Đối với bài kiểm tra thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 54 - 64)

2.2. Xây dựng hệ thống đề mở, đáp án mở cho quá trình dạy học Ngữ

2.2.1. Đối với bài kiểm tra thường xuyên

2.2.1.1. Bài kiểm tra hệ số một

Bài kiểm tra hệ số một là một dạng đánh giá thường xuyên trong hoạt động dạy học. Bài kiểm tra này được thực hiện qua hình thức kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết (thường gọi là kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút), việc kiểm tra được tiến hành trong tất cả các thời điểm của tiết học (kiểm tra đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ), trong tất cả các hoạt động của tiến trình học tập (kiểm tra bài cũ, tìm hiểu bài

mới, vận dụng kiến thức, củng cố bài học). Là một hình thức kiểm tra thường xuyên nên bài kiểm tra hệ số một cho phép đánh giá khả năng tiếp thu bài học đang diễn ra và những nội dung học tập có liên quan đến bài học, giúp GV nhanh chóng nắm bắt tình hình học tập, trình độ nhận thức của HS để có những đánh giá bước đầu về mức độ kiến thức, kĩ năng, thái độ của HS mà có những điều chỉnh cần thiết cho việc dạy học tiếp theo. Việc kiểm tra miệng, 15 phút còn rèn cho HS năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra một cách nhạy bén và nhanh gọn, HS phải có khả năng tổng hợp tri thức, kĩ năng trong một thời gian ngắn, đáp ứng đúng yêu cầu được hỏi của đề bài, trình bày súc tích, khoa học. Đây cũng là một trong những phẩm chất của con người trong xã hội ngày nay.

Để biên soạn đề kiểm tra theo hướng mở (trong đó có bài kiểm tra hệ số một), ta cần thực hiện theo qui trình ra đề kiểm tra; song sự khác biệt giữa qui trình ra đề thơng thường và qui trình ra đề mở là ở khâu biên soạn câu hỏi theo ma trận và xây dựng thang điểm và đáp án đều theo hướng mở. Vì thế, người GV sẽ phải học hỏi, nâng cao kỹ năng ra đề ở những phần quan trọng này. Tuy nhiên, nó vẫn phải tuân theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra:

Đề kiểm tra hệ số một là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS khi đang học và sau khi học xong một bài, một chủ đề hay một chương nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Cụ thể ở đây nhằm đánh giá mức độ tiếp thu tức thời của HS để có điều chỉnh kịp thời trong quá trình dạy học.

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra:

Đề kiểm tra hệ số một có các hình thức sau: - Đề kiểm tra tự luận.

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Để có dạng đề mở với mơn Ngữ văn, ở đây, chúng ta sẽ chọn hình thức đề kiểm tra tự luận.

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra (đối với đề nhiều câu hỏi): Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận:

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề qui định.

Để các câu hỏi tự luận biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn các câu hỏi thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình.

- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.

- Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới. - Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo.

- Câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.

- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến HS.

- Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm thông tin. Bước 5: Xây dựng đáp án và thang điểm: Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nội dung: khoa học và chính xác.

- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn, dễ hiểu. - Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

- Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội dung cũng như cách trình bày.

- Đối chiếu câu hỏi với ma trận đề kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng.

- Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương trình và trình độ của học sinh.

Với những yêu cầu trên, chúng tôi xin được đề xuất một số đề và đáp án của bài

kiểm tra hệ số một như sau:

Đề 1: Câu hỏi và đáp án kiểm tra 15 phút sau khi học xong bài “Chiếc thuyền

ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu: * Câu hỏi:

Về nhận thức mới của nhân vật Phùng sau chuyến đi chụp ảnh.

- Yêu cầu về kĩ năng: HS có thể trình bày ý kiến theo từng ý hoặc viết thành đoạn văn. Diễn đạt rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu; tỏ ra có kĩ năng đọc - hiểu văn bản, cảm thụ tốt, lập luận thuyết phục.

