1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.5. nghĩa, tác dụng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong
Ngữ văn
* Đối với giáo viên:
- Việc đặt câu hỏi mở hướng vào nội dung bài học giúp GV luôn bám sát trọng tâm bài dạy. Việc đặt câu hỏi mở phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể, từng lớp học, từng điều kiện sẽ giúp chất lượng dạy học, khơng khí học tập tốt hơn. Tránh đặt câu hỏi máy móc, tránh lạm dụng trong việc đặt câu hỏi để rơi vào tình trạng dạy học hỏi đáp đơn điệu, ít tác dụng giáo dục.
- Việc đặt câu hỏi mở giúp GV lựa chọn phù hợp PPDH mà mình sở trường, thích hợp nội dung dạy học như: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bình, hoạt động nhóm,…và lượng câu hỏi cũng vừa sức, hợp lí. Nội dung câu hỏi đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục tư tưởng, nhân cách ở HS. - Điều quan trọng nhất đối với GV là khâu soạn giáo án. Để giáo án có chất lượng phải có hệ thống câu hỏi mở chuẩn, hợp lí. Các câu hỏi trọng tâm của bài giảng có thể cho HS nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà.
* Đối với HS:
- Khâu soạn bài: HS đọc tác phẩm, chuẩn bị bài theo câu hỏi mở mà GV đã cho, đã hướng dẫn. Tùy loại câu hỏi và nội dung, yêu cầu mỗi câu hỏi, GV phân công HS chuẩn bị theo tổ, theo nhóm, hoặc theo cá nhân.
- Tham gia xây dựng bài: Khi HS chưa quen với câu hỏi mở, có thể động viên khích lệ HS bằng điểm số khi các em tham gia xây dựng bài. Câu hỏi mở sẽ tạo được khơng khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa thầy và trò để phát huy tư duy sáng tạo của HS. Hứng thú học tập là ngọn nguồn giúp cho HS cảm thụ sâu sắc giá trị của đời sống văn hoá nhân loại.
Việc phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú học tập của HS qua hệ thống câu