Điều kiện dân cư, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 39 - 40)

Yếu tố về dân cư có tác động quan trọng đến hoạt động dạy học và quản lý dạy học. Bởi vì tồn tại xã hội bao gồm ba nhân tố: tự nhiên, phương thức sản xuất và dân số. Ba nhân tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó dân số đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển xã hội và những biến đổi về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi gia đình cũng như đến tồn xã hội, đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ngược lại, các mặt của đời sống xã hội và môi trường tác động trở lại đến dân số. Dân số đơng thì tỷ lệ người tham gia học tập cao, qui mô của rtrung tâm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng người tham gia học tập. Hãy tưởng tượng một đơn vị trường học mà chỉ có vài ba lớp, mỗi lớp mười lăm đến hai mươi học viên thì chắc chắn chất lượng hoạt động dạy học khơng thể ngang bằng với những đơn vị có qui mơ lớn hơn, bởi ở những đơn vị có qui mơ lớn hơn thì người học tiếp cận và cọ sát với nhiều người hơn; sự nhận thức, động cơ, thái độ học tập của học viên cũng như tâm lý của giáo viên thích được cống hiến, được thể hiện dẫn đến quá trình giáo dục tích cực và lúc này chắc chắn rằng học viên sẽ được thụ hưởng một môi trường dạy học tốt hơn; Điều kiện dân cư, kinh tế- xã hội có tác động đến quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX. Một cơ sở giáo dục được ở một vị trí thuận lợi, địa bàn đi lại dễ dàng, sẽ thuận lợi cho người học về nhiều mặt; nếu ngược lại sẽ gây cản trở và gây ảnh hưởng lớn cho người học và tất yếu kéo theo việc ảnh hưởng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học;

1.5.2. Nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức dạy học, về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Nội dung, chương trình dạy học phù hợp với đối tượng và nhu cầu học tập của người học là yếu tố có tác động lớn đến người học. Nội dung chương trình học ở GDTX khác với nội dung chương trình ở THPT. GDTX chương trình hiện nay gồm 7 mơn bắt buộc gồm: Tốn học, Ngữ văn, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý và Lịch sử; ngồi ra tùy thuộc vào tình hình của đơn vị mà có thể dạy thêm Tin học, Tiếng Anh, Giáo dục cơng dân... do đó, biên chế năm học chỉ có 32 tuần thực học. Người quản lý cần chú ý đến tính đặc thù để có các biện pháp, giải pháp phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương và HV có cơ sở học tiếp lên bậc cao hơn, học suốt đời.

Phương pháp tổ chức dạy học là con đường để giáo viên và học viên cộng tác tối ưu nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức, đáp ứng mục tiêu dạy học. Nhà quản lý phải hết sức chú ý đến vấn đề này bởi vì, việc lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sát hợp, phù hợp với đối tượng, với yêu cầu phát triển KT-XH địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học viên đến trung tâm, giúp học viên có niềm tin trong học tập, tạo động lực cho học viên học tập tốt hơn, tạo ra công bằng giáo dục, xã hội học tập;

- CSVC&TBDH là phương tiện vật chất quan trọng, là điều kiện không thể thiếu trong các thành tố cấu trúc hoạt động dạy học, yếu tố này quyết định sự thành bại của việc, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng. Nhà quản lý phải tập trung chăm lo tăng cường đầu tư, cung ứng, bổ sung, hướng dẫn sử dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)