- Yêu cầu về kiến thức: HS có thể nêu ý kiến theo nhiều cách khác nhau, song cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:

+ Đến vùng biển miền Trung để chụp ảnh, phóng viên Phùng vừa được chiêm ngưỡng “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” (đó là hình ảnh con thuyền ngồi xa), lại vừa chứng kiến một sự thật trần trụi, khắc ngiệt của hiện thực đời sống. Hai cảnh đó trái ngược nhau, đến cùng một lúc, khiến cho nhận thức trong Phùng bị đảo lộn. Điều này thể hiện rõ ấn tượng trong đầu anh khi nhìn ngắm lại bức ảnh đã chụp được.

Cần chú ý hai từ “ngắm kĩ” (theo Từ điển Tiếng Việt, tr. 666,“ngắm” là: nhìn kĩ, nhìn mãi cho thỏa lịng u thích) và “nhìn lâu” (theo Từ điển Tiếng Việt, tr. 713

“nhìn” là: đưa mắt vào một hướng nào đó để thấy). Nghệ sĩ Phùng nhờ “ngắm kĩ”, “nhìn lâu” vào tác phẩm nghệ thuật của mình, bỗng ngộ ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật săn lùng cái đẹp là đúng đắn, nhưng không chỉ chú ý mỗi ngoại cảnh mà phải chú ý đến cả cuộc đời, con người, hướng đến số phận con người để phản ánh.

+ Mặt khác, khi phản ánh cuộc sống, nghệ sĩ không thể đơn giản hay sơ lược trong nhìn nhận, đánh giá sự việc. Bởi nếu nhìn từ xa và từ bên ngồi thì chiếc thuyền ngồi xa là “một cái đẹp tuyệt đỉnh”, nhưng nhìn gần và nhìn sâu vào bên trong thì thấy đầy đủ sự thật trần trụi, khắc nghiệt về cuộc sống của những người dân chài và cả những “những hạt ngọc tâm hồn người” ẩn chìm sau cái bề ngồi thơ kệch, lam lũ của họ. Văn học nghệ thuật địi hỏi nghệ sĩ nhìn cuộc đời bằng trái tim, tấm lòng thiết tha với con người và bằng một bản lĩnh trung thực, dũng cảm. Đề 2:

* Câu hỏi:

Nét độc đáo của Hồ Xuân Hương trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình

qua bài “Tự tình, II”.

* Đáp án:

- u cầu về kĩ năng: HS có thể trình bày ý kiến theo từng ý hoặc viết thành

có kĩ năng đọc hiểu văn bản, cảm thụ tốt, biết so sánh với các văn bản cùng thời kì,

lập luận thuyết phục.

- Yêu cầu về kiến thức: HS có thể nêu ý kiến theo nhiều cách khác nhau, song cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:

+ Tác giả thành công trong việc bộc lộ nỗi niềm của chủ thể trữ tình qua thể thơ thất ngôn bát cú luật Đường bằng Tiếng Việt; sử dụng độc vận “ôn” rất thuần Việt thể hiện sự tài tình trong diễn tả nội tâm; hình ảnh thơ giản dị mộc mạc mà có nét cổ điển; từ thuần Việt được kết hợp thần tình kì diệu để biểu đạt cảm xúc.

+ Văn bản sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ quen thuộc trong thơ luật Đường: nghệ thuật đối, đảo ngữ, hình ảnh tượng trưng, nghệ thuật tăng tiến, biến hóa trong nhịp ngắt….

+ Tiếng nói của Hồ Xuân Hương là tiếng nói độc đáo của một tác giả nữ táo bạo lên tiếng bảo vệ giới của mình. Đó là tiếng lịng vừa nồng ấm, đầy khát vọng dù nhiều thiệt thịi, buồn tủi, vừa là tiếng nói đầy bản lĩnh, thậm chí đáo để, chua chát; song vượt lên tất cả là một lời kêu cứu đầy tình nhân văn trước số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Đề 3:

* Câu hỏi:

Tiếng khóc trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu) là tiếng

khóc cao cả, mang tính sử thi. Theo anh /chị, đó là tiếng khóc những đối tượng nào?

