Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải tương thích các phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 51 - 53)

2.1. Phương hướng xây dựng hệ thống câu hỏi mở, đề mở trong dạy

2.1.5. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải tương thích các phương pháp

cử, vừa phát huy được những tri thức, kĩ năng các em đã được trang bị.

Theo PGS.TS Phạm Thị Thu Hương - Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thì: “Người có năng lực Ngữ văn là người có khả năng đọc hiểu các văn bản văn hóa thơng tin nhật dụng của đời sống, các văn bản văn học có giá trị phù hợp với trình độ của bản thân để có thể mở rộng hiểu biết, để vận dụng vào đời sống cá nhân và cộng đồng, để giải trí, để thưởng thức, bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ, làm phong phú, giàu có đời sống tâm hồn, phát triển xúc cảm nhân văn, góp phần tạo nên một con người

vừa hiểu biết về trí tuệ, vừa giàu có về trái tim”. [Đánh giá năng lực Ngữ văn của học

sinh, giaoducthoidai.vn]. Khách quan đánh giá, chúng ta nhận thấy đa phần HS THPT

hiện nay chưa đạt được yêu cầu trên. Ta không thể phủ nhận HS ngày nay nhanh nhạy hơn cha anh ngày trước, sự hiểu biết của họ về nhiều phương diện đời sống khá phong phú; song những tri thức, kĩ năng đó cịn tản mạn, chưa có tính định hướng cao và đơi khi lệch chuẩn. Vì thế, nhiệm vụ của việc KTĐG trong mơn Ngữ văn là góp phần hồn thiện năng lực Ngữ văn cho người học dựa trên những gì họ đã có, khơi dậy được năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mỹ và năng lực viết ra một cách thuyết phục những ý tưởng của mình trong giao tiếp; đồng thời, bồi đắp cho tâm hồn HS ngày càng nhân văn, tốt đẹp hơn. Việc áp dụng thường xuyên đề văn mở trong quá trình dạy học Ngữ văn sẽ dần hình thành và củng cố năng lực Ngữ văn như đã nói ở trên cho HS. Đề văn sáng tạo cũng hình thành ở người học khả năng đọc độc lập, khả năng biết tạo lập văn bản, tăng cường, khuyến khích HS tư duy phê phán và sáng tạo.

2.1.5. Hệ thống câu hỏi mở, đề mở phải tương thích các phương pháp dạy học tích cực cực

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong cuốn Tuyển tập văn học, NXB Văn học,

dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông: “Học sinh học nhiều, nhớ nhiều là điều đáng khuyến khích, nhưng nó quyết khơng phải là điều chủ yếu. Điều chủ yếu là dạy học sinh cách suy nghĩ, sáng tạo…Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong nhà trường phổ thông của ta, không nên dạy như cũ. Bởi vì dạy như cũ thì khơng những việc dạy văn không hay, mà việc đào tạo con người mới cũng khơng có kết quả. Vì vậy dứt khốt chúng ta phải có cách dạy khác. Phải dạy cho học sinh cách suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình, và diễn tả sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào là tốt nhất”[11, tr.138]. Như vậy, từ lâu các nhà phương pháp đã nêu cao quan điểm nhất thiết cần phải đổi mới PPDH Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Thực tế cho thấy việc ra đề thi máy móc, đóng kín đã tác động tiêu cực đối với PPDH. Đề thi đóng, thiếu sáng tạo sẽ khơng phát huy được trí thơng minh của HS, khơng có “đất” cho HS thể hiện sự phát triển năng lực của mình thì tất yếu HS phải học vẹt, học tủ, học ghi nhớ máy móc. Đây là lý do tại sao những HS thông minh, sáng tạo thường chán ngán học và thi Ngữ văn.

Đề thi, kiểm tra theo hướng mở sẽ góp phần quan trọng khắc phục tình trạng trên. Khi chúng ta có đề mở, đề địi hỏi HS phải có nhiều năng lực chung và chuyên biệt mới có thể giải quyết được thì tất yếu GV phải đổi mới cách thức dạy học, áp dụng những PPDH mới, tích cực hơn nhằm trang bị cho trò những kĩ năng, năng lực cần thiết; theo đó HS sẽ có hứng thú hơn với bộ mơn xã hội này, họ được rèn luyện tư duy cũng như thay đổi suy nghĩ về vai trị của mơn học cơng cụ trong cuộc sống của bản thân sau này.

Chúng ta cần hiểu khái quát về PPDH tích cực nhằm đặt chúng trong sự tương thích với việc áp dụng đề mở, đáp án mở của mơn Ngữ văn. PPDH tích cực, theo các nhà phương pháp, là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ khơng phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Một số PPDH tích cực được áp dụng ở trường phổ thơng có thể kể tới là phương pháp vấn đáp (đàm thoại), phương pháp đặt và giải

động não,…Rõ ràng, nếu môn Ngữ văn vận dụng được uyển chuyển những PPDH này thì việc trang bị cho HS những tri thức, kĩ năng, năng lực cần thiết để giải quyết đề thi mở là việc trong tầm tay.

Mỗi giờ dạy học Ngữ văn nếu đều được áp dụng những PPDH tích cực một cách hợp lí sẽ dần dần hình thành trong HS khơng chỉ niềm ham thích chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng của bộ mơn, mà cịn giúp các em được bồi đắp những tình cảm, lí tưởng và phẩm chất tốt đẹp để sống đúng đắn. Từ đó, trong các kì kiểm tra, thi cử HS tự tin với bất cứ kiểu câu hỏi, đề thi mở nào, nhất là đề thi thiên về nghị luận xã hội. Với vốn hiểu biết đa dạng về đời sống xã hội đã được trang bị qua kĩ năng làm việc nhóm, qua các hoạt động ngoại khóa,…, các em sẽ đáp ứng được các câu hỏi đòi hỏi sự liên hệ thực tế hay đề xuất những ý kiến cá nhân trước một vấn đề phức tạp, nhạy cảm nào đó trong cuộc sống.

Chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ biện chứng giữa vận dụng đề mở, đáp án mở với việc đổi mới PPDH. Nếu kiểu đề mở được áp dụng thường xuyên, HS quen thuộc và u thích lối KTĐG này thì việc đổi mới PPDH sẽ được kéo theo một cách bền vững. Đồng thời, khi các PPDH tích cực được áp dụng một cách tự nhiên, thì như một tất yếu người học cũng như người dạy sẽ coi đề thi, đáp án mở như những yếu tố khơng thể thiếu của q trình dạy học; nó giúp hồn tất một q trình dạy học bởi khâu đánh giá việc học tập của HS và làm cơ sở bắt đầu một quá trình dạy học mới cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 51 - 53)