1.3.1. Trung tâm GDTX trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1.1. Mục tiêu của GDTX 1.3.1.1. Mục tiêu của GDTX
Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên
tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao
trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập .
Hệ giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông nhằm tạo cơ hội học tập cho thanh niên và người lớn khơng có điều kiện học ở các trường trung học phổ thông.
Mục tiêu của hệ giáo dục thường xuyên cấp THPT nhằm giúp cho học viên củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thơng; có những hiểu biết về Tiếng Việt, Toán, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội; giúp học viên làm tốt hơn cơng việc đang làm hoặc có thể học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học.
1.3.1.2. Nhiệm vụ của trung tâm GDTX
Điều 3, chương I, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục
thường xuyên (Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02
tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định:
1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:
a. Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;
b. Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
c. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, cơng nghệ thơng tin - truyền thơng; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;
d. Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
3. Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.
4. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.
5. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.
1.3.1.3. Vai trò của trung tâm giáo dục thường xuyên
GDTX là một hệ thống con trong hệ thống giáo dục quốc dân, là sự bổ sung về loại hình giáo dục để bên cạnh những qui trình đào tạo có hệ thống chặt chẽ cịn có những hình thức đào tạo linh hoạt đáp ứng kịp thời những thay đổi thường xun trong q trình phát triển. GDTX có thể có những cơ sở chuyên trách đồng thời có những cơ sở chính qui kiêm nhiệm chức năng khơng chính qui hoặc hợp tác, liên kết chặt chẽ với cơ sở giáo dục khơng chính qui nhằm:
+ Góp phần tạo cơng bằng giáo dục + Phát triển đoàn kết cộng đồng + Xây dựng xã hội học tập
+ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực + Giúp người dân cải thiện cuộc sống
Sơ đồ 1.1. Vai trò của Trung tâm GDTX
1.3.2. Những đặc trưng của hệ thống trung tâm GDTX 1.3.2.1. Tính đa dạng và linh hoạt 1.3.2.1. Tính đa dạng và linh hoạt
- Đa dạng các loại hình chương trình: chương trình xố mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của
CBGD XHHT NCDT PTCĐ CLCS GDTX
người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao cơng nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ; Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân;
- Đa dạng hình thức tổ chức: Vừa làm vừa học; Học từ xa; Tự học có hướng dẫn;
- Đa dạng về không gian thời gian: Học cả ngày, học nửa ngày, học buổi tối; Học liên tục, học suốt đời.
1.3.2.2. Tính mềm dẻo
Tính mềm dẻo trong hoạt động giáo dục là một trong những nét đặc trưng của trung tâm GDTX, mềm dẻo biểu hiện ở tính năng động, nhạy bén, linh hoạt của tổ chức, mềm dẻo nội dung, mềm dẻo chương trình, quản lý và có sự mềm dẻo cả hiệu quả kinh tế, đặc biệt trung tâm GDTX luôn thu hút và cung ứng được mọi cơ hội học tập cho mọi người, mọi nhu cầu với mọi điều kiện khác nhau. Trung tâm GDTX cũng rất linh hoạt trong tổ chức các khóa học phù hợp với đặc điểm người học.
1.3.3. Vị trí của hệ giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thơng
Hệ giáo dục thường xun cấp THPT có ý nghĩa vơ cùng to lớn, vì nó cung ứng cơ hội học tập tiếp tục theo chương trình THPT cho những người hồn thành bậc THCS nhưng vì lý do nào đó khơng thể vào được hệ THPT (bao gồm chính quy, bán cơng hay tư thục) hoặc học dở dang THPT. Ở các nước đang phát triển, do ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế cho việc phát triển giáo dục, nhiều người nghèo không đủ điều kiện tham gia các chương trình giáo dục chính quy. Họ phải lao động để kiếm sống. Trong quá trình lao động, họ nhận thấy cần phải có trình độ THPT mới có thể tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới.
1.3.4. Nội dung chương trình GDTX cấp trung học phổ thơng
Mục đích của chương trình GDTX cấp THPT là chuẩn bị cho học viên tham gia tích cực vào cuộc sống lao động và hướng tới việc tự hoàn thiện nhân cách để có một cuộc sống hạnh phúc. Chương trình GDTX cấp THPT
đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu học tập đa dạng của thanh thiếu niên và người lớn, để giúp họ nắm được những tri thức khoa học, kỹ thuật, có được thái độ thích hợp và kỹ năng hành dụng ở trình độ tương đương THPT chính quy.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông. Học viên vào học hệ bổ túc THPT ở các Trung tâm GDTX được học các mơn thuộc ban cơ bản (tốn, vật lý, hoá học, sinh vật, ngữ văn, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ, tin học, giáo dục công dân). Sau khi chương trình được ban hành, Bộ đã có cơng văn số 12989/BGDĐT- GDTX ngày 9/11/2006; công văn số 9019/BGDĐT-GDTX ngày 24/8/2007; công văn số 6508/BGDĐT-GDTX ngày 22/7/2008 hướng dẫn thực hiện chương trình GDTX cấp THPT.
1.3.5. Đặc điểm của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT
Học viên hệ GDTX cấp THPT phần lớn các em đều là học sinh thi khơng đạt điểm vào trường chính quy hoặc lưu ban ở các trường khác chuyển đến, một số người lớn đang làm việc có nguyện vọng nâng cao trình độ học vấn để làm công việc tốt hơn, một số khác do yêu cầu của đơn vị họ phải đi học, cũng có một số nghỉ học nhiều năm, thất nghiệp muốn có giấy chứng nhận trình độ cần thiết để tìm việc làm.
Nhìn chung, nguồn học viên đa dạng, không đồng đều, khá phức tạp, chênh lệch về tuổi tác, trình độ, vốn sống, động cơ học tập… dẫn đến khác biệt về tâm sinh lý, nhân sinh quan, nên ảnh hưởng đến việc tiếp thu và vận dụng kiến thức.
Về hiểu biết cuộc sống và kinh nghiệm xã hội giữa các học viên cũng có sự khác nhau. Có học viên vừa hồn chỉnh xong chương trình THCS, cịn một số học viên khác: có học viên là những người trưởng thành về mặt xã hội, có gia đình, có học viên trải nghiệm đời mình trong lao động lam lũ hàng ngày.
do kiến thức tiếp thu ở cấp THCS kém bền vững, hoặc thiếu tính chính xác, tính hệ thống, một số đã nghỉ, bỏ học quá lâu nên quên kiến thức.
Về tuổi đời cũng có sự chênh lệch lớn giữa các học viên. Người lớn tuổi học cùng với người trẻ tuổi.
Về điều kiện và thời gian dành cho việc học cũng không đồng đều. Những người đang làm việc trong cơ quan, xí nghiệp hoặc lao động tự do thì khơng có nhiều thời gian dành cho việc học tập. Một số học viên nhỏ tuổi chưa nhận thức được việc học, còn ham chơi.