Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng câu hỏi mở trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 43 - 46)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.6. Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng câu hỏi mở trong dạy học

lý luận trên thành hiện thực đòi hỏi người thầy ngồi tri thức khoa học cần phải có sự kiên trì, lịng u nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và phải có thêm niềm tin vào HS.

1.2.6. Đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn hiện nay hiện nay

1.2.5.1. Về phía giáo viên

Qua thực tế tìm hiểu đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy không chỉ trong thiết kế bài dạy, mà trong KTĐG thường xun, định kì, GV đã có ý thức sử dụng kết hợp câu hỏi mở với các câu hỏi hướng dẫn học bài. Tuy nhiên, việc sử dụng câu hỏi mở, đề mở chưa thành một hệ thống và chưa thường xuyên; điều này dẫn tới sự thiếu đồng bộ trong PPDH và sự thiếu thống nhất của chỉnh thể kiến thức, kĩ năng mà bài học trang bị tới HS.

Một thực tế không thể phủ nhận rằng đề truyền thống với những ưu và nhược điểm của nó đã ăn sâu vào lối thiết kế đề của nhiều thầy cô, nhất là GV nhiều tuổi. Những kiểu đề kinh điển yêu cầu HS giải thích, chứng minh, phân tích để làm rõ một ý kiến, nhận định cho trước từng được coi là mẫu mực; giờ đã đến lúc cần thay đổi lối ra đề nhằm đổi mới cách dạy cũng như cách học của cả thầy và trị. Chắc hẳn mỗi thầy cơ đều ý thức được sự cần thiết của việc đổi mới này; tuy nhiên không thể một sớm một chiều thay đổi được một thói quen làm việc bao năm nay. Có một bộ phận GV khơng thể tránh khỏi tâm lí ngại làm đề mới, lo lắng học trị khơng quen giải quyết kiểu đề mở, câu hỏi mở hoặc cá biệt có người lo khơng đảm bảo tỉ lệ điểm số. Trong các giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học, nhiều thầy cơ cịn dựa q nhiều vào câu hỏi hướng dẫn học bài hoặc chỉ triển khai những câu hỏi đó (mặc dù nhiều câu hỏi này rất hay và hiệu quả); song nếu chỉ sử dụng những câu hỏi có sẵn thì việc đổi mới PPDH sẽ khó khăn, giờ học khơng tạo được hứng thú, say mê cho HS, khơng khích lệ được tư duy sáng tạo cũng như tạo tâm lí ỷ lại cho người học. Nếu thầy cơ tích cực nêu những câu hỏi mở sẽ thu được những thông tin phản hồi tích cực từ phía HS; qua đó, GV kiểm tra được hiệu quả của việc dạy học. Việc đặt câu hỏi mở cịn có chức năng đánh giá được thành tích học tập và phân tích được các

nhược điểm của HS. Ngoài ra, chúng còn giúp GV kiểm tra mức độ đạt được của mục tiêu dạy học. Nhưng thực tế số câu hỏi mở được sử dụng chưa nhiều, còn rải rác, chưa thành hệ thống nên kết quả thu được chưa đáng kể.

Môn Ngữ văn vừa là một bộ môn khoa học vừa là môn nghệ thuật nên việc phát huy được tư duy sáng tạo ở người học rất quan trọng. Việc xây dựng câu hỏi mở trong giờ dạy học Ngữ văn và ra đề mở trong kiểm tra thi cử là rất cần thiết; làm được việc này có nghĩa thầy cơ đã tạo được một “sân chơi” bổ ích, lí thú cho học trò để các em thỏa sức bộc lộ bản thân, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng và hình thành các năng lực cần thiết.

1.2.5.2. Về phía học sinh

Mỗi giờ dạy học luôn tồn tại mối quan hệ giữa GV và HS, mối quan hệ HS và HS; tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ thứ hai nhiều khi không được thể hiện bởi giờ học chưa có các cuộc trao đổi tranh luận. Ở mối quan hệ GV và HS nhiều khi vẫn diễn ra lối truyền đạt một chiều ở thầy, trị là người tiếp thu thơng tin, ghi chép nên khơng phát huy được tính chủ thể của bản thân. Trong giờ học, có lúc GV đặt câu hỏi rồi chỉ định HS trả lời, HS hoạt động không nhiều, chưa chủ động; phần lớn các em ghi chép lại ý chính thầy cơ nói chậm vào vở, khi nghe thuyết trình nhiều HS khơng biết tóm lược nội dung chính để ghi chép.

