Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo chuẩn kiến thức kĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 90 - 93)

3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể

3.2.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo chuẩn kiến thức kĩ

kĩ năng, chú trọng tính đặc thù của đối tượng

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Đề ra các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp với đặc thù của học viên Trung tâm GDTX.

Làm cho kiểm tra đánh giá thực sự là động lực giúp giáo viên dạy tốt, học viên học tốt

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Nhằm kiểm tra khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của học viên, là dịp để học viên thể hiện những khả năng, phẩm chất và rèn luyện kỹ năng. Giúp học viên nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên trong việc học tập.

Giúp cho GV có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp và hình thức dạy học nhằm tự hồn thiện hoạt động dạy, phấn đấu khơng ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Cung cấp cho Giám đốc những thông tin về thực trạng dạy và học để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

3.2.5.3. Cách thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp

Đối tượng người học chương trình GDTX cấp THPT tại các trung tâm GDTX đa phần là người lớn, người lao động và một bộ phận thanh niên không đủ điều kiện vào học các trường THPT. Điều đó địi hỏi GV phải thực sự quan tâm tìm hiểu đối tượng người học một cách chủ động, bằng nhiều phương pháp để nhận thức được đầy đủ về đối tượng, qua đó đưa ra các hình thức kiểm tra đánh giá học viên một cách phù hợp nhưng phải đảm bảo

được “tính vừa sức”.

Yêu cầu GV sau mỗi tiết dạy đều phải có câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luận căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của mơn học và bài học đó. Giáo viên kiểm tra trực tiếp học viên vào 5 phút đầu giờ học hoặc cuối của giờ học để đánh giá chất lượng giảng dạy và nhận thức của học viên trong tiết học, từ đó có các biện pháp rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời.

Đa số học viên học chương trình GDTX cấp THPT là người lao động, khơng có nhiều thời gian đầu tư vào học tập như học sinh các trường THPT. Vì vậy, để giúp học viên nắm được bài trên lớp thì qua từng giờ học, GV nên đặt các câu hỏi để kiểm tra kiến thức cũ và kiến thức mới của học viên.

Sau đó cho học viên khác nhận xét, trả lời bổ sung, GV sẽ đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm các mơn Văn, Tốn. Các mơn cịn lại sẽ căn cứ vào kết quả học tập năm học trước để lập danh sách các học viên yếu, kém cần phụ đạo thêm, nhằm bù đắp lỗ hổng về kiến thức, góp phần hạn chế tình trạng ngồi nhầm lớp của học viên.

Cải tiến cách ra đề kiểm tra, tăng cường sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan phối hợp với hình thức tự luận.

Giám sát chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá học viên của GV nhằm đảm bảo đánh giá đúng chất lượng học viên. Chú trọng các khâu: ra đề kiểm tra đảm bảo chính xác, đúng yêu cầu; coi thi kiểm tra nghiêm túc, đảm bảo trung thực, khách quan; chấm kiểm tra đúng đáp án, biểu điểm, đảm bảo thời gian; trả bài kiểm tra trên lớp công khai, minh bạch; tính điểm tổng kết chính xác. Sử dụng phần mềm quản lý điểm để quản lý và tính điểm cho học viên. Chấm dứt việc vào điểm sai quy định, tẩy xoá điểm trong sổ điểm. Coi việc đổi mới, củng cố công tác kiểm tra đánh giá học viên là một việc quan trọng cần tập trung làm tốt của trung tâm.

Yêu cầu GV khi ra đề kiểm tra phải chú ý đến số lượng câu hỏi, mức độ câu hỏi, hình thức, phương pháp hỏi phải tuỳ thuộc vào điều kiện học tập học cụ thể, trình độ học tập của học viên. Tức là đề kiểm tra phải thể hiện sự phân hoá học viên. Ví như, trong một đề kiểm tra, có câu hỏi khó dành cho học viên khá giỏi, có câu hỏi dễ, trung bình dành cho học viên yếu để phát huy năng lực học tập của học viên.

Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò của học viên - vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình kiểm tra, đánh giá. Tạo điều kiện khuyến khích học viên tham gia tích cực vào q trình tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)