* Đáp án:

- Yêu cầu về kĩ năng: HS có thể trình bày ý kiến theo từng ý hoặc viết thành đoạn văn. Diễn đạt rõ ràng, khơng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ, đặt câu; tỏ ra có kĩ năng đọc hiểu văn bản, cảm thụ tốt, lập luận thuyết phục.

- Yêu cầu về kiến thức: HS có thể nêu ý kiến theo nhiều cách khác nhau, song cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản như sau:

+ Bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc cao cả, mang tính sử thi. Tiếng khóc này hướng tới nhiều đối tượng: trước hết là khóc cho những nghĩa sĩ nơng dân vì lịng mến nghĩa đứng lên xông trận đánh Pháp và sớm “da ngựa bọc thây”. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Trung đại Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa họ lên vị trí xứng đáng với tầm vóc của họ ngồi đời. Chân dung các nghĩa sĩ

được khắc tạc thành bức tượng đài nghệ thuật sừng sững để muôn đời sau ngưỡng mộ, tôn vinh.

+ Đây cịn là tiếng khóc cho những người cịn sống (mẹ già ngồi khóc trẻ, vợ

yếu chạy tìm chồng,…); khóc cho q hương đất nước trong cảnh ngộ đau thương,

tăm tối (Đối sơng Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng, quăng vùa hương, xô bàn

độc, bữa thấy bòng bong che trắng lốp,…..).

+ Nhà văn đã thay mặt nhân dân, dân tộc để viết những lời ai vãn thống thiết, vừa xót thương, than tiếc, vừa bày tỏ lòng khâm phục, tơn thờ. Vì thế đây là tiếng khóc của cả dân tộc, tiếng khóc mang tính thời đại, tính sử thi. Bài văn có giá trị lịch sử, hiện thực và trữ tình lớn.

Đề 4: (Kiểm tra miệng)

Câu hỏi:

Anh/ chị hãy chỉ ra nét khác biệt trong ngơn ngữ riêng của hai ngịi bút kí sự qua

văn bản “Vào phủ chúa Trịnh”(Trích Thượng kinh kí sự”) của Lê Hữu Trác và “Cha

tơi”(Trích “Đặng Dịch Trai ngơn hành lục”của Đặng Huy Trứ)?

Đáp án:

HS biết vận dụng lí thuyết bài “Ngơn ngữ chung và lời nói cá nhân” để tìm ra

nét riêng trong sử dụng ngơn ngữ kí sự của hai văn bản, cụ thể như sau:

Vào phủ chúa Trịnh Cha tôi

- Ngồi tính chất kí sự cịn có tính chất nhật kí, hồi kí, kí ghi người ghi việc.

- Giúp người đọc hình dung ra sự việc như tác giả đã từng mắt thấy, tai nghe: cảnh sinh hoạt xa hoa, vương giả, hưởng thụ của nhà chúa và việc chữa bệnh cho thế tử Cán của ơng già Lê Hữu Trác. - Qua đó, người viết kí sự biểu lộ thái độ gián tiếp với nhà chúa và tình hình chính trị phức tạp của các triều đại phong kiến nước ta thế kỉ 18. Đồng thời, nhân vật “tôi” ngầm đưa ra quan điểm sống đối

- Là kí tự thuật, ghi lại những sự kiện, kỉ niệm trong cuộc đời tác động đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người viết. - Chia sẻ cùng người đọc những lời nói, việc làm của người cha có tác động thay đổi cuộc đời, con người mình.

- Ngơn ngữ kí sự gián tiếp thể hiện tình cảm của người viết với người cha đáng kính của mình; nhờ cha mà tác giả có được những bài học quí báu về nhân sinh.

