3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể
3.2.2. Tăng cường chỉ đạo và quản lý công tác sinh hoạt tổ chuyên môn
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Phổ biến chủ trương, yêu cầu chung của trung tâm để các tổ trưởng chuyên môn nắm rõ và quán triệt trong đội ngũ giáo viên.
Giúp cho giám đốc kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những lệch lạc trong thực hiện nhiệm vụ của GV; thống nhất nội dung sinh hoạt chuyên môn từng kỳ họp, từng thời điểm cụ thể.
Nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt tổ chun mơn, qua đó phát huy tinh thần dân chủ, tính khoa học, sự tích cực, chủ động sáng tạo trong đội ngũ GV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Quán triệt những quy định và quy chế chun mơn, góp ý rút kinh nghiệm về phương pháp soạn giáo án, về các giờ đã dự; góp ý điều chỉnh chương trình mơn học; trao đổi về những chủ đề mới, khó, cách sử dụng thiết bị dạy học; trao đổi về kinh nghiệm, PPDH; triển khai các kế hoạch về hội giảng, các chuyên đề về cải tiến PPDH.
Chỉ đạo tổ trưởng chuyen môn xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch tháng theo đúng kế hoạch của trung tâm, đảm bảo kế hoạch được thực hiện và có kết quả cao.
Quản lý chặt chẽ sự phân cơng giáo viên và các nhóm chun mơn thực hiện các nội dung dạy học theo chương trình, đáp ứng yêu cầu mới về kiến thức và kỹ năng cho học viên.
Quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của các tổ chuyên môn: Việc thực hiện đúng chương trình là bắt buộc, vì vậy phải chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình của giáo viên qua hệ thống sổ theo dõi và thực tế giảng dạy cả giờ chính khóa và phụ đạo, quản lý chặt chẽ việc dạy thêm học thêm tránh thương mại hóa. Chú trọng cơng tác bồi dưỡng học viên giỏi và kèm học viên học kém.
Thông qua các tổ chuyên môn để quản lý hồ sơ giáo án, sổ điểm chặt chẽ, đổi mới cách soạn bài giảng, thể hiện rõ tiến trình dạy của thày cơ, học của trò, nội dung phải thể hiện sự đổi mới về phương pháp, khơi dạy sự sáng tạo cho học sinh, hệ thống câu hỏi phải khoa học. Giám sát việc tổ trưởng thường xuyên kiểm tra và ký duyệt giáo án của giáo viên theo từng tuần hoặc từng tháng.
Thông qua tổ trưởng để quản lý việc thực hiện nền nếp của giáo viên, đôn đốc nhắc nhở thực hiện nghiêm túc qui chế chun mơn. Tăng cường dự giờ có báo trước và khơng báo trước, để nắm bắt tình hình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, sau dự giờ phải nhận xét rút kinh nghiêm nghiêm túc cẩn thận.
Chỉ đạo việc đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chun mơn theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo là một tháng hai lần. Nội dung sinh hoạt đi sâu vào bàn bạc chun mơn, những vấn đề mới, khó, rút kinh nghiệm các tiết dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm về cách soạn giáo án. Nhận xét các hoạt động định kỳ của tổ và đề ra nội dung sinh hoạt tuần sau. Báo cáo các chuyên đề về cải tiến phương pháp dạy học, cải tiến nội dung dạy học, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu và các chuyên đề.
Thường xuyên tổ chức thao giảng chọn giáo viên giỏi các cấp, tổ chức chuyên đề qui mơ nhóm tổ, để giáo viên có điều kiện thể hiện tài năng và khảng định mình trong chun mơn.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần tôn trọng các ý kiến của các nhân, những vấn đề tranh luận mang tính học thuật nếu chưa thống nhất phải tiếp tục được nghiên cứu đi đến thơng nhất, phát huy tính dân chủ để các giáo viên trình bày được ý kiến của mình và tiếp thu học hỏi những điều bổ ích, tạo bầu khơng khí gắn bó, xây dựng mơi trường sư phạm thân thiện.
3.2.2.3. Cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp
Hướng dẫn cho tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của các cá
nhân theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mơn học của Bộ GD&ĐT.
Có kế hoạch chỉ đạo cụ thể và thường xuyên trong tổ chuyên môn. Nội dung chỉ đạo bám sát các chỉ tiêu phấn đấu Hội nghị cán bộ viên chức đã đề ra. Phân công trách nhiệm trong hoạt động của tổ rõ ràng. Mỗi công việc, mỗi hoạt động đều có yêu cầu về thời gian, về chất lượng, chống hiện tượng đối phó, trách nhiệm chưa cao.
Xây dựng kế hoạch và kiểm tra thường xuyên hoạt động của các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn kiểm tra thực hiện hồ sơ chuyên môn của GV theo quy định và có báo cáo bằng văn bản.
Tổ chức cho từng tổ chun mơn, bộ mơn thảo luận phân tích chương trình, những vướng mắc trong thực tiễn giảng dạy để hiểu rõ và nắm vững chương trình.
Chỉ đạo cải tiến nội dung họp định kỳ của tổ, tăng cường sinh hoạt chun mơn của nhóm bộ mơn. Tổ chuẩn bị kỹ nội dung họp, có trao đổi thảo luận về chuyên môn.
Quy định các loại hồ sơ của tổ chuyên mơn và GV theo điều lệ trường học, ngồi ra mỗi cán bộ, GV, nhân viên phải có sổ ghi chép kiến thức tự học, tự bồi dưỡng.
u cầu tổ chun mơn có kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH; tổ chức thao giảng theo tinh thần đổi mới PPDH, rút kinh nghiệm sư phạm để hoàn thiện dần phương pháp.
Phân công trách nhiệm rõ ràng đối với nhiệm vụ quản lý của tổ trưởng; giao quyền cụ thể để tổ trưởng chuyên môn chủ động trong việc thực hiện, chức trách, nhiệm vụ.
Giúp tổ trưởng tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện qui chế và các mặt hoạt động, không dung túng cho những việc làm sai, đôn đốc nhắc nhở kịp thời giáo viên, nắm bắt tình hình giảng dạy của giáo viên qua các kênh: giáo viên chủ nhiệm, học sinh, Ban thường trực cha mẹ học sinh... và
báo cáo Hiệu trưởng thường xuyên tình hình hoạt động của tổ chuyên môn.