng CNTT trong dạy học của GV nào lệch lạc so với chuẩn quy định, chưa hiệu quả thì trong điều kiện cho phép, CBQL cần tác động tới hành vi, thái độ của những GV này để họ nỗ lực hơn nữa hoặc tự điều chỉnh lại hành vi, ý thức của chính mình để đạt được yêu cầu đề ra. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu CBQL xét thấy những chuẩn đánh giá đã xây dựng ở bước 1 chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh lại hoặc có sự hỗ trợ đối với những GV này để họ có thể đạt được kết quả tốt hơn khi ứng dụng CNTT trong dạy học. Tuy nhiên sau khi uốn nắn sửa chữa cần có sự đo đạc, đánh giá lại.

Nếu thấy kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV nào không phù hợp so với chuẩn đánh giá, có những vi phạm nghiêm trọng về các nguyên tắc trong việc ứng dụng CNTT chẳng hạn như quá lạm dụng CNTT. Khi ấy CBQL cần phải đưa ra các quyết định xử lý đối với những GV, tuy nhiên cách xử lý cũng cần thực hiện một cách thấu tình, đạt lý.

Việc CBQL đưa ra các quyết định điều chỉnh đối với kết quả ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH của GV phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Chỉ điều chỉnh nếu thấy thực sự cần thiết để đảm bảo tính ổn định trong công tác giảng dạy của đội ngũ GV nhà trường.

- Điều chỉnh phải đúng mức độ. Tránh điều chỉnh một cách tùy tiện thiếu cân nhắc tạo nên sự bất an trong đội ngũ GV nhà trường.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để phát huy được hiệu quả của một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT dạy học, CBQL nhà trường cần phải thấy được mối quan hệ mật thiết

giữa các biện pháp, thấy được sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các biện pháp. Đồng thời CBQL còn phải biết phối kết hợp các biện pháp để các biện pháp có thể hỗ trợ cho nhau làm cho quá trình thực thi các biện pháp ở trong các nhà trường trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trước hết CBQL nhà trường cần nhận định, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện pháp còn lại. Bởi biện pháp 1 đề cập đến vấn đề nhận thức, tư tưởng. Nhận thức là cơ sở của hành động, muốn có hành động đúng thì trước hết phải có nhận thức đúng. Tuy nhiên để nhận thức ra được một vấn đề, đối với mỗi người đôi khi là cả một quá trình. Vì vậy CBQL cần phải cho tiến hành thực thi biện pháp 1 thường xuyên đồng thời cũng phải kiên trì thực hiện.

Cơ sở để mỗi GV có thể ứng dụng CNTT trong dạy học đó là trình độ tin học của họ. Trình độ tin học của GV có thể giúp GV hiểu biết về công nghệ, biết khai thác thông tin trên mạng Internet, giúp GV tìm hiểu về các phần mềm dạy học để từ đó GV có thể thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT và có khả năng sử dụng loại giáo án này để dạy học một cách hiệu quả nhất. Cho nên có thể nói, nếu GV khơng có trình độ tin học cơ bản thì chắc chắn sẽ khơng thể chủ động ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học. Từ điều này cho thấy biện pháp 3 là cơ sở để hỗ trợ cho biện pháp 4,5 7.

Biện pháp 4 có nội dung là nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm dạy học. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp cho GV có kĩ năng khai thác các phần mềm dạy học từ đó có thể thiết kế được các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC. Và đây là khâu quan trọng trong việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

Biện pháp 5 giúp GV nắm vững quy trình thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT, trên cơ sở đó giúp GV tránh được tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học.

Như chúng ta đã biết, mặc dù các thiết bị CNTT đã có giá thành giảm hơn nhiều so với trước đây, song đa số các TBDH hiện đại vẫn là thiết bị đắt tiền và cách thức sử dụng, bảo dưỡng các TBDH hiện đại cũng phức tạp hơn

so với các TBDH truyền thống. Thực hiện tốt biện pháp 2 là để nâng cao được hiệu quả của các TBDH hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi để GV ứng dụng CNTT vào dạy học.

Thực hiện biện pháp 7, 8 chính là thực hiện một chức năng quan trọng trong việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới PPDH.

Có thể nói, mỗi biện pháp trong số 8 biện pháp có trong đề tài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với các biện pháp cịn lại. Do đó CBQL nhà trường cần phải có những nhận định tinh tế về các biện pháp để có thể vận dụng chúng một cách hợp lý nhất vào trong công tác quản lý của mình.

Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông chà cang huyện nậm pồ, tỉnh điện biên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)