2.1.2.2. Bài kiểm tra hệ số hai

Vì ở chương trình giáo dục THPT, ở cả ba khối lớp, bài kiểm tra làm văn trong 45 phút đều yêu cầu dạng văn nghị luận xã hội (bài kiểm tra hệ số hai có thể yêu cầu làm trong 90 phút; song, vì bên dưới chúng tơi có đề xuất đề kiểm tra định kì thời lượng 90 phút, nên phần này xin phép chỉ đề cập đến bài kiểm tra có thời lượng 45 phút). Do vậy, ở đây chúng tơi xin được đưa ra một số ví dụ về đề kiểm tra Ngữ văn theo hướng mở là các đề bài cho dạng văn nghị luận xã hội.

Đề số 1: Về hiện tượng quên nói lời cảm ơn, xin lỗi của một bộ phận bạn

trẻ hiện nay.

- Bước 1: Mục đích của đề kiểm tra này là:

+ Về nội dung: Kiểm tra được những hiểu biết của học sinh về vấn đề văn hóa giao tiếp, nếp sống văn minh, thanh lịch. Đây là một vấn đề có ý nghĩa giáo dục, rèn luyện thói quen tốt, rất thiết thực đối với đời sống của chính các em.

+ Về thái độ: Nhận ra quan điểm và thái độ của học sinh đối với vấn đề văn hóa giao tiếp, nếp sống văn minh, thanh lịch. Từ đó hình thành ở các em kỹ năng sống và ứng xử với mọi người một cách có văn hố.

+ Về kỹ năng: Đề này còn tạo cơ hội cho học sinh nhìn nhận lại bản thân và những người xung quanh trước một thói quen tạo nên bộ mặt văn hóa trong giao tiếp. HS rèn được cách trình bày ý kiến dưới dạng một bài văn nghị luận xã hội.

- Bước 2: Hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra tự luận. - Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra:

Mức độ Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Chủ đề: Một nếp sống thanh lịch.

Nhận ra vấn đề giao tiếp thiếu thanh lịch của một bộ phận không nhỏ bạn trẻ. Biết được những thực trạng không đẹp trong giao tiếp, ứng xử của những con người được học hành đầy Vận dụng những hiểu biết của mình về văn hóa giao tiếp, ứng xử có

văn hóa trong

cộng đồng và kỹ năng làm văn nghị luận xã hội để

đủ, sống trong xã hội hiện đại.

hoàn thành một bài văn theo yêu cầu trên. Tổng số câu: 1 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 20% = 2 40% = 4 40% = 4 100% = 10

- Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận:

Vì dung lượng kiểm tra trong 45 phút nên sẽ chỉ phù hợp với một vấn đề. Vì thế đề sẽ được biên soạn gồm một câu hỏi.

Vì biên soạn đề theo hướng mở nên GV cần đầu tư cho câu hỏi, sao cho câu hỏi vừa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra cho câu hỏi tự luận nhưng vẫn phải đảm bảo tính mở của đề.

- Bước 5: Xây dựng đáp án và biểu điểm chấm: do đây là dạng đề mở nên cần có đáp án mở tương ứng:

Cụ thể: Học sinh có thể bố cục theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng được một số nội dung sau:

Y1: Hiện trạng quên nói lời cảm ơn, xin lỗi trong một bộ phận HS hiện nay (2điểm).

Y2: Nguyên nhân của thực trạng giao tiếp thiếu thanh lịch đó: Do ý thức của con người, do giáo dục gia đình, xã hội

(2điểm) Y3: Những hậu quả của hiện tượng trên. (Hậu quả về các mặt cơ bản: bị

người khác đánh giá thấp, thiếu tự tin vì nhận thấy mình khơng thanh lịch, ảnh hưởng xấu tới các em nhỏ,...)

(2điểm)

Y4: Các giải pháp để khắc phục tình trạng giao tiếp khơng văn hóa. (Giải pháp từ giáo dục nhà trường, xã hội, gia đình, từ thái độ của mỗi con người,...)

(2đ) Y5: Ý kiến của bản thân học sinh.

Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng, vì thế, GV cần linh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông (Trang 54 - 64)