Nhận thức của các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 40 - 42)

Các lực lượng tham gia giáo dục có mức độ nhận thức khác nhau, nhận thức về chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý giáo dục đối với phát triển GDTX về mục tiêu dài hạn, ngắn hạn; về nội dung ,chương trình; đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học; vai trò của CSVC&TBDH; vấn đề tự học của học viên; việc kiểm tra, đánh giá theo chuẩn, thi đua khen

thưởng... Có nhận thức đúng thì hành động mới mang lại kết quả như mong muốn, do đó mức độ nhận thức của các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học. Chính vì thế cho nên trong cơng tác quản lý, giám đốc cần nên có các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao nhận thức cho các lực lượng này.

1.5.4. Nhu cầu học, hoạt động tự học của HV

Trong giai đoạn hiện nay, phương pháp dạy học hiện đại với phương châm “dạy ít, học nhiều” với ý nghĩa nâng cao vai trò chủ động, sáng tạo, tự khám phá tri thức và rèn luyện kỹ năng của học viên trong giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn lao động và cuộc sống. Đây là phương pháp tích cực, khác với phương pháp dạy học truyền thống trước đây là giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe và ghi nhớ thụ động. Với phương pháp này, giáo viên:

- Thiết kế và giảng dạy theo phương pháp dạy – học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, áp dụng các kỹ năng tổ chức làm việc nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, phương pháp đóng vai, tự làm đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, sử dụng trò chơi trong học tập, tối ưu hóa khơng gian trong học tập;

- Là người điều khiển, trợ giúp, thúc đẩy, tìm tịi, tổ chức hoạt động và khuyến khích người học tham gia vào việc tự tổ chức hoạt động;

- Tạo ra một chuỗi các tình huống các vấn đề và tổ chức, điều khiển người học giải quyết các vấn đề, giải quyết việc nhận thức, tạo ra tính tích cực và kích thích được người học;

- Tác động , kích thích tư duy người học, mở rộng khơng có giới hạn tư duy của người học và điều đó kích thích sự sáng tạo, tìm kiếm;

- Được gọi là người hướng dẫn, khác với giáo viên ở phương pháp lấy giáo viên làm trung tâm vì có tính chất dạy học tương tác: tương tác giữa học sinh với học sinh, tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa các nhóm với các nhóm, giữa giáo viên với các nhóm;

Học viên phải xây dựng mục đích, nội dung, phương pháp, sử dụng các phương tiện để tự học dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Học viên không xem trọng hoạt động tự học chắc chắn sẽ khơng có kết quả học tập tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)