Trong trường hợp GV tổ chức cho HS thảo luận các vấn đề được cho trước, nhiều khi việc làm việc nhóm chưa thật hiệu quả, ví dụ nhóm bốn người thì chỉ có hai HS làm việc, các em khác đóng góp rất ít hoặc hầu như khơng đóng góp gì. Khi một đại diện lên trình bày sản phẩm nhóm thì các em khá bao giờ cũng được được các bạn “cử” lên phát biểu. Như vậy, nếu được thầy cô đánh giá sẽ xảy ra tình trạng có những HS được ăn theo, không chịu suy nghĩ, ỷ lại. Nhiều HS chưa nhận thấy việc trả lời được những câu hỏi mở sẽ giúp mình rèn luyện tư duy, dẫn dắt động cơ học tập, hình thành được tri thức, kĩ năng, tạo hứng thú tìm tịi, học hỏi cho chính các em. Một số HS chưa thấy việc trả lời câu hỏi sẽ là cơ hội để các em bày tỏ ý kiến, quan điểm, tình cảm và rèn luyện kĩ năng tự biểu đạt.

Mối quan hệ HS và HS trong giờ học còn diễn ra mờ nhạt; chỉ những lớp có nhiều HS học khá bộ mơn, khi được GV khuyến khích thì cịn bộc lộ đơi chút. Các cuộc tranh luận sôi nổi với những ý kiến trái chiều nhau diễn ra cịn ít hoặc đơi khi các em ngại bộc

lộ vì sợ ý kiến của mình sai bị các bạn chế nhạo. Việc diễn đạt quan điểm tình cảm của nhiều em cịn lan man, lủng củng khiến thầy cơ và các bạn khó lĩnh hội; khả năng lập luận nhiều khi còn hạn chế, ý kiến chưa mạch lạc, lộn xộn hoặc thiếu lơ gích.

Một giờ dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả cao không thể thiếu sự xuất hiện những câu hỏi mở; khi GV thiết kế được các câu hỏi tốt sẽ như người chèo thuyền giỏi, định hướng con thuyền đi đến đích hiệu quả; cịn khi HS được rèn luyện trả lời những câu hỏi tốt sẽ không chỉ lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng cần đạt của bài học mà quan trọng các em được rèn luyện khả năng tư duy, thói quen bộc lộ quan điểm, thuyết phục người khác. Từ đó, HS có thể giải quyết tốt các câu hỏi, đề văn mở trong các bài kiểm tra, thi cử. Khi thầy cô tổ chức tốt việc trả lời những câu hỏi mở trong mỗi giờ dạy học có nghĩa thầy cơ đã tích cực đổi mới PPDH, đặt HS của mình vào những tình huống buộc họ phải tự tư duy để giải quyết vấn đề, hoạt động của HS được tích cực hóa, phát huy được tiềm lực sáng tạo của họ và nhất là nhen lên niềm ham thích bộ mơn trong HS.

Tiểu kết Chương 1

Như vậy, chương một đã xây dựng được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho

luận văn mang tên “Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học Ngữ văn

THPT”. Từ cơ sở lí luận, chúng tơi đã xác định được vai trị của việc xây dựng câu

hỏi trong dạy học Ngữ văn, từ đó thấy được vai trò của câu hỏi mở, đề văn mở trong dạy học văn ở nhà trường phổ thông thế kỉ XXI. Dựa trên những lí thuyết về đặc điểm của câu hởi mở, đề văn mở được nêu ở chương một, chuyển sang chương hai, chúng tôi sẽ đề xuất phương hướng xây dựng câu hỏi mở, đề văn mở trong dạy học Ngữ văn ở THPT. Phần cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã điểm lại những đặc điểm của mơn Ngữ văn THPT để từ đó có tiền đề đề xuất những đổi mới trong đặt câu hỏi và ra đề văn mở. Chúng tôi cũng khảo sát những ý kiến tiêu biểu về vấn đề đổi mới KTĐG và thực tế xây dựng câu hỏi mở trong dạy học và thi cử mơn Ngữ văn; từ đó có những đánh giá sơ bộ về thực trạng sử dụng câu hỏi mở hiện nay trong dạy học bộ môn. Chương một sẽ là tiền đề cơ sở để chúng tôi đề xuất những phương hướng xây dựng hệ thống câu hỏi, đề văn mở có thể áp dụng hiệu quả trong dạy học và trong thi cử đánh giá bộ môn Ngữ văn.

CHƯƠNG 2

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG ĐỀ MỞ, ĐÁP ÁN MỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)