Đổi mới quản lý hoạt động học của học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 86 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể

3.2.4. Đổi mới quản lý hoạt động học của học viên

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Giúp học viên có ý thức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập; chăm chỉ, tự giác, có lối sống thân thiện và ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. Trên cơ sở đó, nhận thức được nhu cầu học tập và có niềm tin vào năng lực học tập của mình.

Giúp học viên có được phương pháp học tập và tự học phù hợp, có khả năng tìm tịi và tiếp thu tri thức một cách tích cực, chủ động sáng tạo.

Thiết lập mơi trường tích cực học tập trong trung tâm thông qua các hoạt động chính khóa, ngoại khố góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở cấp THPT ở trung tâm.

Quản lý tốt kết quả học tập và rèn luyện của học viên, qua đó lãnh đạo trung tâm đánh giá đúng chất lượng hoạt động dạy và thơng qua đó đánh giá đúng thực chất hoạt động học tập của học viên .

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy vai trị, trách nhiệm của giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp trong quản lý HĐH của học viên.

Thực hiện kỷ cương, nề nếp học tập, rèn luyện đối với từng HV, quản lý và tổ chức tốt việc học tập trên lớp của HV, quan tâm đến việc học ở nhà, học từ xa qua mạng... Động viên khuyến khích học viên tham gia các hoạt động đoàn thể, các phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ lành mạnh, có tổ chức.

Tăng cường hướng dẫn việc tự học cho học viên, giúp họ tự giác trong học tập, rèn luyện

Tổ chức cho học viên học tập nội quy của trung tâm. Giao nhiệm vụ cho từng CBQL và giáo viên, các đoàn thể trong trung tâm tham gia quản lý HĐH của HV. Tạo môi trường học tập, rèn luyện thuận lợi, xây dựng phong trào tự quản của học viên theo nhóm, tổ, lớp.

Phối kết hợp giữa trung tâm, gia đình, xã hội; giữa CBQL, GVCN, tổ chun mơn, giáo viên bộ mơn, các đồn thể trong trung tâm trong việc quản lý hoạt động học của học viên.

Giiáo dục cho học viên xác định được mục đích học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn theo quan điểm đổi mới PPDH lấy người học làm trung tâm.

Hướng dẫn cho học viên xây dựng được nề nếp học tập tốt thông qua giờ dạy trên lớp, các hoạt động ngoại khóa cũng như tự học ở nhà.

Tổ chức các hình thức khuyến khích, động viên học viên học tập tạo phong trào thi đua trong học tập, nâng cao chất lượng học tập của học viên

Tổ chức khen thưởng, động viên học viên học tập tốt nhằm tạo động lực cho học.

Thống kê được số học viên yếu kém, phát hiện học viên khá giỏi để tổ chức phụ đạo đầu yếu, bồi dưỡng đầu giỏi mhằm giảm tỉ lệ học viên yếu kém đồng thời năng cao chất lượng, số lượng học viên khá giỏi.

Lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với đối tượng để hướng dẫn cho học viên ở từng môn học. Chú trọng việc rèn năng lực tự học cho học viên.

3.2.4.3. Cách thực hiện và điều kiện thực hiện

* Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học viên

Giúp học viên có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm học tập, có thái độ đúng đắn trong học tập, có niềm tin và niềm vui đối với việc học; trên cơ sở đó, giúp các em hình thành các kỹ năng học tập.

Giúp học viên có được thói quen tốt trong học tập. Quy định cụ thể công việc chuẩn bị ở nhà, qui định về SGK, tài liệu tham khảo, các phương tiện hỗ trợ khác trong quá trình học tập và tự học. Những hoạt động trong giờ học cũng cần thiết được qui định như cách thức học ở mỗi tiết học khác nhau, cách thức làm việc cặp nhóm, thái độ hợp tác và tơn trọng bạn học; qui định cách ghi bài, ghi lúc nào và ghi những nội dung gì.

Một chi tiết quan trọng trong khâu dặn dò học viên về nhà là trình bày lại hoặc trả lời lại các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học. Điều này không chỉ giúp học viên vận dụng kiến thức trong thực tế, mà cả trong trả bài cho giáo viên. Cần hướng dẫn cụ thể cho các em phương pháp học ở nhà như: làm thế nào để nhớ lâu kiến thức; cách làm bài trắc nghiệm; để các em biết cách học và có thói quen học.

* Tổ chức các hình thức khuyến khích, động viên học viên học tập

Dưới sự cố vấn về tổ chức của giáo viên chủ nhiệm, cần tổ chức phong trào giúp nhau học tốt, truy bài đầu giờ ở những ngày trao đổi những kiến thức mới và khó mà các em bắt gặp trong q trình học tập và tự học bộ mơn. Kết quả học tập tiến bộ của học viên không chỉ mang lại niềm vui cho học viên mà cịn là niềm vui của gia đình và thầy cơ của các em.

Tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích, các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ; hội thi đố vui; hùng biện. Xây dựng phong trào thi đua về nề nếp học tập, có hình thức khen thưởng cho những học viên có tiến bộ, học viên nghèo vượt khó học tốt, kết hợp khen thưởng với nêu gương trước toàn trung tâm cho các học viên noi theo.

Chú trọng giúp đỡ học viên yếu kém. Đưa hoạt động phụ đạo học viên yếu kém thành chương trình, nội dung và nhiệm vụ năm học trong kế hoạch của tổ chuyên môn và của trung tâm.

Chỉ đạo việc phân loại học viên một cách khoa học sau các đợt kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra 1 tiết và cuối học kỳ. Xác định diện

học viên kém và phối hợp phụ đạo của các giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm lớp.

* Phối hợp quản lý chặt chẽ hoạt động học tập ở nhà của học viên

Quan tâm chỉ đạo và tổ chức việc học ở nhà của học viên để đảm bảo nâng cao chất lượng học tập của học viên. Phân tích tình hình học tập của học viên và phân loại theo địa bàn cư trú đồng thời tìm hiểu hồn cảnh, đặc điểm gia đình của từng học viên để chia nhóm học tập. Chỉ đạo cho giáo viên nên ra các dạng bài tập ôn luyện hoặc yêu cầu chuẩn bị bài mới địi hỏi sự hợp tác làm việc của nhóm để nâng cao tinh thần tự giác học tập ở nhà của học viên.

Phối hợp với cha mẹ học viên xây dựng kế hoạch, nội dung quản lý học viên ở nhà cho học viên. Giúp các em xây dựng thời khóa biểu tự học; cha mẹ học viên nên thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm để nắm rõ tình hình học tập của con em tại trung tâm.

* Tạo động lực học tập cho học viên

Muốn tạo được động lực cho học viên tích cực học tập, trước hết trung tâm phải giúp các em xác định được mục đích học tập trên cơ sở đó hình thành động cơ, thái độ tương ứng. Học viên nào đạt thành tích tốt sẽ có khen thưởng, khích lệ, động viên kịp thời để tạo động lực học tập cho các em. Chỉ đạo giáo viên bộ môn phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để trao đổi thơng tin về tình hình học tập ở lớp của học viên. Từ đó có biện pháp phù hợp để nhắc nhở, điều chỉnh việc học của học viên.

Việc bình xét, xếp loại phải thực hiện thường xuyên trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm thắt chặt kỷ cương trong quản lý hoạt động học của học viên. Việc bình xét, xếp loại phải thực hiện thường xuyên trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm thắt chặt kỷ cương trong hoạt động học của học viên. Phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm, các đồn thể, gia đình, xã hội trong việc khen thưởng thành tích học tập của học viên.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm phân loại học viên và phân công giáo viên tham gia phụ đạo, bồi dưỡng sao cho sát với đối tượng học viên để nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập của học viên.

Chỉ đạo giáo viên tích cực đổi mới PPDH, phát huy tính tự giác, tích cực chủ động trong học tập của HV. Khuyến khích HV tìm tịi, khám phá tri thức trong việc tự học. Thường xuyên kiểm tra, khảo sát sự chuyển biến về nhận thức kết quả học tập của những HV yếu, HV có hồn cảnh khó khăn để có biện pháp giúp đỡ phù hợp, giúp họ yên tâm vào học tập. Động viên, biểu dương những học viên yếu, học viên có hồn cảnh khó khăn khi các học viên này có sự chuyển biến trong học tập và rèn luyện.

Phân công những HV khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ những HV yếu kém, tạo môi trường thân thiện, gắn bó để các em cùng tiến bộ. Động viên khen thưởng kịp thời những HV có hồn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Thường xuyên thông tin, gặp gỡ để trao đổi với phụ huynh học viên về tình hình học tập, rèn luyện của học viên ở lớp và qua đó nhận thơng tin phản hồi từ phụ huynh về việc học tập, ý thức, lao động, lối sống của học viên ở nhà. CBQL, GV, học viên nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động học và quản lý hoạt động học.

Việc KT-ĐG phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với đối tượng, tránh việc ra đề kiểm tra theo kiểu học tủ, học vẹt... Quá trình tổ chức kiểm tra, chấm trả bài, chữa bài phải nghiêm túc, khách quan, công bằng nhằm đánh giá đúng thực chất học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)