Quản lý và sử dụng hiệu quả điều kiện phục vụ hoạt động dạy và học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 93 - 98)

3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể

3.2.6. Quản lý và sử dụng hiệu quả điều kiện phục vụ hoạt động dạy và học

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một thành tố cơ bản trong quá trình dạy học. Thành tố này có vai trị quan trọng như các thành tố nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, lực lượng giáo dục, kết quả và môi trường giáo dục... ; đồng thời có tác động tương hỗ đến các thành tố cấu trúc khác của quá trình giáo dục để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể (nhân cách người học).

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đóng vai trị một trong những điều kiện mang tính tất yếu để các lực lượng giáo dục trong trung tâm thực hiện được chức năng và nhiệm vụ.

Phát huy được tác dụng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong việc thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động dạy học.

Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân tham gia giáo dục về cấp phát và đóng góp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho trung tâm.

Có đủ các phương tiện và điều kiện vật chất cho việc thực hiện các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học; đồng thời góp phần thực hiện chủ trương chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục.

Tận dụng được trí tuệ và sức lực của giáo viên, học viên và các đơn vị để tạo ra TBDH nói chung và đồ dùng dạy học nói riêng.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu của hoạt động dạy học. Tổ chức sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vào hoạt động dạy học một cách có hiệu quả.Tổ chức bảo quản hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trung tâm để sử dụng lâu dài.

Tham mưu với các cấp quản lý để khi xây dựng cơ sở vật chất phải đảm bảo đúng qui cách, phù hợp với yêu cầu dạy học của cấp THPT, đảm bảo

vệ sinh học đường, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đơng, có đủ bàn ghế theo qui định về kích thước cho học viên.

Xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Cân đối về tài chính để thường xuyên bổ sung mua sắm các tài liệu tham khảo cho thư viện, các thiết bị cần thiết phục vụ dạy học, đồng thời tu bổ, sửa chữa các thiết bị cịn có thể phục vụ có hiệu quả hoạt động dạy học.

Huy động cộng đồng xã hội tham gia đóng góp ủng hộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt chú trọng trang bị hạ tầng cơ sở để phát triển công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học.

Xây dựng được nội qui sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tránh thất thốt hư hỏng. Tăng cường cơng tác quản lý, khai thác tối đa các cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

3.2.6.3. Cách thức và điều kiện thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức đối với việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Kịp thời giới thiệu các danh mục, các TBDH mà nhà sản xuất, nhà cung cấp đang có. Tập huấn phương pháp sử dụng TBDH. Có những quy định trong trung tâm vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBDH trong các giờ lên lớp. Tổ chức thường xuyên các hội thảo, hội nghị trao đổi kinh nghiệm về sử dụng TBDH đem lại hiệu quả dạy học.

Xây dựng kế hoạch, dự toán về nhu cầu trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH trước khi bước vào năm học mới: Tổ chuyên môn lập kế hoạch dạy học, trong đó có đề xuất rõ các TBDH cần sử dụng. Giám đốc lập kế hoạch chung về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho toàn trung tâm trên cơ sở tổng hợp kế hoạch của các tổ chuyên môn. Từ kế hoạch chung này giám đốc yêu

cầu mỗi tổ chuyên môn phổ biến cho GV yêu cầu khi thiết kế bài giảng phải ghi rõ TBDH phục vụ cho bài học đó.

Tổ chức sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuân thủ các yêu cầu chung, từ kế hoạch dạy học của toàn trung tâm đến kế hoạch của các tổ. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ khi có biến động về tổ chức và điều kiện khách quan. Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ nhóm huy động tốt sự ủng hộ của xã hội cho việc xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị thí nghiệm.

Cung ứng kịp thời TBDH: Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh, Sở GD&ĐT để tăng cường nguồn đầu tư, mua sắm, nâng cấp các TBDH, đồ dùng thí nghiệm cần thiết. Ưu tiên mua sắm các TBDH hiện đại như máy chiếu, máy vi tính, hệ thống nghe nhìn... Sửa chữa, cải tiến trang TBDH hiện có, bổ sung TBDH mới, thanh lý những thiết bị quá cũ.

Đào tạo cán bộ phụ trách TBDH của trung tâm. Tổ chức mời các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn sử dụng các phương tiện, trang thiết bị cho đội ngũ giáo viên, nhân viên. Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn xây dựng danh mục các bài có sử dụng thiết bị dạy học để đưa vào kế hoạch của giáo viên, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng các trang thiết bị dạy học.

Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo sự thuận lợi cho việc sử dụng TBDH. Xây dựng hệ thống phịng bộ mơn theo hướng ngày càng chun mơn hóa. Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống trường học, lớp học đảm bảo các yêu cầu: đủ ánh sáng, chống độ ẩm, ấm về mùa đông, mát về mùa hè...; Bảng, bàn ghế, chỗ ngồi phù hợp với PPDH tích cực; sân chơi, khn viên có cây xanh với tiêu chí “xanh, sạch, đẹp”. Tổ chức tốt phong trào tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học, có các hình thức động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân có ý thức tự tìm tịi, sáng tạo những đồ dùng phục vụ cho giảng dạy.

Xây dựng thư viện và phòng đọc theo hướng “chuẩn hoá”. Tăng cường số lượng, đa dạng chủng loại sách, báo... phục vụ cho GV và học viên. Phát

động phong trào đọc sách ở thư viện, ủng hộ sách cho học viên nghèo hay tặng sách cho thư viện.

Tổ chức cho GV nhất là GV mới cập nhật những kiến thức về tin học để vận dụng vào công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Vận động các lực lượng xã hội, như hội phụ huynh học viên, cựu học viên, các nhà hảo tâm ủng hộ để đầu tư nâng cấp phịng học chuẩn, phịng thí nghiệm, phịng vi tính trên cơ sở pháp luật cho phép.

Thường xuyên kiểm tra - đánh giá, xếp loại công tác quản lý, bảo quản, sử dụng TBDH theo văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên. Giám đốc thường xuyên kiểm tra việc quản lý và sử dụng TBDH bằng cách: nghe báo cáo của nhân viên phụ trách TBDH; kiểm tra sổ đăng ký sử dụng đồ dùng dạy học; dự giờ lên lớp của giáo viên; qua phỏng vấn học viên.

Hàng năm tiến hành kiểm kê, thanh lý tài sản.

Giám đốc phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng, sử dụng, bảo quản, tăng cường cơ sở vật chất của trung tâm đối với nâng cao chất lượng dạy học.

Giám đốc phải có đủ uy tín, có khả năng tham mưu, thuyết phục sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội.

Các tài sản của trung tâm phải có sổ theo dõi, định rõ giá trị, đánh giá, kiểm kê đầy đủ, có người quản lý, mượn trả rõ ràng, quy định chế độ bảo quản, trách nhiệm cho từng thành viên.

Các biện pháp nói trên cần được thực hiện một cách đồng bộ

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đủ theo kế hoạch dạy học; ngày càng tiên tiến so với yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng của trung tâm; đồng bộ về cơ cấu, chủng loại; cấp quản lý Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Giáo viên tích cực, có ý thức tự giác sử dụng TBDH; học viên tích cực kết hợp học với hành thông qua việc sử dụng TBDH.

Cán bộ TBDH có chun mơn nghiệp vụ, nhiệt tình trong cơng tác… Đội ngũ GV, nhân viên phải có trình độ nhất định về tin học, như biết sử dụng thành thạo máy tính, máy chiếu và các thiết bị liên quan.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Căn cứ vào lý luận, thực tiễn và trên cơ sở thực trạng quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở trung tâm GDTX tỉnh Điện Biên có thể đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động dạy học, đó là :

1. Tổ chức giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên hiểu rõ về trách nhiệm phải nâng cao chất lượng dạy học của trung tâm

2. Tăng cường chỉ đạo và quản lý công tác sinh hoạt tổ chuyên môn 3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động dạy của giáo viên, tạo động lực cho giáo viên tích cực trong dạy học

4. Đổi mới quản lý hoạt động học của học viên

5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo chuẩn kiến thức kĩ năng, chú trọng tính đặc thù của đối tượng

6. Quản lý và sử dụng hiệu quả điều kiện phục vụ hoạt động dạy và học

BP2 BP3 BP5 BP4 BP1 BP6

Các biện pháp đề xuất ở trên có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ và tương tác với nhau trong một chỉnh thể thống nhất nhằm tác động để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện các trung tâm GDTX trong giai đoạn hiện nay. Địi hỏi các nhóm biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của các trung tâm và tình hình địa phương nơi trung tâm đóng chân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh điện biên trong bối cảnh hiện nay (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)